Một số kiến nghị, giải pháp trong cải cách hành chín hở tuyên quang

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 79 - 93)

Kết quả thực hiện cải cách hành chính trên phạm vi cả nước trong những năm qua đã có nhiều thành tích và bước tiến rõ nét trên cả bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước, nhất là về xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế và hành chính phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, so với yêu cầu và mục tiêu đề ra, nhìn chung công tác cải cách hành chính vẫn còn bộc lộ nhiều khuyết điểm, yếu kém, tốc độ cải cách còn chậm, hiệu quả thấp, chưa đồng bộ. Tình trạng quy định và thực hiện các thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong quan hệ với dân và doanh nghiệp vẫn còn phức tạp, phiền hà, chậm được khắc phục cơ bản. Công tác quản lý, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa có chuyển biến đáng kể.

Việc triển khai phân cấp cụ thể trên từng ngành, lĩnh vực và công tác xã hội hoá thực hiện chậm và có nhiều yếu kém. Yêu cầu về điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả chưa được tuân thủ nghiêm túc cả ở Trung ương và địa phương, số lượng các đầu mối trực thuộc tăng lên. Đổi mới quản lý tài chính công chưa theo kịp với cải cách trên các lĩnh vực khác.

Để tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính đồng bộ, sâu rộng và có hiệu quả hơn trên các lĩnh vực, mà trọng tâm và yêu cầu cấp bách là tập trung vào cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo được chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa cơ quan hành chính với dân và doanh nghiệp, nhằm phát triển kinh tế - xã hội. Chính phủ đã xác định rõ: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm hiện nay là đẩy mạnh cải cách hành chính, cùng với việc tổ chức nghiêm Luật Phòng, chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhìn nhận cải cách hành chính từ tư tưởng xây dựng nhà nước dân chủ pháp quyền của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho chúng ta thấy cải cách hành chính nhà nước là một phương thức, một biện pháp tích cực nhằm làm cho năng lực quản lý nhà nước của các cấp chính quyền thêm mạnh mẽ và sáng suốt để phục vụ nhân dân, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của đất nước có hiệu quả thiết thực. Tính cấp

thiết cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính đòi hỏi phải được tiến hành dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" cho chúng ta thấy được rõ ràng hơn về mục tiêu, nội dung, động lực và phương thức của cải cách hành chính nhà nước hiện nay. Cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và sự vô cảm, thiếu trách nhiệm trước nhân dân của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức cần được tiến hành đồng bộ với tiến trình cải cách nhà nước, cải cách hành chính. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa không thể thiếu động lực dân chủ của khối đại đoàn kết toàn dân.

Sự cần thiết bổ sung cho mục tiêu cải cách hành chính ở cả nước cũng như ở Tuyên Quang hiện nay là: thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân". Đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào công cuộc cải cách hành chính nhà nước chính là biết vận dụng một cách sáng tạo các quan điểm của Người để tiến hành cải cách nhà nước, thực hiện có hiệu quả theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; xây dựng chính quyền nhà nước mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân trên nền tảng bảo đảm tự do, dân chủ và đoàn kết toàn dân.

Bổ sung vào bài học về cải cách hành chính (trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010) bằng bài học từ việc tổ chức xây dựng chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Giữ gìn truyền thống cách mạng và phát huy giá trị các bài học lịch sử về xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh với bài học về xây dựng thể chế pháp quyền dân chủ, giữ vững các nguyên tắc Hiến pháp Việt Nam 1946, xây dựng bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền dân chủ, đến bài học lấy dân làm gốc, đem sức dân, tài dân, của dân làm lợi cho dân vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu của cải cách nhà nước hiện nay.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân để xác định nội dung các quan điểm, phương pháp và hình thức tiến hành tổ chức, chỉ đạo điều hành nhà nước ở Chủ tịch Hồ Chí Minh làm luận cứ khoa học cho

lý luận cải cách hành chính và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Tiến hành cải cách hành chính nhà nước, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay được thực hiện trong tình trạng thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nước trong cơ chế kinh tế mới, như nhận xét của Chính phủ (về thuận lợi và khó khăn đối với cải cách hành chính) là một bất cập của thực tiễn đòi hỏi phải có "lý luận dẫn đường" để lấp dần khoảng trống ấy. Do vậy, các công trình khoa học, các đề tài, chương trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước cần hướng tới thực hiện nhiệm vụ cung cấp luận cứ, luận chứng khoa học góp phần đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào cuộc sống.

Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền cải cách hành chính nhà nước gắn với tư tưởng Hồ Chí Minh về tổ chức xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.

Cải cách hành chính không chỉ là việc riêng của hệ thống hành chính, mà là yêu cầu chung của toàn xã hội, vì vậy cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin, cải cách thông tin tình hình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh... để cán bộ, công chức và người dân nhận thức đúng về cải cách bộ máy nhà nước và cải cách hành chính. Cần có những biện pháp tích cực để thực hiện quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy hành chính.

Nhìn tổng thể cải cách hành chính ở Tuyên Quang diễn ra khá thụ động với tốc độ chậm và kết quả chưa cao. Nguyên nhân của thực trạng trên có rất nhiều song điều dễ nhận thấy là do nhận thức chủ quan của lãnh đạo tỉnh chưa kịp thời xác định tính cấp thiết, tầm quan trọng và quy mô rộng lớn của cải cách hành chính ở ngay thời gian bắt đầu triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính của nhà nước giai đoạn 1 từ 2001 - 2005 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

Khi cải cách hành chính chưa được xác định là một công tác trọng tâm và ưu tiên hàng đầu trong chỉ đạo điều hành nhà nước ở tỉnh cũng đồng nghĩa với một sự triển khai cải cách thụ động và lúng túng các nhiệm vụ cùng nội dung cải cách theo yêu cầu của Chính phủ. Với vị trí một tỉnh nhỏ lại nghèo, điểm xuất phát để tăng trưởng kinh tế - xã

hội thấp so với các tỉnh bạn trong vùng, còn đang loay hoay tìm đường bứt phá để hội nhập và phát triển kinh tế của địa phương nên chưa thấy được cải cách hành chính là một cơ hội cho sự phát triển của tỉnh nhà. Nói một cách khác, chưa dám chấp nhận thách thức lớn nhất đối với yêu cầu xây dựng hệ thống hành chính nhà nước trong sạch, vững mạnh, quản lý có hiệu lực, hiệu quả là những yếu kém kéo dài của bộ máy hành chính nhà nước, tệ quan liêu, nạn tham nhũng, sự thoái hóa về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức.

Sức ỳ của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp còn ảnh hưởng khá nặng đến nếp nghĩ, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ công chức, trong khi đó cuộc cải cách lại được tiến hành trong điều kiện còn thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý nhà nước trong cơ chế kinh tế mới, trước yêu cầu xây dựng hệ thống hành chính nhà nước dân chủ và hiện đại.

Những thách thức trên, như Chính phủ đã nhận định, không phải là những thách thức bên ngoài với nền hành chính tỉnh Tuyên Quang. Sự cần thiết phải cải cách hành chính, tiến hành cải cách thực sự có bài bản và nền tảng vững chắc phải trở lại với tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của dân phải được xây dựng trên khối đại đoàn kết toàn dân, phải bảo đảm phát huy quyền tự do dân chủ cho dân, có như thế mới đủ lực lượng, đủ quyền hành để thực hiện thắng lợi việc xây dựng chính quyền trên cả 3 mặt: công tác, tổ chức, cán bộ; cũng như cải cách hành chính hiện nay phải tiến hành cải cách trên 4 nội dung là cải cách thể chế, bộ máy, cán bộ và tài chính công, những nội dung trên không tiến hành đơn lẻ mà phải đồng bộ và không tách rời với nhiệm vụ chống quan liêu, tham ô và lãng phí. Xét theo cả mặt mục đích và nội dung của cải cách hành chính hiện nay thì thực chất là sự tiếp nối thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" trong quá trình tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hóa ở Tuyên Quang.

Kết quả thực hiện cải cách hành chính giai đoạn 1 năm 2001 - 2005. Trong đó có kết quả thực hiện cơ chế hành chính "một cửa" về thủ tục hành chính là những thành công đáng quý được nhân dân và xã hội đánh giá cao, chứng tỏ nhân dân sẽ rất đồng

tình với cải cách hành chính khi nền hành chính lấy dân làm đối tượng phục vụ, khi những kết quả cải cách hành chính mang lại lợi ích cho công dân, doanh nhân và các tổ chức xã hội ở địa phương.

