0
Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoà

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 133 -141 )

- Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH: theo quy định,

29 Báo cáo tình hình và công tác đấu tranh chống tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài năm

3.2.1 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoà

hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài

Hiện nay do cơ chế tổ chức, phân định chức năng của các lực lượng nghiệp vụ, các cấp chưa được phân định rõ ràng dẫn đến tình trạng chồng chéo, hoặc có nhiệm vụ không có lực lượng chịu trách nhiệm chính trong quản lý địa bàn, quản lý đối tượng, giải quyết vụ việc; giữa Cơ quan điều tra và lực lượng trinh sát. Khi có vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài xẩy ra thì chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng nghiệp vụ như thế nào? Nhiệm vụ đó bắt đầu và kết thúc ở thời điểm nào? Sự chỉ huy, chỉ đạo; cách thức cùng nhau tiến hành các hoạt động điều tra làm rõ… do vậy, cần xây dựng cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cấp, các lực lượng nghiệp vụ là một

đòi hỏi cấp bách hiện nay. Đó là cơ sở thực hiện chức năng lãnh đạo, chỉ huy trong quan hệ phối hợp, đảm bảo phối hợp của cơ quan chỉ huy lực lượng Công an nhân dân; phát huy được sức mạnh của từng lực lượng.

Vấn đề đầu tiên đảm bảo thiết lập cơ chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra các vạ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu là phải nghiên cứu, phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, biện pháp công tác; quy định rõ về trách nhiệm, thẩm quyền. Trên cơ sở đó từng lực lượng, từng cấp Công an chủ động triển khai thực hiện đúng phần việc của mình, khắc phục được tình trạng

Thiết lập cơ chế phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài là phải xây dựng được quy chế phối hợp giữa các lực lượng một cách cụ thể, trong đó phòng PC14 là trung tâm: quy chế phối hợp giữa phòng PC14 và lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH (chủ yếu là lực lượng Công an phường); quy chế phối hợp giữa phòng PC14 và phòng Kỹ thuật hình sự; quy chế phối hợp giữa phòng PC14 và phòng Quản lý xuất nhập cảnh. Hoạt động điều tra bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều nội dung khác nhau do vậy, không thể đề ra những quy định chung chung, các công tác cụ thể trong hoạt động điều tra phải được xây dựng thành những quy trình công tác: quy trình công tác tiếp nhận, xử lý tin báo tố giác tội phạm; quy trình công tác khám nghiệm hiện trường và áp dụng các biện pháp điều tra ban đầu; quy trình công tác lấy lời khai của người nước ngoài; quy trình công tác bắt, khám xét… trong tất cả những quy trình đó có quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng lực lượng tham gia; biện pháp công tác từng lực lượng được tiến hành; phạm vi đối tượng, địa bàn từng lực lượng phải chịu trách nhiệm quản lý; chế độ thông tin, báo cáo, trao đổi; chế độ chịu trách nhiệm của các lực lượng tham gia và đơn vị chủ trì, chịu trách nhiệm chính;

chế độ đảm bảo tính khoa học, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo mối quan hệ phối hợp… những quy trình công tác này do phòng PC14 chủ trì, phối hợp các lực lượng nghiệp vụ có liên quan nghiên cứu, xây dựng trình Ban giám đốc Công an tỉnh ký, ban hành để đảm bảo tính pháp lý và thực hiện thống nhất trong tất cả các lực lượng.

Các quy trình công tác sau khi đã được ban hành phải tổ chức triển khai đến từng cán bộ, chiến sỹ; đặc biệt là đối với những đơn vị tham gia vào công tác này. Đồng thời phải thường xuyên coi trọng công tác tổng kết, rút kinh nghiệm, kịp thời khắc phục những tồn tại, thiếu sót, bất hợp lý nảy sinh trong quá trình thực hiện các quy trình công tác.

3.2.2 Đổi mới công tác cán bộ, sắp xếp đội ngũ phù hợp, hoàn thiện tổ

chức bộ máy đảm bảo số lượng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu phối hợp điều tra vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, lực lượng Công an nhân dân là đóng vai trò nòng cốt, chịu trách nhiệm chính. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và điều tra khám phá tội phạm, vấn đề cần thiết là hoàn thiện về tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ cho cán bộ, chiến sỹ. Xây dựng các đơn vị nghiệp vụ vững mạnh đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, trong đó có nhiệm vụ điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài. Cụ thể là:

