Phân tích môi trờng Marketing vĩ mô.

Một phần của tài liệu 219789 (Trang 44 - 47)

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức kinh doanh, phương thức phục vụ và chăm súc khỏch hàng, đa dạng hoỏ cỏc kờnh giới thiệu, cung cấp sản

3.2.1. Phân tích môi trờng Marketing vĩ mô.

3.2.1.1. Môi trờng kinh tế.

Trải qua hơn 20 năm đổi mới (1986-2007), nền kinh tế Việt Nam hiện đang đạt tốc độ tăng trởng khá cao, ổn định và phát triển tơng đối toàn diện. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nớc (GDP) bình quân trong các năm gần đây (từ 2001-2006) đạt 7,6%/năm, dự kiến trong giai đoạn 2007-2010, GDP tiếp tục tăng với tốc độ 7,6- 8%/năm. Tại thành phố Hà Nội, trong thời gian gân đây (từ năm 2001-2006), GDP tăng ổn định, bình quân đạt 11,1%/năm, dự kiến trong giai đoạn 2007-2010, GDP sẽ tiếp tục tăng từ 11-12%/năm, nhờ vậy, thu nhập cũng nh nhu cầu sử dụng dịch vụ ĐTDĐ của ngời dân có điều kiện tăng lên.

Việc Việt Nam gia nhật Tổ chức Thơng mại thế giới (WTO) từ ngày 07/11/2006 sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đầu t kinh doanh trong và ngoài nớc, tạo môi trờng thuận lợi, đồng thời, đặt ra thách thức ngày càng lớn trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ ĐTDĐ.

Trong giai đoạn 2007-2010, khi một số mạng di động (MobiFone, Vinaphone, Viettel) cổ phần hoá, các doanh nghiệp Viễn thông nớc ngoài sẽ đợc mua cổ phần của các Công ty này ở mức không quá 49%. Đến năm 2009, các doanh nghiệp này sẽ đợc phép liên doanh với Công ty Việt Nam và sau năm 2010 có thể thành lập Công ty 100% vốn nớc ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay, bên cạnh các doanh nghiệp nớc ngoài đã tham gia kinh doanh tại Việt Nam theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) nh Hutchison Telecommunications (Hồng Kông), SLD Telecom PTe Ltd (Hàn Quốc), Comvik/Kennivik (Thuỵ Điển), một số tập đoàn Viễn thông lớn trên thế giới nh France Telecom (Pháp), NTT-DoCoMo (Nhật Bản), VodaPhone (Anh), Lucent (Pháp), Telenor (Na Uy).v.v đã mở văn phòng đại diện, xúc tiến việc đầu t… , kinh doanh tại thị trờng ĐTDĐ Việt Nam.

Nh vậy, môi trờng kinh tế trong thời gian tới sẽ thuận lợi cho việc gia tăng quy mô, nhu cầu sử dụng dịch vụ ĐTDĐ, đồng thời, sự cạnh tranh trên thị trờng này cũng ngày càng gay gắt do sự tham gia với mức độ ngày càng tăng của các doanh nghiệp nớc ngoài.

3.2.1.2. Môi trờng công nghệ.

Sau thời gian cạnh tranh chủ yếu bằng giá cớc và các chơng trình khuyến mại khi có sự xuất hiện của các mạng di động mới (từ năm 2004 tới nay), dự báo trong giai đoạn 2007-2010, chất lợng dịch vụ sẽ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc tạo lợi thế cạnh tranh và khẳng định thơng hiệu của các mạng di động, vì vậy, dự báo sẽ có những bớc tiến lớn trong việc ứng dụng công nghệ, mở rộng vùng phủ sóng, đa dạng hoá các dịch vụ tiện ích trong thời gian tới.

Các mạng sử dụng công nghệ GSM (MobiFone, Vinaphone, Viettel Mobile) đang triển khai đầu t, chuẩn bị điều kiện kỹ thuật để có thể ứng dụng công nghệ NGN và 3G trong thời gian từ năm 2008-2010. Sau khi chuyển đổi, NGN và 3G sẽ cho chất lợng vợt trội so với dịch vụ GPRS đang cung cấp, các thuê bao 3G sẽ đợc cung cấp các dịch vụ chất lợng cao nh hội nghị di động, internet băng thông rộng, xem tivi,.v.v... Các mạng này cũng đang có kế hoạch cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng mới nh: Info360, SimToolKit 128K, Mobile Email, Push to Talk,...

Trong khi đó, sau khi trở thành mạng di động đàu tiên giới thiệu các dịch vụ gia tăng 3G vào cuối năm 2006 (nh Live TV- xem truyền hình trực tiếp, VOD/MOD-

xem phim, nghe nhạc theo yêu cầu, Mobile Internet), S-Fone đã tăng vốn đầu t để nâng cao chất lợng vùng phủ sóng.

