Phân tích và đánh giá kết quả của Công ty một vài năm gần đây:

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng (Trang 36 - 42)

* Phân tích khái quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty:

Công ty Thực phẩm Hà Nội có quá trình tồn tại và phát triển lâu đời, là một Công ty cung ứng các sản phẩm trực tiếp và không thể thiếu cho đời sống con ng−ờị Với lịch sử hình thành và phát triển lâu dài cùng với sự vận động của thị tr−ờng chuyển đổi từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị tr−ờng, hiện nay Công ty đã có những h−ớng đi đúng đắn đồng thời tận dụng tốt những khả năng sẵn có, loại bỏ đ−ợc những thiếu sót do kinh nghiệm dày dặn và lâu năm nên Công ty Thực phẩm Hà Nội sản xuất kinh doanh rất có

hiệu quả. Qua biểu 2.1, chúng ta có thể đánh giá sơ bộ tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2000, 2001,2002 cụ thể nh− sau:

- Về doanh thu: Tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm đều tăng. Tổng doanh thu năm 2001 là 149. 755. 841. 000 đồng tăng 6,968 tỷ đồng so với năm 2000 ứng với số t−ơng đối là 4,88%. Tổng doanh thu năm 2002 là 153. 273. 297. 000 đồng tăng 3,517 tỷ đồng so với năm 2001 ứng với số t−ơng đối là 2,35%

Điều này cho thấy 3 năm gần đây Công ty làm ăn có hiệu quả. Vốn kinh doanh của Công ty khá, trong đó tỷ trọng vốn cố định chiếm khoảng 80% tổng vốn kinh doanh. Qua các năm, vốn cố định của Công ty có xu h−ớng tăng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 1,559 tỷ đồng với tốc độ tăng 5,38% chứng tỏ Công ty quan tâm tới việc đầu t− lâu dàị

- Về tổng chi phí kinh doanh: Nh− chúng ta đã thấy, doanh thu của Công ty qua các năm tăng nh−ng tổng chi phí kinh doanh của Công ty lại có xu h−ớng giảm, điều này càng chứng tỏ công ty đã phát huy đ−ợc thế mạnh của mình trong KD. Tổng chi phí KD năm 2001 so với năm 2000 giảm 3,359 tỷ đồng, số t−ơng đối giảm 4,04%. Mặc dù tổng chi phí kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 tăng 966 triệu đồng, số t−ơng đối tăng 1,21% nh−ng so với năm 2000 vẫn giảm 2,393 tỷ đồng với số t−ơng đối giảm 2,88%. Do đó, có thể coi tổng chi phí kinh doanh thuộc Công ty có xu h−ớng giảm.

- Về chỉ tiêu nộp ngân sách cho nhà n−ớc, chúng ta thấy phần đóng góp cho nhà n−ớc của Công ty qua các năm đều tăng. Cụ thể: năm 2001 so với năm 2000 tăng 531 triệu đồng, số t−ơng đối tăng 17,67% còn năm 2002 so với năm 2001 tăng 210 triệu đồng với số t−ơng đối là 5,94%. Điều đó chứng tỏ Công ty đã và đang hoạt động có hiệu quả nên lợi tức tăng dẫn đến thuế tiêu thụ đặc biệt tăng. Song điều đáng nói hơn ở chỉ tiêu này là Công ty luôn hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà n−ớc.

- Về lợi nhuận: Nói về chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty qua các năm ta thấy đều tăng. Năm 2001 so với năm 2000 tăng 119 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 14,93%. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 353 triệu đồng với tỷ lệ là 38,49%. Những con số này lại thêm một lần nữa khẳng định hoạt động kinh doanh có hiệu quả của Công tỵ

Để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Thực phẩm Hà Nội chúng ta xét mối liên hệ giữa lợi nhuận và vốn kinh doanh. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn kinh doanh đ−ợc thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi

nhuận/ vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này của Công ty năm 2001 so với năm 2000 giảm 0,0003%. Điều này là không tốt nh−ng đứng tr−ớc tình hình này Ban Giám đốc và bộ phận lãnh đạo của Công ty đã chủ động xem xét và tìm hiểu tình hình và đã đề ra đ−ợc những biện pháp phù hợp để có thể sử dụng vốn kinh doanh có hiệu quả. Và kết quả là năm 2002 tỷ lệ lợi nhuận/vốn kinh doanh đã tăng 0,0042%. Điều này cho thấy ban Giám đốc và bộ phận lãnh đạo đã theo dõi rất sát sao hoạt động kinh doanh và đã đề ra những biện pháp phù hợp cho sự phát triển của Công tỵ

Xét mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí thông qua chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí. Chỉ tiêu này có xu h−ớng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,0019% và năm 2002 so với năm 2001 tăng 0,0042%. Điều này chứng tỏ Công ty đã quản lý tốt chi phí. Chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu của Công ty cũng t−ơng đ−ơng chỉ tiêu này, đều tăng qua các năm.

