0
Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Điểm 23, Mục I (Về hình sự) Thông tư số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 6 năm 2002 của Tòa án nhân

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 33 -45 )

Từ thực tiễn hoạt động điều tra hiện nay cho thấy, trong nhóm các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra bao gồm:

+ Các vụ án có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

+ Các vụ án mà người thực hiện hành vi phạm tội là người có chức vụ, địa vị trong xã hội.

+ Các vụ án mà người thực hiện hành vi phạm tội là cán bộ, chiến sỹ Cảnh sát nhân dân.

+ Các vụ án có yếu tố nước ngoài.

Như vậy, các vụ án có yếu tố nước ngoài trong đó có các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài do cơ quan Cảnh sát điều tra cấp tỉnh tiến hành điều tra.

- Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp tỉnh.

Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:

- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.

- Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội trên địa bàn cấp huyện.

Như vậy lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội được tổ chức từ trung ương (Bộ Công an) đến Công an cấp huyện, thực hiện nhiệm vụ điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc

thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân. Để thực hiện được nhiệm vụ điều tra, làm rõ các vụ án theo thẩm quyền do pháp luật quy định, trong đó có các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài đòi hỏi lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội phải triệt để sử dụng các biện pháp, phương tiện mà Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự quy định; đồng thời phát huy kết quả hoạt động nghiệp vụ của các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân thông qua quan hệ phối hợp thực hiện nhiệm vụ.

1.2.2.2 Các lực lượng nghiệp vụ khác với vai trò tham gia phối hợp trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài

Các lực lượng nghiệp vụ khác trong Công an nhân dân tham gia trực tiếp hoặc gián vào hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài có nhiều cơ quan, đơn vị nghiệp vụ khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi đề tài, chúng tôi nghiên cứu một số lực lượng tham gia trực tiếp vào các hoạt động điều tra, có quan hệ phối hợp trực tiếp với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.

Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội: Lực lượng

Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội có chức năng thực hiện công tác QLHC về TTXH theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của ngành Công an góp phần phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn hoạt động của bọn tội phạm và hành vi vi phạm trật tự an toàn xã hội. Nội dung quản lý bao gồm: quản lý cư trú, quản lý người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước; cấp phát quản lý chứng minh nhân dân và giấy tờ đi lại khác; quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT; quản lý các phương tiện đặc biệt; tổ chức giữ gìn trật tự công cộng, công tác phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra, Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội còn có nhiệm vụ tổ chức thực

hiện công tác quản lý, giáo dục đối tượng ở địa bàn cơ sở; xây dựng lực lượng quần chúng nòng cốt bảo vệ ANTT, phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc… Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng quản lý, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH được bố trí từ trung ương đến cơ sở. Ơû Bộ Công an có Cục Cảnh sát QLHC về TTXH; Công an tỉnh, thành phố có phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, ở các thành phố lớn có phòng Cảnh sát Trật tự riêng. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có đội Cảnh sát QLHC về TTXH; Công an các quận thuộc các thành phố lớn có đội Cảnh sát Trật tự và Công an các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có đội Công an phụ trách xã về ANTT. Cấp cơ sở là lực lượng Công an phường mà nòng cốt là Cảnh sát khu vực trực tiếp quản lý con người, quản lý địa bàn. Chính vì vậy, có thể xác định quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, khả năng của các biện pháp, phương tiện để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong những tình huống cụ thể của hoạt động điều tra. Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, quan hệ phối hợp hướng tới thực hiện mục đích chung trong hoạt động điều tra là nhanh chóng khám phá, làm rõ sự thật vụ án đã xảy ra. Lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH với chức năng quản lý địa bàn, quản lý con người, quản lý đối tượng… giữ vai trò quan trọng trong phòng ngừa, phát hiện tội phạm, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Từ việc nhận thức về vai trò của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trong công tác quản lý nhà nước về ANTT nói chung, tham gia phối hợp với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng là một bộ phận trong hệ thống quan hệ phối hợp của cơ quan điều tra với lực lượng nghiệp vụ để thực hiện những nhiệm vụ cơ bản:

- Thu thập, nghiên cứu, đánh giá dấu vết trong quá trình khám nghiệm hiện trường.

- Truy bắt đối tượng gây án theo dấu vết nóng.

- Xác định người bị hại, người làm chứng và những người có liên quan. - Truy tìm vật chứng, phương tiện gây án và tài sản có liên quan. - Xác định thủ phạm.

- Ngăn chặn tội phạm, bố trí bắt quả tang các đối tượng chuẩn bị và đang gây án.

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nhất là biện pháp bắt người trong trường hợp khẩn cấp và bắt tạm giam.

- Tổ chức và tiến hành các biện pháp điều tra.

Lực lượng kỹ thuật hình sự: là lực lượng áp dụng kỹ thuật hình sự vào

thực tế của cuộc đấu tranh và phòng ngừa tội phạm. Vì vậy, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như cơ chế tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ cán bộ… trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, thủ đoạn hoạt động của bọn tội phạm ngày càng tinh vi và xảo quyệt điều đó càng đòi hỏi vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng Kỹ thuật hình sự trong phòng ngừa, phát hiện điều tra tội phạm. Đối với công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm lực lượng Kỹ thuật hình sự góp phần phát hiện phương thức, thủ đoạn phạm tội, các nguyên nhân, điều kiện xẩy ra các vụ việc, những sơ hở thiếu sót trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm để từ đó đề ra các biện pháp hiệu quả. Đối với quá trình điều tra khám phá tội phạm, lực lượng Kỹ thuật hình sự góp phần thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết, diễn biến của sự việc đã xẩy ra nhằm xác định có tội phạm hay không? nguyên nhân, điều kiện, hậu quả tác hại và xác định thủ phạm… Theo Quyết định 1967/QĐ của Tổng cục xây dựng lực lượng CAND ngày 23/1/1992, thì Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập phòng

