Chú trọng thực hiện có hiệu quả một số nội dung cơ bản của quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 144 - 152)

- Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH: theo quy định,

29 Báo cáo tình hình và công tác đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài năm

3.2.5 Chú trọng thực hiện có hiệu quả một số nội dung cơ bản của quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực

hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Để nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, cần phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung trọng tâm sau đây:

Thứ nhất, về công tác tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm: Đối với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH cần phải :

- Nhanh chóng tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài do lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, các lực lượng nghiệp vụ khác chuyển đến.

- Chủ động yêu cầu lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, các lực lượng nghiệp vụ khác phối hợp trong quá trình tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài, nhất là tiến hành các biện pháp cấp bách, các biện pháp kiểm tra xác minh.

- Thông báo cho lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, các lực lượng nghiệp vụ khác về kết quả xác minh, xử lý những tin báo tố giác về tội phạm do lực lượng QLHC về TTXH chuyển đến.

Đối với các lực lượng nghiệp vụ, về công tác tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác chủ yếu là lực lượng Công an phường, cần phải làm tốt một số công việc sau đây:

- Tiếp nhận nhanh chóng, chính xác, đầy đủ các tin báo tố giác tội phạm; xử lý chính xác ngay tại đơn vị Công an phường.

- Tiến hành có hiệu quả các biện pháp cấp bách ban đầu có liên quan đến vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài như: thu thập và bảo quản các loại dấu vết, vật chứng; truy bắt đối tượng gây án theo dấu vết nóng; xác định và lấy lời khai người bị hại, những người chứng kiến…

- Lập hồ sơ ban đầu, việc lập hồ sơ ban đầu phải đảm bảo chặt chẽ như: biên bản phạm tội quả tang, biên bản thu giữ vật chứng, biên bản niêm phong vật chứng, biên bản lấy lời khai người bị hại, người làm chứng…

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong quá trình tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về tội phạm.

Thứ hai, về công tác nắm tình hình trao đổi những thông tin có ý nghĩa đối với công tác điều tra, khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài:

Đối với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH:

- Chủ động yêu cầu lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (PA18) thông qua các biện pháp nghiệp vụ của mình thu thập những thông tin có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra khám phá các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

- Cung cấp cho lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, những thông tin cần thiết có liên quan đến vụ án để lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (PA18) tiến hành có hiệu quả các biện pháp nghiệp vụ để thu thập những thông tin có ý nghĩa cho hoạt động điều tra.

- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (PA18) tiến hành các biệp pháp nghiệp vụ để thu thập thông tin, chuyển hóa chứng cứ.

- Tiếp nhận kịp thời, khai thác sử dụng có hiệu quả những thông tin do lực lượng QLHC về TTXH, lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh (PA18) cung cấp để tổ chức tiến hành có hiệu quả các hoạt động điều tra.

Đối với lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, các lực lượng nghiệp vụ khác cần phải :

- Chủ động nắm tình hình, cung cấp kịp thời những thông tin có ý nghĩa đối với công tác điều tra, khám phá tội phạm cho cơ quan điều tra.

- Nhanh chóng triển khai các biện pháp nắm tình hình theo yêu cầu phối hợp của cơ quan điều tra và kịp thời trao đổi những thông tin thu đuợc cho cơ quan điều tra để tiến hành có hiệu quả hoạt động điều tra khám phá.

Thứ ba, thực hiện các hoạt động trong quá trình điều tra vụ án: Đối với lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH:

- Xác định các tình huống cần có sự phối hợp của các lực lượng nghiệp vụ khác và chủ động yêu cầu tham gia phối hợp.

- Hướng dẫn các lực lượng nghiệp vụ khác về trình tự, thủ tục, biện pháp thực hiện các tình huống cụ thể của hoạt động điều tra theo kế hoạch phối hợp.

Đối với các lực lượng nghiệp vụ khác:

- Thực hiện đúng, đầy đủ, đạt hiệu quả các nhiệm vụ được phân công trong kế hoạch phối hợp trong từng tình huống cụ thể của quá trình điều tra.

- Bố trí, huy động lực lượng, sử dụng biện pháp, phương tiện thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ tham gia hoạt động điều tra theo sự phân công

và phát huy tối đa khả năng của lực lượng, biện pháp, phương tiện trong suốt quá trình tham gia hoạt động điều tra.