- Về tình hình kết quả thu nhập bình quân cho cán bộ công nhân viên Công ty: Thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên năm 2001 so với năm 2000 tăng 100. 000 đồng với tỷ lệ tăng là 15,38%. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 250. 000 đồng với tỷ lệ tăng là 33,33%. Điều này cho thấy sự cố gắng v−ợt bậc của Ban Giám đốc và bộ phận lãnh đạo để cải thiện đời sống của ng−ời lao động, động viên khuyến khích họ tích cực tham gia xây dựng Công ty ngày một lớn mạnh.

* Phân tích tình hình biến động tài sản của Công ty Thực phẩm Hà Nội năm 2002 Biểu 2. 2: Tình hình biến động tài sản của Công ty Thực phẩm Hà Nội năm 2002z

Đơn vị: Trđ

So sánh

STT Khoản mục Số đầu năm cuối kỳ Số Chênh lệch % tăng giảm

1 TSLĐ và đầu t− ngắn hạn 13. 862 10. 151 - 3. 711 - 26,77 2 TSCĐ và đầu t− dài hạn 28. 814 43. 693 14. 879 51,64 3 Tổng tài sản 42. 676 53. 844 11. 168 26,17 Qua số liệu trên chúng ta thấy TSLĐ bị giảm với số tuyệt đối là 3. 711 tỷ đồng. Còn TSCĐ của Công ty tăng rất lớn với số tuyệt đối là 14,879 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã đầu t− vào cơ sở vật chất, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý hoạt động kinh doanh, tạo đà phát triển cho năm sau:

∑ giá trị TSCĐ và đầu t− dài hạn Tỷ suất đầu t− =

∑ Tài sản x 100%

53. 844

* Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Thực phẩm Hà Nội:

Biểu 2. 3: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Thực phẩm Hà Nội năm 2002 Đơn vị: Trđ

So sánh

STT Khoản mục Số đầu

năm Số cuối kỳ Số tuyệt đối Tỷ lệ (%)

1 Nợ phải trả 13. 058 23. 301 10. 243 78,44 2 Nguồn vốn chủ sở hữu 29. 618 30. 542 924 3,12 3 Tổng nguồn vốn 42. 676 53. 844 11. 168 26,17

Qua bảng trên ta thấy nợ phải trả tăng 10,243 tỷ đồng t−ơng ứng tăng 78,44%. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 924 triệu đồng, t−ơng ứng tăng 3,12%. Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu tăng không đáng kể so với khoản nợ phải trả. Điều này chứng tỏ tình hình huy động và sử dụng các nguồn vốn của Công ty là ch−a tốt.

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tài trợ = Tổng nguồn vốn kinh doanh x 100%

30. 542

TSTT = 53. 844 x 100% = 56,72% Tổng công nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số công nợ = Tổng nguồn vốn kinh doanh 23. 301

HSCN =

53. 844 x 100% = 56,72% Vậy Công ty không gặp khó khăn về tài chính.

- Về khả năng thanh toán: Ta chỉ xét khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán phản ánh khả năng trả các khoản nợ mà doanh nghiệp phải có trách nhiệm trả.

Giá trị thực của TSLĐ và đầu t− ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện thời = Tổng nợ ngắn hạn

10. 150. 785. 000

= 14. 769. 966. 000 = 0,69

Hệ số thanh toán hiện thời là 0,69 là ch−a tốt. Điều đó chứng tỏ Công ty có khả năng toàn bộ nợ ngắn hạn từ việc dùng TSLĐ và đầu t− ngắn hạn của doanh nghiệp nh−ng khả năng này là nhỏ.

Giá trị thực TSLĐ và đầu t− ngắn hạn - hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn

10. 150. 785. 000 = =

4. 329. 087. 000 = 0,39

Hệ số thanh toán nhanh là 0,39 là ch−a tốt. Tuy Công ty có thể thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nh−ng mức độ ch−a caọ

* Phân tích hiệu quả sử dụng vốn:

Vốn kinh doanh là môt chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp tính bằng tiền, là yếu tố vật chất tạo tiền đề cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là rất quan trọng. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Thực phẩm ta phân tích theo bảng sau:

Biểu 2. 4: Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thực phẩm Hà Nội

Đơn vị: Trđ Năm So sánh TT Các chỉ tiêu 2001 2002 Số tuyệt đối Tỷ lệ(%) 1 Doanh thu bán hàng 134. 780 137. 946 3. 166 2,35 2 Tổng vốn kinh doanh bình quân 40. 896 47. 827 6. 931 16,95 3 Lợi nhuận 918 1. 272 354 38,56 4 Hệ số doanh thu/vốn 3,29 2,88 -0,41

Tình hình kết quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của Công ty nh− vậy có thể xem là tốt bởi hệ số doanh thu / vốn của Công ty năm 2002 có giảm so với năm tr−ớc 0,41% và Công ty vẫn đảm bảo tăng lợi nhuận.

