Báo cáo tình hình kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2007 của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 82 - 96)

- Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH: theo quy định,

27Báo cáo tình hình kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2007 của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công

Cảnh sát QLHC về TTXH sớm nhất. Chỉ có 11,77% là các thông tin báo trực tiếp đến Công an thành phố Vũng Tàu và các lực lượng nghiệp vụ khác, thông thường xuất phát từ các mối quan hệ từ người biết việc, người bị hại và người làm chứng; trường hợp đối tượng tự ra đầu thú 01 vụ: ngày 6/2/2003 đối tượng Nguyễn Thanh Long (Luông), sinh năm 1970, thường trú 27/15 đường Nguyễn Bảo, phường 6 thành phố Vũng Tàu và đối tượng Nguyễn Tấn Trung, sinh năm 1970, thường trú 91/2 Ngư Phủ, phường 6, thành phố Vũng Tàu. Trước đó hai đối tượng này đã thực hiện hành vi trộm cắp tài sản trên tàu nước ngoài và đã bị truy nã theo các Quyết định số 62, 63 ngày 26/11/2002 của PC16 Công an tỉnh; ngày 6/2/2003 hai đối tượng nói trên đã đến Công an phường 6 thành phố Vũng Tàu đầu thú. Ngoài ra chưa có trường hợp nào thông tin về vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài từ cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và qua hoạt động của cơ quan điều tra và trinh sát phát hiện.

Công an phường tổ chức trực ban 24/24 và là đơn vị Công an ở cơ sở nên rất thuận lợi trong việc tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm nói chung và trong các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng. Qua nghiên cứu thực tiễn cho thấy, ngay khi nhận được tin báo về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài, Công an phường đã triển khai Cảnh sát hình sự, Cảnh sát khu vực phụ trách địa bàn xuống hiện trường để kiểm tra, xác minh và tiến hành các hoạt động ban đầu. Quan hệ phối hợp được thể hiện qua trao đổi thông tin giữa Công an phường và lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH. Thực tiễn khi tiến hành các hoạt động ban đầu sau khi nhận được tin báo, ghi nhận và triển khai lực lượng xuống hiện trường nơi xẩy ra vụ án, sau đó Công an phường báo cho đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Ban chỉ huy Công an thành phố Vũng Tàu. Sau khi tiếp nhận và xử lý tin báo đội Cảnh sát điều

tra tội phạm về TTXH báo cho phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh để phòng cử cán bộ điều tra và tổ chức khám nghiệm hiện trường.

Việc kiểm tra tin báo, tố giác về tội phạm cũng được phối hợp chặt chẽ, ngay sau khi nhận được tin báo Công an phường cử cán bộ, thường có cả Cảnh sát hình sự Công an phường và CSKV xuống hiện trường thẩm tra xác minh: xem xét, đánh giá có vụ việc liên quan đến ANTT có xẩy ra hay không? tài sản của người nước ngoài có bị xâm hại hay không? giá trị tài sản? hiện trường của vụ án? và tiến hành các hoạt động ban đầu: bảo vệ hiện trường, hỏi người biết việc, chủ khách sạn, nhà trọ, nhà cho người nước thuê, người bị hại. Sau đó tổ công tác của Công an phường sẽ báo cáo Ban chỉ huy Công an phường; thông báo cho trực ban đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH vụ án. Nếu tin báo về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài do Công an thành phố Vũng Tàu hoặc các đội nghiệp vụ khác báo cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH thì Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH báo Công an phường để cử cán bộ xuống hiện trường; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH cử điều tra viên cùng cán bộ khám nghiệm của phòng Kỹ thuật Hình sự (PC21) đến hiện trường. Trong một số trường hợp do tính chất đặc biệt của vụ án (Người bị hại, giá trị tài sản, có những vấn đề phức tạp liên quan đến chủ khách sạn, nhà nghỉ, nhà cho người nước ngoài thuê…) cán bộ chủ trì hoạt động điều tra ban đầu thông báo cho cán bộ quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT trực tiếp quản lý cơ sở đến hiện trường vụ án để trao đổi thông tin.

Đối với Công an phường mọi vụ phạm pháp hình sự nói chung và vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài đều được ghi nhận vào sổ trực ban của Công an phường, và được báo cáo ngay lên trực ban Công an thành phố

Vũng Tàu, đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố (ngoài ra còn được báo bằng văn bản trong “Báo cáo ngày” vào sáng hôm sau, kèm cả báo cáo vụ việc). Đối với Công an thành phố Vũng Tàu, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH cũng ghi nhận các vụ án hình sự nói chung và các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài vào sổ trực ban do Công an phường báo lên hoặc từ nguồn tin của các lực lượng nghiệp vụ và từ các nguồn tin khác. Các thông tin này nhanh chóng được Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Công an thành phố Vũng Tàu và Công an phường phối hợp trong xác định tính xác thực và tính chất, mức độ của vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài để cùng thống nhất hướng giải quyết, đảm bảo kịp thời và đúng pháp luật.

