0
Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Khái niệm quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoà

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 27 -31 )

trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài

Theo từ điển tiếng Việt, phối hợp có nghĩa là “Bố trí cùng nhau làm

theo một kế hoạch chung để đạt được một mục đích chung” [tr.639] và quan

hệ là “Sự gắn liền về mặt nào đó giữa những người hay những vật với nhau

hoặc giữa người và vật khiến cho mỗi chuyển biến ở một bên gây ra thay đổi ở bên kia” [tr.648]. Từ đó thể hiểu rằng, quan hệ phối hợp là hoạt động của

các thành viên trong một cộng đồng người cùng chung ý chí, cùng chung hành động thực hiện một công việc nào đó theo một kế hoạch chung nhằm đạt được mục đích chung đã được xác định trước.

Do đặc điểm của hoạt động điều tra, quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và các lực lượng nghiệp vụ khác trong CAND tồn tại khách quan, do chính thực tiễn hoạt động điều tra đòi hỏi. Thực hiện tốt quan hệ phối hợp này đồng nghĩa với việc khai thác, sử dụng triệt để sức mạnh của các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra khám phá tội phạm nói chung, tội phạm trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng.

Thế nào là quan hệ phối hợp ? kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn hoạt động điều tra cho thấy: Quan hệ phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác trong CAND trong hoạt động điều tra

hình sự là hoạt động phân công theo quy định của pháp luật, có sự thống nhất về mục đích và nhiệm vụ, lực lượng, biện pháp và phương tiện, thời gian, địa điểm tiến hành, sự chỉ huy chỉ đạo và thực hiện những thỏa thuận đó trong quá trình điều tra nhằm làm rõ sự thật của vụ án theo yêu cầu của pháp luật. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng nghiệp vụ trong CAND trong hoạt động điều tra chính là hoạt động phân công theo quy định của pháp luật có sự thống nhất về mục đích và nhiệm vụ, lực lượng, biện pháp và phương tiện, thời gian, địa điểm tiến hành, sự chỉ đạo và thực hiện những thỏa thuận có liên quan đến quá trình tiến hành một biện pháp điều tra, biện pháp trinh sát bổ trợ nào đó… Quan hệ phối hợp này là quan hệ giữa lực lượng điều tra với các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra và các lực lượng nghiệp vụ khác trong CAND. Trong đó cơ quan điều tra thụ lý vụ án đóng vai trò tổ chức và thực hiện mối quan hệ phối hợp này.

Quan hệ giữa các lực lượng nghiệp vụ trong họat động điều tra là quan hệ mang tính pháp lý dựa trên cơ sở pháp luật, hướng tới thực hiện mục đích của họat động điều tra đó là chứng minh sự thật của vụ án. Quan hệ phối hợp giữa cơ quan Cảnh sát điều tra với các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số họat động điều tra, các lực lượng nghiệp vụ khác trong CAND dựa trên cơ sở điều 10 Bộ luật tố tụng hình sự và điều 26 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự. Theo điều 26 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự thì Quan hệ giữa các cơ quan điều tra với nhau, giữa cơ quan điều tra với cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra với nhau là quan hệ phân công và phối hợp trong hoạt động điều tra; các đơn vị Cảnh sát nhân dân, An ninh nhân dân, Kiểm soát quân sự có trách nhiệm hỗ trợ và thực hiện các yêu cầu của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong hoạt động điều tra. Từ quy định tại điều 26 Pháp

lệnh Tổ chức Điều tra hình sự có thể nhận thấy mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra với các lực lượng nghiệp vụ khác là quan hệ phân công và phối hợp nhằm phát hiện kịp thời tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Đây là mối quan hệ hai chiều, đồng thời còn là nghĩa vụ, trách nhiệm trong quá trình điều tra vụ án. Cơ sở pháp lý của quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong hoạt động điều tra hình sự bao gồm những quy phạm pháp luật sau đây:

- Những quy phạm quy định những nguyên tắc cơ bản trong chương II (từ Điều 3 đến Điều 32) của Bộ luật tố tụng hình sự và Điều 5 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

- Những quy phạm quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra, điều tra viên và các cơ quan khác tham gia phối hợp trong quá trình điều tra.

- Những quy phạm quy định vai trò tổ chức quan hệ phối hợp và trách nhiệm quan hệ phối hợp của các cơ quan khác khi nhận được yêu cầu phối hợp của cơ quan điều tra.

Những quy phạm pháp luật trên là cơ sở pháp lý để các lực lượng nghiệp vụ xác định sự cần thiết phải thực hiện quan hệ phối hợp, hình thức và nội dung quan hệ phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả trong quá trình điều tra để nhanh chóng làm rõ vụ án.

Dựa trên cơ sở pháp lý, hình thức, nội dung của quan hệ phối hợp, chủ thể tham gia quan hệ phối hợp, mục đích của hoạt động điều tra có thể xác định mục đích của quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ là: Sử dụng tổng hợp sức mạnh của các lực lượng, khả năng của các biện pháp và phương tiện để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong những tình huống cụ thể của hoạt động điều tra nhằm nhanh chóng khám phá vụ án.

Xác định mục đích của quan hệ phối hợp giúp cho các lực lượng nghiệp vụ nhận thức được cần phải làm gì và làm như thế nào để thống nhất nhận thức và hành động để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động điều tra. Dựa trên cơ sở khái niệm, mục đích và thực tiễn quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ án hình sự nói chung, các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài nói riêng, có thể xác định mối quan hệ phối hợp này có khả năng giải quyết được những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động điều tra:

- Thu thập, nghiên cứu, đánh giá những dấu vết trong quá trình khám nghiệm hiện trường.

- Truy bắt đối tượng gây án theo dấu vết nóng. - Xác định người bị hại và những người làm chứng. - Truy tìm vật chứng.

- Xác định thủ phạm của vụ án. - Ngăn chặn tội phạm.

- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

- Tổ chức và tiến hành những biện pháp điều tra.

Phạm vi những nhiệm vụ mà quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ có thể giải quyết trong từng tình huống cụ thể của hoạt động điều tra nêu trên chỉ có tính phổ biến, trong từng tình huống cụ thể có thể được mở rộng thêm. Để những nhiệm vụ nêu trên có thể giải quyết thông qua tổ chức thực hiện quan hệ phối hợp thì vấn đề quan trọng là điều tra viên, cán bộ của những lực lượng nghiệp vụ CAND phải chủ động xác định những tình huống cụ thể cần phải có quan hệ phối hợp và tổ chức thực hiện có hiệu quả quan hệ phối hợp đó.

Như vậy, có thể hiểu: Quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA LỰC LƯỢNG NGHIỆP VỤ CAND TRONG ĐIỀU TRA CÁC VỤ TRỘM CẮP TÀI SẢN CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI (Trang 27 -31 )

×