- Tuân thủ những hướng dẫn của cơ quan điều tra về trình tự, thủ tục của hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

Chú trọng thực hiện có hiệu quả một số nội dung cơ bản của quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác đã nêu trên sẽ trực tiếp nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra khám phá tội phạm trên địa bàn thành phố Vũng Tàu nói chung, quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu về quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác, cụ thể là lực lượng An ninh quản lý xuất nhập cảnh, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, lực lượng Cảnh sát Kỹ thuật hình sự trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 2001 đến năm 2006, luận văn đã thu được những kết quả sau đây:

Thứ nhất: Lực lượng Công an nhân dân là chủ thể nòng cốt, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ANTT, điều tra khám phá các vụ án là nhiệm vụ cơ bản của lực lượng Công an nhân dân. Để đảm bảo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của mình, lực lượng Công an nhân dân được tổ chức thành những đơn vị nghiệp vụ chuyên sâu theo quy định của ngành. Mỗi lực lượng nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ, biện pháp công tác riêng, mang tính đặc thù để thực hiện nhiệm vụ. Chính quá trình đó đã phát sinh yêu cầu thiết lập mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong hoạt động điều tra khám phá các vụ án nói chung, các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói chung.

Thứ hai, từ nhận thức trên nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Thứ ba, làm rõ những vấn đề có liên quan đến quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, những yếu tố tác động đến tình hình tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu. Khảo sát, đánh giá tình hình tội

phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài, làm rõ cơ cấu, diễn biến, đặc điểm hình sự làm cơ sở nghiên cứu thực trạng quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Thứ tư, làm rõ thực trạng tổ chức, lực lượng của các chủ thể tham gia quan hệ phối hợp; quá trình thực hiện các biện pháp và giai đoạn điều tra cụ thể trong quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Chỉ ra những kết quả đã đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân những hạn chế đó làm cơ sở dự báo tình hình và đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.

Thứ năm, Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tóm lại, luận văn đã đạt được mục đích đề ra. Trong quá trình thực hiện luận văn ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học và các cán bộ hoạt động thực tiễn của Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cùng các đồng nghiệp. Tuy nhiên, do bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm nghiên cứu, thời gian nghiên cứu có hạn, nên luận văn đã không tránh khỏi những khuyết điểm nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy, cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo tổng kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Phòng PC14, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[2]. Báo cáo tổng kết công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Phòng PC14, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[3]. Báo cáo chuyên đề: Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài, các năm 2004, 2005, 2006 của Phòng PC14, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[4]. Báo cáo chuyên đề: Công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản bằng thủ đoạn đột nhập nhà dân năm 2005 của Phòng PC14, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[6]. Báo cáo tổng kết công tác QLHC về TTXH các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Phòng PC13, Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[7]. Báo cáo tổng kết công tác năm; các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Phòng PC21 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[8]. Báo cáo tổng kết công tác năm; các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Phòng PA18 Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[9]. Báo cáo tổng kết công tác năm: các năm 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[10]. Báo cáo sơ kết công tác đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản năm 2003 của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[11]. Báo cáo tổng kết 5 năm về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở công của Công an thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[12]. Báo cáo tổng kết công tác xây dựng các mô hình trong phòng chống tội phạm từ năm 1998 đến tháng 10/2007 của Công an thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[13]. Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 1995.

[14]. Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 1999.

[15]. Bộ luật tố tụng hình sự của nước CHXHCN Việt Nam. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 2004.

[16]. Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về việc tổ chức triển khai thực hiện Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân.

[17]. Chương trình công tác năm: các năm 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007 của Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

[18]. Đỗ Thái Học: Sự phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH với các lực lượng Cảnh sát nghiệp vụ khác trong điều tra, phòng ngừa tội phạm – Luận án Tiến sỹ luật học. Hà Nội - 2000.

[18]. Điều lệnh Cảnh sát khu vực. Bộ Nội vụ, Hà Nội - 1994. [19]. Điều lệnh Cảnh sát khu vực. Bộ Công an, Hà Nội - 2007.

[20]. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội - 1993.

[21]. Luật Công an nhân dân.

[22]. Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 20/8/2004.

[23]. Nguyễn Huy Thuật: Giáo trình lý luận và phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự. Trường ĐHCSND, Hà Nội - 1998.

[24]. Nguyễn Văn Nhật: Những vấn đề lý luận về quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong hoạt động điều tra. Tài liệu giảng dạy cho hệ Cao học Luật chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Hà Nội - năm 2005.

[25]. Khổng Minh Tuấn: Giáo trình những vấn đề cơ bản về kỹ thuật hình sự. Học viện CSND, Hà Nội - 2002.

[26] Nghị định 136/2003/NĐ- CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an.

[27]. Thông tư số 12/2004/TT- BCA(V19) ngày 23/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân.

[28]. Thông tư số 81/2002/TANDTC giải đáp các vấn đề nghiệp vụ. Tòa án nhân dân tối cao. Hà Nội - 2002.

[29]. Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT–TANDTC–VKSNDTC–BCA– BTP, hướng dẫn một số quy định tại Chương XIV: Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự năm 1999. Ngày 25-12-2001 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp. Hà Nội - 2001.

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 144 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w