0
Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quan hệ phối hợp giữa lực lượng CSĐT với lực lượng trinh sát của

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 45 -48 )

- Phối hợp trong công tác nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu, kiểm tra xác minh các đối tượng nghi vấn liên quan đến vụ án.

- Phối hợp tiến hành bắt, khám xét, triệu tập người làm chứng, người bị hại và lấy lời khai.

- Phối hợp trao đổi các thông tin có liên quan đến bị can phục vụ cho tiến hành hỏi cung bị can.

- Phối hợp trong truy bắt đối tượng gây án, truy tìm tài sản, đồ vật trong vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

- Phối hợp trong hoạt động phòng ngừa tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Đây là những nội dung cơ bản mà quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và các lực lượng nghiệp vụ khác cần phải thực hiện trong quá trình điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Để thực hiện các nội dung phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, dưới đây chỉ khái quát một số hình thức phối hợp chính. Cụ thể là:

- Phối hợp bằng biện pháp trao đổi thông tin, tài liệu phục vụ cho việc phát hiện và điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài: Biện pháp này được tiến hành ngay khi có tin báo, tố giác về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài và đối tượng liên quan đến vụ án, trong trường hợp các lực lượng nghiệp vụ khác (Đội Cảnh sát QLHC về TTXH, Công an phường, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh….) phát hiện trước thì ngoài việc tổ chức bảo vệ hiện trường phải báo ngay cho lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, nếu lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH được tin báo cũng thông tin để

các lực lượng nghiệp vụ khác triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường, đó cũng là ưu thế của công an cơ sở; ở các giai đoạn điều tra thì vấn đề trao đổi thông tin là không thể thiếu được, từ việc thông tin về đối tượng, giúp lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH sàng lọc, thông tin về con người, địa bàn… trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch điều tra, chủ động áp dụng các biện pháp, chiến thật và phương tiện phù hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình điều tra vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

- Phối hợp thông qua sử dụng biện pháp hành chính công khai: Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật; các lực lượng nghiệp vụ khác với chức năng về nhiệm cụ của mình (quản lý cư trú, đi lại của người nước ngoài, quản lý khách sạn, nhà cho người nước ngoài thuê, quản lý khu vực, địa bàn…), với đặc thù đó khi Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH yêu cầu các lực lượng nghiệp vụ khác phối hợp trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, các lực lượng nghiệp vụ khác thông qua việc tiến hành các hoạt động nghiệp vụ như: quản lý xuất nhập cảnh, quản lý cư trú, đi lại của người nước ngoài, quản lý khu vực, địa bàn quản lý hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, tạm vắng, quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, qua kiểm tra hành chính công khai… để phát hiện tang vật, chứng cứ của vụ án, đồng thời phát hiện những đối tượng nghi vấn có liên quan đến vụ án.

- Phối hợp thông qua sử dụng biện pháp trinh sát: các lực lượng nghiệp vụ khác dựa trên mạng lưới cơ sơ bí mật để khai thác các thông tin theo yêu cầu phối hợp, đặc biệt là các thông tin về những con người, những đầu mối, đối tượng liên quan đến vụ án. Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH kết hợp các thông tin do trinh sát cung cấp và thông tin, tài liệu mà mạng lưới cơ sở bí mật của các lực lượng nghiệp vụ khác cung cấp, để chủ động áp dụng các biện pháp, chiến thuật và phương tiện điều tra. Do đó, biện pháp này luôn gắn chặt với biện pháp trao đổi thông tin, tài liệu trong quá

trình phối hợp điều tra vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài để đạt được hiệu quả tối đa.

- Phối hợp thông qua biện pháp thực hiện thực hiện những quyết định, yêu cầu của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH: Thực chất đây là biện pháp phối hợp theo quy định của Luật tố tụng hình sự, Điều 115 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Những quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành16. Tại Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (Điều 26) cũng quy định: “Các yêu cầu bằng văn bản của cơ quan điều tra phải được các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nghiêm chỉnh thực hiện17. Như vậy, từ giai đoạn khởi tố đến tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể, khi nhận được yếu cầu phối hợp của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, các lực lượng nghiệp vụ khác phải tổ chức thực hiện. Biện pháp phối hợp này được thực hiện trên cơ sở những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, cụ thể hóa trách nhiệm phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong điều tra nói chung và điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng.

- Thông qua phát động quần chúng để thực hiện yêu cầu phối hợp, tổ chức vận động quần chúng bảo vệ ANTT là một nhiệm vụ cơ bản của ngành Công an nói chung, đặc biệt là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, bằng các họat động tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn quần chúng nhân dân về phương thức, thủ đoạn tội và phòng ngừa phạm trộm cắp tài sản. Vận động quần chúng tham gia thực hiện các quy định về quản lý hành chính về ANTT cũng chính là tham gia phòng ngừa tội phạm. Trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài, vận động quần chúng giúp lực lượng Cảnh sát

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 45 -48 )

×