- Lực lượng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH: theo quy định,
26 Báo cáo tình hình, kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2007 của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH Công
- Lực lượng Cảnh sát Kỹ thuật hình sự: Theo Quyết định 1967/QĐ của Tổng cục xây dựng lực lượng CAND ngày 23/1/1992, thì Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập phòng Kỹ thuật hình sự (PC21). Đối với quá trình điều tra khám phá tội phạm nói chung, lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết, diễn biến của sự việc đã xẩy ra nhằm xác định có tội phạm hay không? nguyên nhân, điều kiện, hậu quả tác hại và xác định thủ phạm… trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người ngước ngoài, lực lượng Kỹ thuật hình sự tiến hành khám nghiệm hiện trường và giám định các loại dấu vết, công cụ, đường vân, giám định chữ viết, tài liệu kỹ thuật … phục vụ cho công tác điều tra khám phá vụ án. Khảo sát tại phòng PC21 Công an Bà Rịa - Vũng Tàu cho thấy: phòng PC21 có 16 cán bộ chiến sỹ; bao gồm Ban chỉ huy phòng 3 đồng chí, và 2 đội nghiệp vụ (theo mô hình của Bộ Công an quy định có 4 đội nghiệp vụ: đội Tổng hợp, đội Khám nghiệm hiện trường - Pháp y, đội Giám định, đội Kỹ thuật phòng chống tội phạm), cụ thể là: đội Khám nghiệm hiện trường - Pháp y: 04 đồng chí, đội Giám định 09 đồng chí; đối với công tác tham mưu tổng hợp hiện nay do hai đồng chí ở đội Khám nghiệm hiện trường kiêm nhiệm. Về trình độ văn hóa 12/12 là 100%, 14/16 đồng chí có trình độ đại học (chiếm 87,50%); trình độ nghiệp vụ: 6/16 đồng chí Đại học CSND (chiếm 37,50%), 8/16 đồng chí tốt nghiệp Đại học ngành ngoài nhưng phù hợp với chuyên môn công tác kỹ thuật hình sự, trong đó có 1 bác sỹ pháp y (chiếm: 50,00%), 2/18 đồng chí tốt nghiệp Trung cấp y (chiếm 12,50%); trình độ chính trị: Cao cấp 4/16 đồng chí (chiếm 25,00%), Trung cấp 10/16 đồng chí (chiếm 62,50%). Như vậy, phòng Kỹ thuật hình sự là đơn vị có đội ngũ cán bộ chiến sỹ được đào tạo cơ bản (đội Khám nghiệm 100% tốt nghiệp Đại học CSND), có trình độ nghiệp vụ, chính trị đáp ứng được yêu cầu công tác. Tuy nhiên, yêu cầu cấp thiết hiện nay là phải được tăng cường quân số, đảm bảo đủ biên chế; hiện nay, đơn vị chỉ có 2 đội
nghiệp vụ, công tác tham mưu tổng hợp do cán bộ của đội Khám nghiệm kiêm nhiệm.
- Lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh: lực lượng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với chức năng thực hiện quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; quản lý người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài cư trú tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Phòng quản lý xuất nhập cảnh xem xét nhân sự; cấp gia hạn, sửa đổi bổ sung, hủy bỏ các loại giấy tờ có liên quan đến nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài; thực hiện việc kiểm soát và làm thủ tục xuất cảnh; trực tiếp kiểm tra, xử lý người nước ngoài tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân công dân Việt Nam vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất nhập cảnh, cư trú; thống kê nhà nước về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trên địa bàn tỉnh. Thực hiện phối hợp công tác giữa Phòng quản lý xuất nhập cảnh với các đơn vị nghiệp vụ thuộc các Cục nghiệp vụ và các lực lượng nghiệp vụ trong Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phòng quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm phối hợp giải quyết các yêu cầu của các đơn vị nghiệp vụ quản lý hệ đối tượng, quản lý địa bàn, mục tiêu, tuyến, điểm theo chức năng của Bộ Công an quy định và của Công an tỉnh. Phối hợp để phục vụ công tác nghiệp vụ (như: thực hiện đối sách, phiên dịch, biện pháp nghiệp vụ khẩn cấp…).Trường hợp đơn vị nghiệp vụ có yêu cầu về nghiệp vụ, thông qua Phòng quản lý xuất nhập cảnh để mời, triệu tập, tạm giữ người nước ngoài thì phải trao đổi thống nhất với phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh.