* Phân tích tình hình mua bán một số mặt hàng chính của Công ty:

Đối với một doanh nghiệp th−ơng mại việc kiểm soát tình hình mua - bán là rất quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch mua - bán cần phải chính xác và đảm bảo tính hiệu quả. Nếu nhập thiếu thì dẫn đến tình trạng thiếu hàng hóa để bán hay mất cơ hội thu lợi nhuận còn nếu nhập thừa, hàng hóa sẽ bị tồn kho, chậm l−u chuyển gây ứ đọng vốn.

Biểu 2. 5 giới thiệu tình hình mua bán một vài mặt hàng chính của Công ty

Thực phẩm Hà Nội trong 3 năm 2000, 2001, 2002. Nhìn vào biểu 2. 5 ta thấy về cơ bản tình hình mua bán của công ty là khá hợp lý.

- Về tình hình mua: Qua các năm, l−ợng mua vào luôn đáp ứng đủ bán rạ Có đ−ợc điều đó là do Ban Giám Đốc và bộ phận lãnh đạo đã dự đoán tr−ớc tình hình biến động của thị tr−ờng để dự trữ hàng hóa đầy đủ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của khách hàng. Ví dụ nh− với mặt hàng giò các loạị Năm 2001 mua vào là 44 tấn, bán ra là 40 tấn, sang đến năm 2002, mua vào là 126 tấn và bán ra là 116 tấn. Năm 2002 tỷ lệ mua vào tăng 82 tấn so với năm 2001 là do nhu cầu của khách hàng về mặt hàng này tăng đột biến và một phần là do chất l−ợng giò đã đ−ợc nâng cao qua từng năm và thêm vào đó là do Công ty đã nghiên cứu ra một loại hóa chất thay cho hàn the trong khâu chế biến giò, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo chất l−ợng khiến khách hàng tin dùng và ủng hộ Công tỵ

Tuy nhiên, các mặt hàng n−ớc mắm, đồ hộp và đ−ờng tỷ lệ mua vào năm 2002 nhỏ hơn năm 2001. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự biến động của thị tr−ờng. Nh−ng tỷ lệ bán ra không chênh lệch nhiều so với tỷ lệ mua vào, vậy điều đó là do nhân tố khách quan tác động và Công ty đã rất cố gắng đảm bảo nguồn hàng để điều tiết thị tr−ờng.

- Về tình hình bán hàng trong ba năm gần đây đều tăng cả về số tuyệt đối và số t−ơng đối ngoại trừ hai mặt hàng là n−ớc mắm và đ−ờng.

+ N−ớc mắm: năm 2000 và năm 2001 đều tăng nh−ng số l−ợng bán năm 2002 lại giảm 356. 000 lít so với năm 2001 t−ơng ứng giảm 3,94%.

+ Đ−ờng: l−ợng bán năm 2002 giảm 102 tấn so với năm 2001 t−ơng ứng giảm 19,84%. Mặc dù tỷ lệ bán ra của mặt hàng này là khá cao so với tỷ lệ mua vào (bán ra: 412 tấn so với mua vào 421,5 tấn). Nguyên nhân của tình trạng này là do đ−ờng nhập lậu của Trung Quốc đã ồ ạt tấn công sang thị tr−ờng mua - bán đ−ờng ở Việt Nam. Giá cả của các loại đ−ờng này rẻ hơn giá của đ−ờng sản xuất tại các nhà máy tại Việt Nam, do đó nó khá phù hợp với túi tiền ng−ời lao động nên mặt hàng này của Trung Quốc đã đ−ợc tiêu thụ mạnh, ảnh h−ởng không nhỏ đến doanh thu bán của các nhà máy sản xuất đ−ờng Việt Nam.

Trên đây là những phân tích hết sức sơ l−ợc về quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Hà Nội nh−ng cũng phần nào giúp cho chúng ta một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Thực phẩm Hà Nội thời gian quạ

Nguyễn Thị Tú Uyên – K35A5 – Quản trị doanh nghiệp

2.2. Thực trạng quản trị hoạt động bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nộị 2.2. Thực trạng quản trị hoạt động bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nộị 2.2. Thực trạng quản trị hoạt động bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nộị 2.2. Thực trạng quản trị hoạt động bán hàng ở Công ty Thực phẩm Hà Nộị

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị bán hàng (Trang 36 - 42)