EVN Telecom cũng có kế hoạch hoàn thành đề án xin phép triển khai dịch vụ 3G vào quý 3/2007, đồng thời, tiếp tục đầu t mở rộng vùng phủ sóng, phấn đấu đến năm 2010 có 5.000-6.000 trạm thu phát sóng (BTS). Trong thời gian tới EVN Telecom dự kiến triển khai dịch vụ định vị ĐTDĐ (xác định vị trí của thuê bao ĐTDĐ với sai số trong bán kính không quá 50m) nhằm tạo bớc đột phá để thâm nhập sâu hơn vào thị trờng các thành phố.

Nh vậy, trong thời gian tới, dịch vụ Cityphone đứng trớc nguy cơ ngày càng lạc hậu do sự nâng cấp mạng, ứng dụng công nghệ hiện đại của các đối thủ cạnh tranh.

3.2.1.3. Môi trờng văn hoá - xã hội.

Trong giai đoạn 2007-2010, dự kiến dân số, thu nhập của ngời dân Thủ đô sẽ tiếp tục tăng, tạo cơ hội cho sự phát triển dịch vụ ĐTDĐ. Với tốc độ tăng dân số 1,05-1,1%/năm, đến năm 2010, Hà Nội sẽ có khoảng 3,6-3,7 triệu ngời. Ngoài ra, số ngời thuộc các tỉnh, thành phố khác về sống, làm việc tại Hà Nội dự kiến sẽ tăng từ 1,1 triệu ngời hiện nay lên 1,5 triệu ngời vào năm 2010 (nguồn: phòng PC13, công an Thành phố Hà Nội). Thu nhập bình quân của ngời Hà Nội đến cuối năm 2006 đạt 1.570 USD/ngời (tơng đơng 2.093.000 đồng/ngời/tháng), dự kiến đến năm 2010 sẽ tăng lên 2.383 USD/ngời (tơng đơng 3.178.000 đồng/ngời/tháng) (nguồn: Niên giám thống kê Hà Nội năm 2006). Thành phố cũng đặt chỉ tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ ngời nghèo xuống dới 4%, tỷ lệ thất nghiệp dới 5,5% vào năm 2010năm (nguồn: Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố khoá XIII trình đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ Thành phố Hà Nội, năm 2005).

Bên cạnh đó, Hà Nội là nơi tập trung nhiều cơ quan của Nhà Nớc, nớc ngoài, trờng Đại học, trình độ dân trí cao, văn hoá thành phố là sự kết hợp giữa văn hoá ph- ơng đông và hiện đại phơng tây, là những điều kiện tốt cho việc phát triển dịch vụ ĐTDĐ.

3.2.1.4. Môi trờng chính trị, luật pháp.

Pháp lệnh Bu chính viễn thông chính thức có hiệu lực từ ngày 01/10/2002, cho phép mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, đồng thời khuyến khích phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh để chủ động trong quá trình hội nhập quốc tế, tăng cờng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngời tiêu dùng, từ đó tạo ra môi trờng pháp lý công bằng và thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động.

Thực hiện chủ trơng hội nhập quốc tế đợc Đại hội VII Đảng cộng sản Việt Nam đề ra đề ra, Việt Nam đã đa ra cam kết về 5 dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong ASEAN. Các cam kết này quy định các công ty nớc ngoài đợc tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụ viễn thông ở Việt Nam dới hình thức BCC. Bên cạnh đó, Hiệp định thơng mại Việt - Mỹ đã có hiệu lực và sẽ tạo ra sự biến đổi không nhỏ trên thị trờng Việt Nam. Các cam kết Việt Nam nêu ra trong hiệp định thơng mại Việt – Mỹ sâu và rộng hơn nhiều so với cam kết trong ASEAN. Đến hết năm 2005, các công ty nớc ngoài có thể tham gia thị trờng viễn thông trong nớc. Từ việc thực hiện cam kết này tất yếu sẽ dẫn tới thị trờng viễn thông Việt Nam sẽ bị chia sẻ và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nớc sẽ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải biết liên kết hỗ trợ nhau để cùng tồn tại và phát triển.

Đối với dịch vụ Cityphone, ngày 11/12/2006, VNPT đã có văn bản số 2499/QĐ-GCTT cho phép BĐHN chủ động quy định cớc hoà mạng, cớc thuê bao, c- ớc và phơng thức tính cớc liên lạc nội tỉnh, cớc nhắn tin SMS của dịch vụ Cityphone (đảm bảo cớc thuê bao và cớc thông tin không thấp hơn cớc dịch vụ điện thoại cố định của VNPT), tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triền dịch vụ.

Một phần của tài liệu 219789 (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w