Phòng Quản lý xuất nhập cảnh (PA18) Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 15 cán bộ chiến sỹ, trình độ văn hóa: 12/12 là 100%, trong đó: đại học 9/15 (chiếm 60,00%), cao đẳng 6/15 (chiếm 40,00%); trình độ nghiệp vụ: đại học An ninh nhân dân 05/15 (chiếm 33,33%), cao đẳng An ninh nhân dân 05/15 (chiếm 33,33%); Bồi dưỡng nghiệp vụ An ninh nhân dân (đại học
ngành ngoài) 05/15 (chiếm 33,33%). Về trình độ chính trị: cao cấp 02 đồng chí (13,33), trung cấp 08 đồng chí (53,33), sơ cấp 05 đồng chí (33,33%).
Bảng 13: Thống kê về trình độ ngoại ngữ của cán bộ phòng PA18. Ngoại ngữ Tổng số Trình độ ngoại ngữ Tỷ lệ Ghi chú
Đại học Cao đẳng
Tiếng Anh 4 3 1 40% Tỷ lệ được tính
trên tổng số CBCS có trình độ ngoại ngữ Tiếng Nga 3 0 3 30% Tiếng Nhật 1 0 1 10% Tiếng Trung 2 1 1 20% Ngoại ngữ khác 0 0 0 0
(Nguồn: PA18 Công an tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).
Như vậy, Phòng quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh có trình độ chính trị, nghiệp vụ cao 100% cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học; 10/15 đồng chí có trình độ cao đẳng, đại học An ninh nhân dân (66,70%). Về trình độ ngoại ngữ 10/15 (66,70%) đồng chí có trình độ ngoại ngữ, với 04 thứ tiếng là: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản; trong đó tập trung chủ yếu là tiếng Anh 4 đồng chí (40,00%), tiếng Nga 03 đồng chí (30,00%), và chỉ có 02 đồng chí (20,00%) có trình độ đại học, 08 đồng chí (80,00%) có trình độ cao đẳng; chưa có đồng chí nào biết hai thứ tiếng trở lên. Tuy nhiên, thực tế hiện nay phòng vẫn thiếu về quân số, để đáp ứng được yêu cầu công tác cần phải được tăng cường quân số nhất là cán bộ có trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ.
2.3.2 Các biện pháp quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài
Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm thuộc chức năng của những cơ quan do pháp luật quy định. Những cơ quan này tiến hành các biện pháp phù hợp với quy định của pháp luật để tiếp nhận, kiểm tra những tin báo, tố giác về tội phạm và những vụ việc có tính hình sự mà công dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội chuyển đến hoặc được nêu trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trên cơ sở đó, các cơ quan theo pháp luật quy định ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra, nếu có những tài liệu cần và đủ chỉ ra dấu hiệu cơ bản của tội phạm trên thực tế đã xẩy ra hoặc không khởi tố vụ án hình sự nếu không có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.
Từ khảo sát và nghiên cứu thực tiễn cho thấy các thông tin ban đầu về vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài trên địa bàn thành phố Vũng Tàu rất ít trường hợp người bị hại trực tiếp trình báo mà chủ yếu từ chủ các khách sạn, nhà nghỉ, nhà cho người nước ngoài thuê, người quản lý, hoặc nhân viên lễ tân báo cho Công an phường, chiếm 88,23%, Công an thành phố Vũng Tàu là 7,35%, các lực lượng nghiệp vụ khác 4,41%. Vì lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ANTT một cách toàn diện, trong đó lực lượng CSKV trực tiếp quản lý địa bàn, dân cư; lực lượng Cảnh sát quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT trực tiếp quản lý các khách sạn, nhà nghỉ, nhà cho người nước ngoài thuê, hiện nay lực lượng này đang trực tiếp quản lý 97 khách sạn, 4.860 nhà trọ và 206 nhà cho người nước ngoài thueâ27. Do vậy, khi có vụ việc liên quan đến ANTT, cũng như vụ trộm cắp tài sản của người nước ngoài quần chúng nhân dân thường trình báo, cung cấp thông tin cho cơ quan Công an quản lý trong phạm vi họ cư trú, thông thường cũng là cơ quan Công an nơi gần nhất, chính vì vậy khi có vụ phạm tội xẩy ra thì thông tin về tội phạm thường đến với lực lượng