Qua thực hiện cải cách giai đoạn 1, rất nhiều bài học và kinh nghiệm quý được rút ra, trước hết là hoạt động lãnh đạo, hoạt động quản lý, hoạt động tác nghiệp của hệ thống chính quyền đã được thống nhất hơn, nhịp nhàng và thông suốt hơn. Phương thức tổ chức, chỉ đạo và thực hiện của các cấp, các cơ quan nhà nước được xác lập theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại, dân chủ hơn trước. Phẩm chất và năng lực cán bộ công chức trong thực hiện cải cách hành chính đã bộc lộ chân thực, những yếu kém, bất cập về chuyên môn cần được bổ sung, những ý thức, tác phong hành chính quan liêu, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức đã phải tự điều chỉnh trước công luận.

Cải cách hành chính ở Tuyên Quang thực sự được coi trọng đúng tầm của nó sau khi Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XIV đã xác định lấy nhiệm vụ thực hiện cải cách hành chính là một khâu đột phá để phát triển của tỉnh và ủy ban nhân dân tỉnh đã tổng kết công tác cải cách hành chính trong 5 năm (2001 - 2005), ra được quyết định phê duyệt chương trình cải cách hành chính tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2006 - 2010, số: 08/2006/QĐ-UBND ngày 13/4/2006. Để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, yêu cầu và nội dung chương trình cải cách cần tập trung vào thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1. Kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính và bộ phận chuyên trách về cải cách hành chính các cấp. Phân công cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ được giao và sự phân công của ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình cải cách hành chính theo từng lĩnh vực được giao nhận đạt được mục tiêu của chương trình cải cách hành chính đề ra.

2. Chương trình cải cách hành chính đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Các cấp chính quyền, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nâng cao nhận thức và trách nhiệm, chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện cải cách hành chính ở đơn vị, địa phương mình.

3. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng và rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ công chức; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức phục vụ nhân dân tận tụy với công việc của cán bộ, công chức theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

4. Thủ trưởng các cơ sở, ban, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, thị xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải sắp xếp, bố trí cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" nói riêng ở cơ quan, đơn vị. Sơ kết cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" trong thời gian qua để triển khai cơ chế "một cửa" trong toàn tỉnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các ngành chức năng, giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân đối với việc cải cách hành chính; thực hiện vai trò phản biện xã hội đối với hoạt động cải cách hành chính của các cấp chính quyền trong tỉnh.

6. Triển khai thực hiện tốt Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, đẩy mạnh công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định số 135/2003/NĐ-CP của Chính phủ; thường xuyên rà soát để thay thế, sửa đổi, bổ sung những văn bản chồng chéo, quy trình, thủ tục rườm rà gây cản trở, chưa đúng quy định. Xây dựng quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh. Nghiên cứu thành lập phòng pháp chế tại văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh để làm nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

7. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn về cải cách hành chính cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ban chỉ đạo cải cách hành chính của tỉnh giao cho Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Trường chính trị tỉnh phối hợp thực hiện kế hoạch tập huấn cải cách hành chính; chủ động đề xuất nội dung chuyên đề tập huấn, hình thức tập huấn phù hợp với những điều kiện hiện có của tỉnh.

8. Bố trí đủ nguồn tài chính để thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính trên cơ sở dự toán hàng năm của các cơ quan, đơn vị, ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, các xã, phường, thị trấn.

9. Quy định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức trong thi hành công vụ và giải quyết công việc trực tiếp với tổ chức, doanh nghiệp và công dân. Có biện pháp xử lý nghiêm đối với cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm, nhũng nhiễu, tiêu cực trong việc thực hiện nhiệm vụ. Định kỳ lấy phiếu tín nhiệm để bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm đối với cán bộ có chức danh theo quy định, kịp thời thay thế những cán bộ, công chức năng lực yếu, trì trệ.

10. Thực hiện áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ hành chính công.

11. Đánh giá lại việc tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân trong thời gian qua để làm cơ sở xây dựng quy trình, phương pháp tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân bảo đảm kịp thời chính xác.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 79 - 93)