Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 116 - 121)

- Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH: theo quy định,

2.4.2Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

28 Giáo trình lý luận và phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự – Trường Đại học CSND, Hà Nộ

2.4.2Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Trong chỉ huy, chỉ đạo quan hệ phối hợp điều tra vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài thiếu tập trung, thống nhất: mối quan hệ này chỉ được thể hiện rõ nét trong một số hoạt động điều tra hoặc bằng hình thức yêu cầu xác minh, trong trường hợp đó vai trò chỉ huy điều hành mối quan hệ phối hợp của người chỉ huy mới được thể hiện cụ thể; trong các trường hợp khác chỉ huy mối quan hệ phối hợp chỉ là việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng lực lượng nghiệp vụ. Nguyên nhân là do cơ chế thực hiện chức năng, nhiệm vụ chưa được phân định rõ ràng giữa các lực lượng, giữa các cấp Công an, giữa các cấp trong cùng một lực lượng, giữa các đơn vị chưa quy định cụ thể trong thực hiện nhiệm vụ chung, cơ chế tổ chức, hoạt động của các lực lượng nghiệp vụ còn những điểm chưa hoàn chỉnh từ phân công, phân cấp đến cơ chế tổ chức gắn với chiến đấu, cơ chế thông tin báo cáo chưa đáp ứng được yêu cầu chỉ huy, chỉ đạo trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Khi có yêu cầu phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ thì các Điều tra viên thường gặp gỡ, trao đổi hoặc khai thác kết quả công tác của các lực lượng nghiệp vụ khác một cách riêng rẽ. Tính chất phối hợp ở đây phổ biến mang tính tự phát, nhất thời, không có kế hoạch phối hợp cụ thể dẫn đến mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra với các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài hiệu quả chưa cao. Không đảm bảo được sự chỉ huy, chỉ đạo mối quan hệ phối hợp, nhất là việc kiểm tra đôn đốc thực hiện mối quan hệ phối hợp. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân là người chỉ huy của từng lực lượng nghiệp vụ chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ của lực lượng mình một cách chủ động, nhưng lại thụ động trong phối hợp hoạt động với các lực lượng nghiệp vụ khác. Cộng với tình trạng chưa phân định rõ ràng

chức năng của từng lực lượng, một bộ phận cán bộ chiến sỹ có tư tưởng cát cứ, cục bộ, chỉ chú ý đến lợi ích của bộ phận mình, lực lượng mình; đó cũng là yếu tố bất lợi cho hoạt động chỉ huy, điều hành mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến những hạn chế trong lãnh đạo, chỉ huy mối quan hệ phối hợp là hiện nay Công an Bà Rịa - Vũng Tàu chưa có quy định, quy chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động phòng ngừa, điều tra các vụ án có yếu tố nước ngoài, trong đó có các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Do đó, thiếu căn cứ cụ thể để chỉ huy, chỉ đạo quan hệ phối hợp.

- Trong tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra và các lực lượng nghiệp vụ khác còn thiếu tính chiến đấu, nghiệp vụ: Việc tiếp nhận, xử lý tin báo về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài ở một bộ phận cán bộ, chiến sỹ còn có thái độ đùn đẩy, hời hợt, hành chính… một số trường hợp lực lượng Công an phường sau khi tiếp nhận tin báo, tố giác chỉ ghi vào sổ sách, báo cáo trực chỉ huy mà không kịp thời áp dụng các biện pháp khẩn cấp ban đầu, báo ngay cho cơ quan điều tra. Một điểm bất cập trong quy trình chuyển tin hiện nay là: phòng PC 14 là cơ quan có thẩm quyền và nhiệm vụ điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trong thực tế khi các vụ án xẩy ra, Công an phường tiếp nhận tin báo; sau khi ghi nhận, Công an phường chuyển tin báo cho đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố Vũng Tàu, tại đây đội Điều tra xem xét, đánh giá và chuyển tin cho phòng PC14. Như vậy, phải mất rất nhiều thời gian, thực tế cho thấy có những vụ khi Điều tra viên tới hiện trường thì dấu vết đã bị biến dạng, không

thể áp dụng các biện pháp cấp bách để bắt giữ kẻ phạm tội, truy tìm tài sản bị chiếm đoạt, người bị hại đã về nước… ảnh hưởng đến kết quả điều tra, trong khi 88,23% tin báo, tố giác về vụ án được Công an phường tiếp nhận ban đầu; nguyên nhân là do việc hướng dẫn nghiệp vụ, phương pháp tiếp nhận tin báo, tố giác về tội phạm có yếu tố nước ngoài đối với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH chưa được tiến hành thường xuyên dẫn đến tình trạng Công an phường, Cảnh sát quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT gặp nhiều lúng túng trong tiếp nhận tin, xử lý tin. Mặt khác, một số Điều tra viên, CSKV chưa nhận thức đúng, đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tiếp nhận và xử lý tin báo, thiếu tính chiến đấu, tính nghiệp vụ coi đây chỉ là hành chính đơn thuần; chế độ quản lý, tổ chức, phân công trách nhiệm giữa các lực lượng nghiệp vụ trong tiếp nhận và xử lý tin còn thiếu chặt chẽ, chưa có quy trình, quy định cụ thể để kiểm tra, chỉ đạo. Một nguyên nhân khách quan là, kiến thức pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; những “rào cản” đối với người nước ngoài (ngôn ngữ, sự hiểu biết về pháp luật Việt Nam …) nên họ chưa thấy rõ trách nhiệm pháp lý của mình trong việc tố giác tội phạm. Do vậy, rất nhiều vụ trộm xẩy ra, nhất là những trường hợp giá trị tài sản không lớn, nhưng người bị hại, những người biết việc không trình báo và cơ quan Công an không phát hiện được đã dẫn đến bỏ sót tội phạm; thống kê về tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thiếu chính xác, việc đánh giá, phân tích tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài gặp nhiều khó khăn, thậm chí không đúng với thực tế.