Hoàn thiện tổ chức bộ máy, trước hết cần khắc phục tình trạng thiếu cán bộ như hiện nay, qua nghiên cứu số liệu khảo sát ở Mục 2.3.1.1 và 2.3.1.2 về tình hình tổ chức bộ máy của lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và các lực lượng nghiệp vụ có liên quan, cho thấy: số lượng biên chế hiện nay là chưa đủ đáp ứng đòi hỏi thực tế của công việc; mặt khác phòng PC14 thực hiện chức năng điều tra tội phạm về TTXH trên địa bàn tỉnh nhưng số cán bộ có chức danh Điều tra viên

chỉ có 15 đồng chí (chiếm 30,61%); Cán bộ trinh sát 17 đồng chí (chiếm 34,69%); chính lực lượng Điều tra viên “mỏng” như vậy, các vụ án về TTXH xẩy ra nhiều dẫn đến tình trạng quá tải đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động điều tra nói chung và điều tra vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng. Về phía các lực lượng nghiệp vụ khác, chẳng hạn đối với lực lượng CSKV, theo quy định của Điều lệnh Cảnh sát khu vực năm 1994 (Điều lệnh CSKV năm 2007 chưa triển khai thực hiện) thì một đồng chí CSKV phụ trách địa bàn từ 250 đến 300 hộ, hoặc từ 2.000 đến 2.500 nhân khẩu nhưng trên thực tế hiện nay ở thành phố Vũng Tàu một đồng chí CSKV trung bình phụ trách trên 680 hộ, nhất là ở các phường trung tâm thành phố như phường 1, phường 2, phường Thắng Tam. Với áp lực như vậy đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác nắm hộ, nắm người, quản lý địa bàn, quản lý đối tượng… bên cạnh đó CSKV còn phải giải quyết nhiều thủ tục hành chính, tiếp dân; thẩm tra xác minh, báo cáo thống kê theo yêu cầu; giải quyết vụ việc liên quan đến ANTT… quy định tại Điều lệnh Cảnh sát khu vực “CSKV hằng ngày phải

có mặt ở địa bàn phụ trách, thời gian ở trụ sở để hội ý, nghiên cứu, viết báo cáo không quá 1/3 thời gian làm việc trong ngày” hầu như không thực hiện

được. Mặc dù 16/16 phường đã tổ chức theo mô hình được quy định trong Quyết định 141/QĐ-BNV ngày 21/08/1992, Công an phường có Tổ trực ban hình sự - trật tự nhưng biên chế của tổ công tác này thiếu, trình độ năng lực của cán bộ chiến sỹ còn nhiều hạn chế, cho nên CSKV cũng phải giải quyết những vụ việc thuộc chức năng của lực lượng này, vì thế ảnh hưởng chất lượng công tác chuyên môn, cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ phối hợp, hỗ trợ lực lượng CSĐT trong phòng ngừa, điều tra vụ án hình sự nói chung trong đó có hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.

Hai là, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ chiến sỹ: Trong những năm gần đây, Công an Bà Rịa - Vũng Tàu đã tiếp nhận nhiều sinh viên tốt nghiệp Đại học Cảnh sát nhân dân, Trung học Cảnh sát nhân dân; cử nhiều cán bộ đi học các hệ Chuyên tu, Vừa làm vừa học. Công an tỉnh cũng đã phối hợp với trường Đại học CSND mở lớp đào tạo đại học chuyên ngành Điều tra tội phạm… nhằm nâng cao trình độ cho cán bộ chiến sỹ. Do vậy, xét trên bình diện chung Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những địa phương có đội ngũ cán bộ được đào tạo một cách cơ bản, có trình độ chính trị, nghiệp vụ, pháp luật. Tuy nhiên, hiện nay phòng PC14 vẫn còn 30,62% chưa qua đào tạo đại học; Lực lượng cảnh sát khu vực mới chỉ có 7,90% có trình độ đại học, đa số mới được đào tạo trung học 88,80%. Đối với lực lượng Cảnh sát điều tra việc học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ không những để phục vụ cho yêu cầu công tác mà còn là cơ sở để được bổ nhiệm, hoàn thiện chức danh tư pháp theo quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự. Đối với Cảnh sát khu vực là lực lượng được xác định có ý nghĩa chiến lược trong công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở việc học tập bồi dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả công tác. Từ phân tích trên cho thấy đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao chất lượng các bộ, chiến sỹ nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Không những bồi dưỡng về năng lực chuyên môn mà cần chú trọng nâng cao đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng trong chiến đấu. Mặt khác, hiện nay trình độ ngoại ngữ của cán bộ chiến sỹ rất hạn chế: 46,82% cán bộ phòng PC14 có trình độ chứng chỉ B ngoại ngữ và đối với CSKV là7,90% nhưng gần như không thể “nghe, nói” được; đối với phòng Quản lý xuất nhập cảnh về trình độ ngoại ngữ 10/15 (66,70%) đồng chí có ngoại ngữ, với 04 thứ tiếng là: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản; trong đó tập trung chủ yếu là tiếng Anh 4 đồng chí