Để thực hiện hiệu quả quy trình tiếp nhận, giải quyết tin báo nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản, trong đó có các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Công an thành phố Vũng Tàu đã xây dựng kế hoạch đấu tranh chống tội phạm trộm cắp số 781/KH-CATP. Bao gồm những quy định cụ thể về việc tiếp nhận nguồn tin, kiểm tra và xử lý nguồn tin, giải quyết ban đầu. Đối với Công an các phường: “Khi có vụ

việc xẩy ra trên địa bàn yêu cầu lãnh đạo Công an phường, Cảnh sát khu vực, Cảnh sát Hình sự phường phải triển khai xuống hiện trường, kịp thời đánh giá sơ bộ về phương thức, thủ đoạn gây án, đối tượng nào trong diện quản lý có thể gây án. Trên cơ sở đó để tiến hành kiểm danh, kiểm diện các đối tượng và tiến hành xác minh các dấu hiệu nghi vấn phạm tội”; Đối với Đội Cảnh

sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố Vũng Tàu: “Khi có vụ

việc xẩy ra, Ban chỉ huy đội và điều tra viên khẩn trương xuống hiện trường phối hợp với Công an các phường nắm tình hình, phân tích đánh giá phương thức, thủ đoạn hoạt động của từng đối tượng, băng, nhóm hiện đang quản lý

từ đó huy động lực lượng trinh sát tập trung xác minh các biểu hiện nghi vấn để phục vụ cho công tác điều tra”.

Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy có nhiều trường hợp Công an phường, đội quản lý đặc doanh (PC13), tổ quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT đội QLHC về TTXH Công an thành phố khi nhận được tin báo không tiến hành các hoạt động kiểm tra, xác minh tin mà báo ngay cho đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an thành phố, phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh, với nhận thức điều tra các vụ án, các vụ trộm tài sản của người nước ngoài là trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát điều tra, lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH chỉ đóng vai trò là trung gian, chuyển tin đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, chiến sỹ còn cho rằng tội phạm trộm cắp, kể cả trộm cắp tài sản của người nước ngoài không gây hậu quả nghiêm trọng, không mang tính cấp thiết như đối với các vụ án cướp của, giết người… nên nảy sinh tâm lý xem nhẹ sự việc. Do vậy, không kịp thời kiểm tra xác minh tin, tổ chức lực lượng tới hiện trường, bảo vệ hiện trường, tiến hành các hoạt động ban đầu. Cũng có trường hợp trực ban phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH không ghi nhận ngay hoặc ghi nhận không rõ ràng dẫn đến không phân công cán bộ điều tra kịp thời, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động điều tra.

Mặt khác, một số vụ trộm tài sản của người nước ngoài xẩy ra nhưng giá trị tài sản bị chiếm đoạt không lớn, bên cạnh đó lại bất đồng về ngôn ngữ, ít hiểu biết về pháp luật Việt Nam, cơ quan Công an nên người bị hại “ngại” và không trình báo. Trường hợp này xẩy ra nhiều ở khu Năm tầng, phường 7 nơi tập trung các cán bộ công nhân, chuyên gia Nga sinh sống. Theo đánh giá của các đồng chí làm công tác quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT (quản lý khách sạn, nhà nghỉ, nhà cho người nước ngoài thuê….) và

các đồng chí CSKV: trong số các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài, trường hợp giá trị tài sản không lớn (theo đánh giá của họ), dưới 300 USD; chỉ có khoảng 20% là người bị hại có báo cho cơ quan Công an, 80% còn lại là không trình báo. Một số khách du lịch là người nước ngoài bị đối tượng là gái mại dâm trộm tài sản mà giá trị tài sản bị chiếm đoạt không lớn, họ cũng không báo với cơ quan Công an vì họ biết rằng hành vi mua bán dâm là vi phạm pháp luật Việt Nam. Các chủ khách sạn, nhà trọ, nhà cho người nước ngoài thuê không báo ngay cho Công an vì tâm lý “báo cũng không giải quyết được gì!”; ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của cơ sở, trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo ANTT và chấp hành các quy định, điều kiện về ANTT trong quá trình kinh doanh… nên họ thường “hướng” cho nạn nhân không nên trình báo, hoặc trình báo chậm trễ. Những trường hợp trên trong quá trình quản lý địa bàn của CSKV, Cảnh sát quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT mới phát hiện được, có trường hợp người bị hại đã về nước, rất khó khăn trong thu thập thông tin về vụ án. Một số vụ hoạt động phối hợp kiểm tra tin báo vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài phát hiện vụ việc không có thật, hoặc giá trị tài sản nhỏ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng đã được báo cáo dẫn đến việc ghi nhận vụ trộm không có thật hoặc không phải là vụ án hình sự, dẫn đến số liệu thống kê không đúng thực tế. Nguyên nhân một phần là do quan hệ phối hợp giữa Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh và các lực lượng nghiệp vụ mà phổ biến nhất là Công an phường chưa có cơ chế cụ thể, thống nhất.