- Hoạt động trao đổi thông tin giữa Cơ quan điều tra (PC14) và lực lượng nghiệp vụ tham gia vào quá trình điều tra chưa chủ động, thường xuyên, thiếu cụ thể; thường phụ thuộc vào tình huống, sự vụ: lực lượng Cảnh sát

QLHC về TTXH còn lúng túng, thiếu định hướng trong công tác tổ chức nắm tình hình về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Trong quá trình trao đổi thông tin vẫn còn tình trạng Điều tra viên chưa thật sự tin tưởng vào CSKV hoặc còn tư tưởng cát cứ địa bàn, đối tượng; CSKV, Trực ban hình sự Công an phường chỉ trao đổi những nội dung mà Điều tra viên yêu cầu, chưa chủ động cung cấp thông tin có ý nghĩa khám phá vụ án. Hoạt động trao đổi thông tin chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, CSKV vẫn quan niệm sau khi báo tin, bàn giao hồ sơ ban đầu cho Cơ quan điều tra là hết nhiệm vụ. Những tin tức là CSKV, Cảnh sát quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT cung cấp, sau khi lực lượng Cảnh sát điều tra sử dụng thiếu sự trao đổi trở lại làm cho lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH thiếu nhiệt tình phối hợp trong thu thập và cung cấp thông tin. Trong lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH còn tình trạng chia tin, giữ độc quyền những tin có giá trị. Nguyên nhân của tình trạng trên là một bộ phận CSKV, Trực ban hình sự Công an phường ở thành phố Vũng Tàu chưa nhận thức đầy đủ về chức năng, nhiệm vụ của mình, chưa thấy được ý nghĩa của việc trao đổi thông tin với quá trình điều tra vụ án. Đối với phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, có nơi, có lúc chưa thật sự tin tưởng vào lực lượng QLHC về TTXH trong quá trình phối hợp, sợ lộ bí mật quá trình điều tra; không ít trường hợp thông tin liên quan đến vụ việc, đối tượng điều tra, Điều tra viên, Trinh sát trao đổi với lực lượng QLHC về TTXH một cách nhỏ giọt, không đầy đủ.

- Một số nhiệm vụ “chuyên môn” của từng lực lượng chưa được thực hiện có hiệu quả; sử dụng kết quả đó trong quan hệ phối hợp điều tra, khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài đã ảnh hưởng kết quả chung là tỷ lệ điều tra, khám phá án rất thấp:

Nguyên nhân trước hết phải kể đến là các đơn vị nghiệp vụ thiếu biên chế, thậm chí có những đồng chí phải kiêm nhiệm, thực hiện hai nhiệm vụ khác nhau. Phòng PC21, chưa có đội Tham mưu tổng hợp, 2 cán bộ đội Khám nghiệm phải kiêm nhiệm công tác tổng hợp của phòng; các đội của phòng PC14 đều thiếu Điều tra viên; lực lượng CSKV Công an phường phải quản lý địa bàn với số hộ gấp 2 lần so với quy định của Điều lệnh CSKV. Về mặt chủ quan, năng lực của một bộ phận cán bộ chiến sỹ còn những hạn chế nhất định, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ; hiện trạng “Điều tra viên điều tra các vụ án có liên quan đến người nước ngoài; Cảnh sát khu vực quản lý địa bàn có người nước ngoài… nhưng không biết ngoại ngữ” còn phổ biến; một số không được đào tạo cơ bản nên chưa đáp ứng được nhiệm vụ trong tình hình mới. Những hạn chế của từng chủ thể quan hệ phối hợp cũng ảnh hưởng đến hiệu quả quan hệ phối hợp. Cụ thể là, đối với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH chưa làm tốt công tác chuyên môn, hoạt động quản lý còn nặng về hình thức, trên sổ sách, giấy tờ, có ghi nhận nhưng thực tế lại không nắm được; hoạt động phòng ngừa ở địa bàn dân cư chưa cao, công tác tổ chức vận động quần chúng bảo vệ ANTT chỉ dừng lại ở mức độ phong trào, theo từng đợt vận động chưa duy trì lâu dài và ăn sâu vào đời sống dân cư. Công tác quản lý đối tượng còn nhiều sơ hở thiếu trọng tâm trọng điểm “Công tác quản lý đối tượng là gái mại dâm, đặc biệt là số đối tượng từ các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc tù tha về còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ và chưa được giáo dục thường xuyên29”, xây dựng cơ sở bí mật của Công an phường chưa đạt hiệu quả cao, chủ yếu là đáp ứng chỉ tiêu về số lượng, về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu… Đối với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH công tác sưu tra, điều tra cơ bản nhất là địa bàn trọng điểm, hệ loại đối tượng chưa

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 116 - 121)