(40%), tiếng Nga 03 đồng chí (30%), và chỉ có 02 đồng chí (20%) có trình độ đại học, 08 đồng chí (80%) có trình độ cao đẳng; chưa có đồng chí nào biết hai thứ tiếng trở lên. Một đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ điều tra các vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài là phải có khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin với họ. Nghiên cứu đánh giá tại Mục 2.3.2.1 cho thấy, hầu hết các vụ án xẩy ra, đến hiện trường nơi xẩy ra vụ việc thì CSKV, Điều tra viên hỏi, trao đổi với người bị hại thông qua phiên dịch là nhân viên lễ tân, người quản lý của khách vì không biết ngoại ngữ. Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự quy định trong các vụ án có liên quan đến người nước ngoài phải có người phiên dịch, nhưng về mặt nghiệp vụ, để đáp ứng yêu cầu giải quyết các tình huống cấp bách đòi hỏi những lực lượng có mặt ở hiện trường ngay khi tiếp nhận tin báo phải khai thác được thông tin từ người bị hại. Từ phân tích trên, chúng tôi cho rằng cần phải nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ chiến sỹ đối với lực lượng Cảnh sát điều tra cũng như đối với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan. Yêu cầu cơ bản là phải có khả năng giao tiếp, đàm thoại, trao đổi thông tin với người nước ngoài bằng tiếng Anh. Trước hết là đối với những bộ phận thường xuyên tiếp xúc: phòng PC14 là Đội 2, Đội 5; lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH là cán bộ quản lý Đặc doanh, CSKV mà trong địa bàn có người nước ngoài lưu trú. Phòng Quản lý xuất nhập cảnh cũng cần phải mở rộng nhiều thứ tiếng, đặc biệt là những ngôn ngữ của quốc gia có nhiều công dân đến Vũng Tàu; nâng cao hơn nữa trình độ tiếng Anh. Công an tỉnh cần mở lớp học ngoại ngữ cho cán bộ chiến sỹ trong diện nêu trên, hoặc có chế độ về phân công nhiệm vụ, hỗ trợ tài chính để cử cán bộ đi học; đưa nội dung này vào chỉ tiêu công tác năm của từng đơn vị, từng cá nhân; có cơ chế giám sát việc học tập, bồi dưỡng, kiểm tra đánh giá kết quả.

3.2.3 Đổi mới công tác lãnh đạo chỉ huy mối quan hệ phối hợp giữa lực

lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài

Hoạt động lãnh đạo chỉ huy có vị trí rất quan trọng trong các lĩnh vực công tác Công an nói chung, trong thực hiện mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác nói riêng. Những kết quả đã được cũng như những tồn tại, hạn chế đều có vai trò quan trọng của hoạt động lãnh đạo chỉ huy.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quan hệ phối hợp điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, tỷ lệ điều tra khám phá thấp, trong nhận xét, đánh giá Mục 2.4 chúng tôi đã chỉ ra là: trong chỉ huy, chỉ đạo quan hệ phối hợp điều tra vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài thiếu tập trung, thống nhất; chỉ huy mối quan hệ phối hợp chỉ là việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của từng đơn vị nghiệp vụ; cơ chế thực hiện chức năng, nhiệm vụ chưa được phân định rõ ràng giữa các lực lượng, giữa các cấp Công an, giữa các cấp trong cùng một lực lượng. Khi có yêu cầu phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ thì các Điều tra viên thường gặp gỡ, trao đổi hoặc khai thác kết quả công tác của các lực lượng nghiệp vụ khác một cách riêng rẽ. Tính chất phối hợp ở đây phổ biến mang tính tự phát, nhất thời, không có kế hoạch phối hợp cụ thể. Không đảm bảo được sự chỉ huy, chỉ đạo mối quan hệ phối hợp, nhất là việc kiểm tra đôn đốc thực hiện mối quan hệ phối hợp. Người chỉ huy của từng lực lượng nghiệp vụ chịu trách nhiệm chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ của lực lượng mình một cách chủ động, nhưng lại thụ động trong phối hợp hoạt động với các lực lượng nghiệp vụ

khác. Vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ chiến sỹ có tư tưởng cát cứ, cục bộ, chỉ chú ý đến lợi ích của bộ phận mình, lực lượng mình.

Do vậy, để nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài phải nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, chỉ huy; đổi mới tư duy, phương pháp công tác trong chỉ đạo quan hệ phối hợp. Cùng với những quy định hiện hành, Ban giám đốc Công an tỉnh cần bàn hành quy định cụ thể để điều chỉnh hoạt động tổ chức, quản lý của người lãnh đạo chỉ huy các lực lượng nghiệp vụ nêu trên. Từ đó tạo cơ sở pháp lý đầy đủ và cụ thể cho cán bộ lãnh đạo chỉ huy quyết định các vấn đề nảy sinh một cách nhanh chóng, đúng đắn và hiệu quả. Đồng thời, việc chấp hành những quy định pháp luật trong công tác chỉ đạo cũng hạn chế được sự tùy tiện trong các quyết định, đảm bảo phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm. Trước mắt cần tập trung nghiên cứu hoàn thiện chế độ làm việc, chế độ báo cáo, thỉnh thị ý kiến, chế độ thanh tra, kiểm tra thực hiện các quyết định, chế độ giao nhiệm vụ, cơ chế trao đổi thông tin… Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chỉ huy chỉ đạo nhằm đảm bảo sự hiệp đồng chặt chẽ, kịp thời, thống nhất giữa các đơn vị, lực lượng.

Công tác chỉ huy, chỉ đạo mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH với các lực lượng nghiệp vụ khác trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài phải bằng kế hoạch phối hợp cụ thể, đi liền với kiểm tra sát sao, thường xuyên việc thực hiện kế hoạch phối hợp của từng lực lượng để kịp thời chấn chỉnh những thiếu sót, lệch lạc.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 133 -141 )

×