Bộ luật tố tụng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2004, trang 92.

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 48 - 53)

điều tra tội phạm về TTXH nhanh chóng thu thập được các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ trộm từ những người biết việc, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Có thể trong điều tra các vụ án cụ thể lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và các lực lượng nghiệp vụ khác linh hoạt áp dụng các biện pháp phối hợp; tùy thuộc vào nội dung, tình tiết cụ thể để đánh giá, lựa chọn nội dung, phương pháp nào là cơ bản, trọng tâm tuy nhiên đây là những biện pháp cơ bản nhất cần quan tâm.

Kết luận Chương 1

Trong chương 1, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề nhận thức lý luận cơ bản về đặc điểm hình sự của tội trộm cắp tài sản: khái niệm, dấu hiệu pháp lý, những vấn đề cần phải chứng minh trong điều tra vụ án trộm cắp tài sản, làm cơ sở để nghiên cứu và làm rõ bản chất và mục đích, nhiệm vụ, nguyên tắc cơ bản và nội dung, biện pháp quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ Công an nhân dân trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài..

Đồng thời tập trung làm rõ cơ sở pháp lý của quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác: lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, Cảnh sát Kỹ thuật hình sự, lực lượng An ninh nhân dân… trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH và các lực lượng nghiệp vụ khác trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và trong điều tra vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng. Những vấn đề lý luận cơ bản trong Chương 1, là cơ sở, định hướng cho việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn

quan hệ giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN NGHIỆP VỤ CAND TRONG HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ VŨNG TÀU, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU

2.1 Những vấn đề có liên quan đến quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2.1.1 Tình hình đặc điểm địa bàn và dân cư

Nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 125km về hướng Đông nam, thành phố Vũng Tàu là đô thị loại II và là tỉnh lỵ của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Địa hình thành phố Vũng Tàu gồm một bán đảo được chia thành 16 phường và một xã đảo Long Sơn18 cách trung tâm thành phố Vũng Tàu 10 km đường biển. Thành phố Vũng Tàu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và hành chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trụ sở Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan đầu ngành đều đóng trên địa bàn thành phố. Bên cạnh hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá hoàn chỉnh, các công trình phúc lợi công cộng trên địa bàn thành phố cũng được chú trọng nâng cấp, xây dựng mới phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội.

Trữ lượng dầu khí lớn ngoài khơi cùng với những điều kiện sẵn có về kinh tế- xã hội là cơ sở để Vũng Tàu trở thành trung tâm dầu khí lớn nhất của cả nước. Công nghiệp dầu khí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và có tính quyết định đối với tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn. Hiện nay phần lớn năng lực sản xuất của ngành dầu khí Việt Nam nằm ở thành phố Vũng Tàu; trên địa bàn thành phố, cơ sở hạ tầng phục vụ ngành

dầu khí như: điện, nước, nhà ở… đã được xây dựng khá hoàn chỉnh trong đó khu nhà ở năm tầng dành cho cán bộ, công nhân Việt Nam và Nga. Khu công nghiệp tập trung Đông Xuyên, cách không xa trung tâm thành phố, với diện tích 160 ha đã được xây dựng hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ chủ yếu các dự án dịch vụ dầu khí, dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu biển và các ngành công nghiệp không độc hại. Cơ cấu kinh tế của Vũng Tàu chủ yếu tập trung ở các ngành dịch vụ dầu khí, du lịch và công nghiệp. Trên địa bàn thành phố ngoài những bãi biển đẹp, độ dốc thoai thoải, an toàn còn có các di tích và danh thắng nổi tiếng như ngọn Hải Đăng, tượng Chúa giang tay, Tịnh xá Niết bàn, Bạch dinh… là những yếu tố thuận lợi thu hút khách du lịch. Là cửa ngõ của các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ hướng ra biển đông, thành phố Vũng Tàu có tiềm năng lớn trong việc lưu thông hàng hóa bằng đường bộ và đường thủy. Khối lượng hàng hóa do dịch vụ trên địa bàn vận chuyển đạt 240.000 tấn/năm, số lượng khách luân chuyển đạt 660.000 người/năm. Hệ thống cảng sông, cảng biển đã và đang được tiếp tục xây dựng, trên sông Dinh hiện đã có 7 cảng lớn, có thể tiếp nhận được tàu từ 5- 10 ngàn tấn, các cảng tại Vũng Tàu là cảng thương mại và cảng chuyên dùng cho ngành dầu khí, hải sản với tổng chiều dài cầu cảng gần 2.000m. Hệ thống đường giao thông nội thành dài hơn 1.200km đã được đầu tư khá hoàn chỉnh với hệ thống cây xanh, tiểu đảo, đèn tín hiệu, biển báo, đèn chiếu sáng khá đồng bộ.

Đến nay, 100% phường, xã đã có trạm y tế, hệ thống trường học, bao gồm 30 nhà trẻ, 20 trường tiểu học, 13 trường cấp II, III (trong có một trường chuyên cấp tỉnh) phân bố đều ở các phường trong thành phố. Trường Cao đẳng Cộng đồng do Hà Lan tài trợ đã chính thức hoạt động, ngoài ra còn có phân hiệu của một số trường đại học như: Đại học Mỏ Địa chất, đại học Thủy sản Nha Trang, đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, đại học Sư phạm thành

phố Hồ Chí Minh… đã đào tạo hàng ngàn sinh viên trong nhiều ngành học khác nhau.

Trên địa bàn thành phố có 4.447 cơ sở làm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT: Doanh nghiệp nhà nước 100 cơ sở, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 09 cơ sở, doanh nghiệp tư nhân 4.329 cơ sở. Trong đó cho thuê lưu trú: 3.666 cơ sở, cho người nước ngoài thuê nhà: 163 cơ sở.

Về dân cư19: Tổng số hộ khẩu, nhân khẩu trên toàn thành phố hiện có: 60.447 hộ; 286.910 nhân khẩu (146.230 Nữ, 209.981 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên). Trong đó:

KT1: 46.380 hộ, 217.118 nhân khẩu (110.146 Nữ, 157.462 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên).

KT2: 3.209 hộ, 12.674 nhân khẩu (6.434 Nữ, 9.151 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên).

KT3: 6.817 hộ, 30.253 nhân khẩu (15.469 Nữ, 22.479 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên).

KT4: 4.041 hộ, 26.087 nhân khẩu (14.063 Nữ, 20.889 nhân khẩu từ 15 tuổi trở lên).

Về người nước ngoài: có 670 hộ – 1.350 người chủ yếu là người Nga và các nước SNG đang sinh sống tại khu 5 tầng, phường 7. Ngoài ra, có 13 công ty có vốn đầu tư nước ngoài với hơn 100 người thuộc các nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông… đang sinh sống và làm việc tại Vũng Tàu. Số người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài về nước tạm trú trên địa bàn thành phố Vũng Tàu20 như sau:

19Báo cáo tình hình và kết quả công tác năm 2006 của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công an thành

phố Vũng Tàu.

Một phần của tài liệu quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w