Kỹ thuật hình sự (PC21). Nhiệm vụ cơ bản của phòng Kỹ thuật hình sự là khám nghiệm hiện trường các vụ việc có tính hình sự theo yêu cầu an ninh điều tra và Cảnh sát điều tra cấp tỉnh và giám định các loại dấu vết, công cụ, đường vân, giám định chữ viết, tài liệu kỹ thuật, giám định sinh học, giám định ma túy…

Lực lượng An ninh nhân dân: là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp bảo

vệ an ninh quốc gia; lực lượng An ninh nhân dân vừa thực hiện những nhiệm vụ chung của Công an nhân dân, đồng thời vừa thực hiện những nhiệm vụ đặc thù của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật. Lực lượng An ninh nhân dân thực hiện các nhiệm vụ: tiến hành các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia; hoạt động tình báo theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa- tư tưởng, an ninh thông tin, tham gia thẩm định quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội liên quan đến bảo vệ an ninh quốc gia; thực hiện quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam; quản lý về bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia ở biên giới, cửa khẩu theo quy định của pháp luật… trong phạm vi đề tài, để thực hiện nhiệm vụ quan hệ phối hợp với Cơ quan Cảnh sát điều tra trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, chúng tôi nghiên cứu về lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh với chức năng thực hiện quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam. Trên cở sở chỉ đạo của Tổng cục An ninh, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh (Cục quản lý xuất nhập cảnh) xem xét nhân sự, cấp giấy phép nhập cảnh cho người nước ngoài; cấp gia hạn, sửa đổi bổ sung, hủy bỏ các loại giấy tờ có liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài;

thực hiện việc kiểm soát và làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài tại các cửa khẩu quốc tế; trực tiếp kiểm tra hoặc hướng dẫn Công an tỉnh, thành phố kiểm tra, xử lý người nước ngoài tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân Việt Nam vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú; ban hành và thống nhất quản lý các biểu mẫu phục vụ cho yêu cầu quản lý xuất nhập cảnh, cư trú của người nước ngoài trong toàn quốc; thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Về phối hợp công tác giữa đơn vị nghiệp vụ với đơn vị quản lý xuất nhập cảnh:

+ Đơn vị quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm phối hợp giải quyết các yêu cầu của các đơn vị nghiệp vụ quản lý hệ đối tượng, quản lý địa bàn, mục tiêu, tuyến, điểm theo chức năng của Bộ Công an quy định và của Công an cấp tỉnh.

+ Công an tỉnh, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an khi có yêu cầu A18 hoặc PA18 phối hợp để phục vụ công tác nghiệp vụ (như ưu tiên giải quyết thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, thực hiện đối sách, phiên dịch, biện pháp nghiệp vụ khẩn cấp…) phải có công văn gửi A18 hoặc PA18, trường hợp cần thiết phải trực tiếp bàn bạc, thống nhất với A18 hoặc PA18 về biện pháp phối hợp. Trong mọi trường hợp việc phối hợp xử lý, giải quyết phải đảm bảo yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật. A18 hoặc PA18 có quyền từ chối việc phối hợp thực hiện những yêu cầu trái pháp luật của các đơn vị nghiệp vụ, Công an địa phương.

+ Trường hợp đơn vị nghiệp vụ có yêu cầu về nghiệp vụ, thông qua cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để mời, triệu tập, tạm giữ người nước ngoài thì phải trao đổi thống nhất với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Nếu không tạo được lý do công khai, hợp pháp và hợp lý thì không lấy danh nghĩa quan quản lý xuất nhập cảnh để mời, triệu tập, tạm giữ; tránh những bất lợi về chính trị, đối ngoại hoặc nghiệp vụ có thể phát sinh.

+ Các đơn vị nghiệp vụ, Công an địa phương thông qua công tác quản lý hệ đối tượng, quản lý địa bàn, mục tiêu, tuyến, điểm và qua việc triển khai thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân nước ngoài có dấu hiệu nhập cảnh, cư trú trái phép hoặc không thực hiện việc khai báo tạm trú, hoạt động vi phạm pháp luật Việt Nam, hoạt động không đúng với mục đích nhập cảnh… thì thông báo, trao đổi ngay với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để có biện pháp kiểm tra, xử lý. Ngược lại, quan công tác quản lý người nước ngoài nếu cơ quan quản lý xuất nhập cảnh phát hiện sự việc, hiện tượng, đối tượng nghi vấn, hoạt động vi phạm pháp luật thì thông báo, trao đổi và phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, Công an các địa phương có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn.

1.2.2.3 Cơ sở pháp lý và nguyên tắc cơ bản của quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài

Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài được thực hiện dựa trên những quy định của pháp luật. Do đó, nghiên cứu tìm hiểu cơ sở pháp lý của quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân là rất cần thiết, là cơ sở để làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia phối hợp, hình thức và biện pháp phối hợp để không ngừng nâng cao hiệu quả của quan hệ phối hợp này.

Đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và là nhiệm vụ của toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân đóng vai trò nòng cốt. Điều 12, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: “Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, trách nhiệm

đấu tranh chống tội phạm trong đó có hoạt động điều tra khám phá tội phạm của lực lượng Công an nhân dân nói chung, của từng đơn vị nghiệp vụ cụ thể đã được quy định trong Hiến pháp – đạo luật cơ bản của Nhà nước.

Trách nhiệm đấu tranh phòng chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân được quy định cụ thể tại Điều 4, Luật Công an nhân dân được Quốc Hội thông qua ngày 29/11/2005: “Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 33 -45 )

×