Từ nghiên cứu thực tế có thể khái quát một số nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài như sau:

- Một bộ phận cán bộ ở các lực lượng nghiệp vụ, chủ yếu là Công an phường chưa nhận thức đúng tính chất vụ việc, quy trình tiếp nhận và giải quyết tin báo có liên quan đến ANTT, trong đó có các vụ trộm tài sản của người nước ngoài dẫn đến không kiểm tra, xác minh tin, triển khai lực lượng đến ngay hiện trường; chuyển tin không đúng địa chỉ, không thông tin kịp thời cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH để tiến hành ngay các hoạt động điều tra ban đầu.

- Chưa có cơ chế cụ thể về quan hệ trao đổi thông tin về vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài giữa cơ quan điều tra (phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh) với các lực lượng nghiệp vụ, đặc biệt là với Công an phường. Thực tế hiện nay trực ban Công an phường, cán bộ quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT nhận tin báo về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài, vẫn tiến hành giải quyết theo quy trình: Tiếp nhận tin báo – báo cho đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH – đội Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH báo cho phòng PC14… mà cơ quan tiếp nhận nguồn tin ban đầu không báo ngay cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh. Nguyên nhân này một phần do chưa có quy định cụ thể đối với việc tiếp nhận, xử lý tin báo đối với các vụ án có yếu tố nước ngoài, các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài, xuất phát từ nhận thức coi đây không phải là nhiệm vụ của mình.

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến quan hệ phối hợp giữa phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và các lực lượng nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý tin báo như: người bị hại là người nước ngoài, bất đồng về ngôn ngữ, ít hiểu biết về luật pháp Việt Nam nên việc khai thác thông tin ban đầu từ người bị hại là rất hạn chế. Các chủ khách sạn, nhà trọ, nhà cho người nước ngoài thuê không báo ngay cho Công an vì tâm

lý “báo cũng không giải quyết được gì!”; ảnh hưởng xấu đến thương hiệu của cơ sở, trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo ANTT và chấp hành các quy định, điều kiện về ANTT trong quá trình kinh doanh…

2.3.2.2 Phối hợp trong bảo vệ hiện trường, khám nghiệm hiện trường và tổ chức thực hiện các biện pháp cấp bách trong hoạt động điều tra

Khi có vụ trộm tài sản của người nước ngoài tại địa bàn quản lý của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, theo quy định lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH có nhiệm vụ:

“- Có biện pháp bắt giữ ngay kẻ phạm pháp quả tang, thu giữ bảo quan các hung khí, tang vật có liên quan và lập biên bản phạm pháp quả tang.

- Tổ chức bảo vệ hiện trường.

- Sơ bộ lấy lời khai người bị hại, người biết việc.

- Báo cáo ngay lên Công an cấp trên.

- Có biện pháp theo dõi, giám sát đối tượng nghi vấn có liên quan đến vụ việc xẩy ra.

- Thu thập tình hình dư luận nhân dân.

- Ổn định trật tự, giải tỏa ách tắc giao thông.

- Cung cấp tài liệu cho cán bộ điều tra thụ lý vụ án và thực hiện những việc có liên quan do cấp trên giao.”

Trong thực tiễn, khi có vụ trộm tài sản của người nước ngoài xẩy ra trên địa bàn lực lượng CSKV, Cảnh sát quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT trước khi cán bộ phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH có mặt, đã tiến hành nhiều biện pháp mang tính cấp bách, là tiền đề quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động điều tra tội phạm của lực lượng Cảnh sát điều tra. Những biện pháp này bao gồm: bảo vệ hiện trường, truy bắt đối tượng gây án, thu thập nguồn tin ban đầu….

Bảo vệ hiện trường là điều kiện quan trọng không thể thiếu được đảm bảo cho công tác khám nghiệm hiện trường đạt kết quả. Tuy nhiên, không phải vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài nào xẩy ra, lực lượng nhận được tin báo đầu tiên cũng tiến hành hoạt động này, mà CSKV, Cảnh sát quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT chỉ bảo vệ hiện trường những vụ án có hiện trường tương đối rõ, những vụ đối tượng gây án đột nhập vào nơi ở, nơi làm việc, nơi cất dấu tài sản của người nước ngoài. Thực tế cho thấy những vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài với thủ đoạn đột nhập chiếm 61,78% trong tổng số vụ xẩy ra. Còn những trường hợp đối tượng trộm tài sản như lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác trong sinh hoạt, nghỉ ngơi, tham quan du lịch… thì không tiến hành hoạt động bảo vệ, khám nghiệm hiện trường. Để bảo vệ nguyên vẹn hiện trường, Công an phường, Cảnh sát quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT phải khẩn trương triển khai lực lượng, có vụ huy động thêm lực lượng ở cơ sở: bảo vệ dân phố, dân phòng giao nhiệm vụ, hướng dẫn cho từng thành viên tham gia bảo vệ hiện trường. Đồng thời tiến hành quan sát hiện trường một cách bao quát, nắm những thông tin cần thiết tại hiện trường để cung cấp cho lực lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 82 - 96)