trình lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH và các lực lượng nghiệp vụ khác cùng nhau thỏa thuận, thống nhất về mục đích, nhiệm vụ, bố trí lực lượng, biện pháp và phương tiện, thời gian và địa điểm tiến hành, sự chỉ đạo thực hiện những thỏa thuận đó nhằm làm rõ sự thật của vụ án theo yêu cầu của pháp luật.
Khái niệm trên đã phản ánh những dấu hiệu bản chất của quan hệ phối hợp giữa các lực lượng nghiệp vụ CAND trong điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài . Đó là:
- Chủ thể của quan hệ phối hợp là lực lượng CSĐT tội phạm về TTXH và các lực lượng nghiệp vụ khác trong CAND.
- Nội dung của quan hệ phối hợp đó là hoạt động thỏa thuận, thống nhất về mục đích, nhiệm vụ, bố trí lực lượng, biện pháp và phương tiện, thời gian và địa điểm tiến hành, sự chỉ đạo thực hiện và thực hiện những thỏa thuận đó trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài.
- Mục đích của quan hệ phối hợp là nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài, chứng minh tội phạm, làm rõ thật của vụ án.
1.2.2 Chủ thể và mối quan hệ giữa các chủ thể trong hoạt động điều tra các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài
1.2.2.1 Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH – Chủ thể trực tiếp giữ vai trò nòng cốt
Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH tiền thân là lực lượng Cảnh sát hình sự có chức năng tiến hành các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, trinh sát điều tra, ngăn chặn mọi hoạt động của bọn tội phạm hình sự, góp phần bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, bảo vệ tính mạng, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật; lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH có chức năng điều tra các tội phạm quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (năm 2004); hướng dẫn các đơn vị thuộc lực lượng CSND thực hiện Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự.
Tổ chức của Lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH theo quy định tại Điều 9 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 bao gồm: ở cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an có Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh có Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội; cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện có Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội bao gồm tổ chức của Cục Cảnh sát hình sự và các Phòng điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Phòng hướng dẫn và điều tra án hình sự; Phòng hướng dẫn và điều tra án giao thông) từ Cục Cảnh sát điều tra trước đây chuyển sang. Mã ký hiệu của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội là C14; Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội bao gồm tổ chức của Phòng Cảnh sát hình sự và các đội điều tra tội phạm về trật tự xã hội từ Phòng Cảnh sát điều tra trước đây chuyển sang. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có mã ký hiệu là PC14; Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội bao gồm tổ chức của Đội Cảnh sát hình sự và tổ Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội từ Đội Cảnh sát điều tra trước đây chuyển sang.
Theo Thông tư số 12/2004/TT-BCA (V19) ngày 23/9/2004 của Bộ Công an Hướng dẫn thi hành một số quy định của Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 trong Công an nhân dân thì lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có nhiệm vụ, quyền hạn:
- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự (gọi chung là tội phạm về trật tự xã hội) nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Sơ kết, tổng kết công tác điều tra, xử lý tội phạm về trật tự xã hội. Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội:
- Tiến hành điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương XII, XIII, XIV, XV, XIX, XX, XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân) hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
Theo thông tư số 81/2002/TANDTC ngày 10 tháng 6 năm 2002 của Tòa án nhân dân tối cao: “Không chỉ đối với các vụ án về các tội chiếm đoạt, mà đối với tất cả các loại vụ án nói chung, nếu theo quy định tại khoản 1 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự là thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, nhưng trong vụ án có bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự là người nước ngoài hoặc tổ chức nước ngoài thì căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hiện hành là thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh”14. Như vậy, các vụ án trộm cắp tài sản của người nước ngoài thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.