Xây dựng một nhà nước mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân trên nền tảng dân chủ, đoàn kết toàn dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 37 - 44)

tảng dân chủ, đoàn kết toàn dân

Trong điều kiện xã hội còn phân chia giai cấp thì vấn đề dân chủ luôn được đặt ra tồn tại với vấn đề chính quyền. Không có một nền dân chủ tồn tại bên ngoài nhà nước. Đối với các nhà nước dân chủ thì hình thức pháp lý (ít hoặc nhiều) đều phải phản ánh và duy trì những giá trị dân chủ mà dựa vào đó lợi ích của giai cấp thống trị thực

hiện sự cai quản xã hội thông qua hình thức quản lý nhà nước với các lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã đánh dấu chấm hết cho một chế độ mất dân chủ, hủ bại là chế độ thực dân - phong kiến, đồng thời mở trang lịch sử mới cho dân tộc khôi phục chủ quyền quốc gia, giành quyền dân chủ, thiết lập chính quyền nhân dân trên toàn cõi Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ:

Cách mạng Tháng Tám đã xây dựng cho nhân dân ta cái nền tảng Dân

chủ Cộng hoà và thống nhất độc lập. Noi gương cách mạng 1776 của Mỹ, cách mạng Tháng Tám tranh tự chủ chống ngoại xâm. Cũng như cách mạng 1789 của Pháp, Cách mạng Tháng Tám thực hành lý tưởng: Bình đẳng, Tự do, Bác ái. Theo gót Cách mạng 1911 của Tàu, Cách mạng Tháng Tám thực hiện chủ nghĩa: Dân tộc, dân quyền, dân sinh.

Nay cuộc trường kỳ kháng chiến phải tiếp tục cái nhiệm vụ vẻ vang của Cách mạng Tháng Tám: Phải làm cho nền Dân chủ Cộng hoà chắc chắn, phải làm cho quyền thống nhất độc lập vững vàng. Chúng ta đã thắng lợi trong cuộc cách mạng, thì chúng ta quyết sẽ thắng lợi trong cuộc kháng chiến [31, tr.187].

Hồ Chí Minh hiểu rõ thực chất việc tạo lập và giữ gìn dân chủ là phải đi đôi với xây dựng, củng cố chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân. Mối quan tâm đặc biệt của Người là làm sao cho hệ thống các cơ quan của chính quyền mới phải thực sự mạnh mẽ và sáng suốt trong việc sử dụng quyền lực của dân để mưu cầu lợi ích cho dân, cho nước. Cùng với việc tạo lập các cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ cộng hòa qua bầu cử dân chủ, lập hiến, lập pháp, xây dựng thể chế về tổ chức hệ thống các cơ quan chính quyền nhà nước, Hồ Chí Minh bằng con đường thư - báo đã được Người sử dụng như một phương tiện trực tiếp, thân tình để chỉ bảo và đặt ra những yêu cầu cần phải thực hiện trong xây dựng chính quyền nhân dân các cấp. Trong Thư gửi ủy

ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng, các quan điểm về xây dựng chính quyền mạnh

mẽ và sáng suốt dựa trên nền tảng dân chủ, đoàn kết toàn dân được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rất đặc sắc:

Nhờ dân ta đoàn kết một lòng và Chính phủ lãnh đạo khôn khéo, mà chúng ta bẻ gãy xiềng xích nô lệ, tranh được độc lập tự do.

Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ, thì nhân dân không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhưng nếu độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì... Chúng ta phải hiểu rằng, các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật.

Việc gì lợi cho dân ta phải hết sức làm.

Việc gì hại đến dân ta phải kết sức tránh [30, tr.56].

Dưới bút pháp giản dị, ngôn ngữ chân tình, chỉ một bức thư với vài dòng bảy tỏ mà tư tưởng vĩ đại, tình cảm ấm nồng của vị Chủ tịch nước Việt Nam mới đã làm sáng tỏ biết bao điều về một nhà nước của dân mà trong ấy mối quan hệ nhà nước với dân được xác lập hết sức dân quyền, dân chủ.

Với Hồ Chí Minh, chính quyền cách mạng là thành quả quan trọng nhất của cách mạng tháng Tám được hình thành bởi "nhờ dân ta đoàn kết một lòng và Chính phủ lãnh

đạo khôn khéo". Sức mạnh của Chính phủ là nhờ cậy vào đoàn kết toàn dân cũng như

dân cần Chính phủ để có người dẫn đường khôn khéo. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn. Sự đoàn kết giữa nhân dân và chính quyền nhân dân phải tạo thành một khối để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hồ Chí Minh và chính quyền nhân dân hiểu rằng độc lập dân tộc là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Nếu "độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa gì" cho nên Chính phủ đã hứa với dân "sẽ gắng sức làm cho ai nấy đều có phần hạnh phúc" [30, tr.56] cho dù kiến thiết nước nhà, sửa sang mọi việc phải làm dần dần, không phải công việc nhất thời là song được. Cả dân tộc đã tin tưởng vào Hồ Chí Minh và Chính phủ mới vì qua tranh đấu mà nhân dân cảm nhận được Chính phủ Hồ Chí Minh thực sự là chỗ dựa chắc chắn để bảo vệ cho lợi ích dân tộc trong đó có lợi ích của mỗi người. Hơn thế nữa, theo

Hồ Chí Minh, mọi người hiểu rằng: "các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là công bộc của dân, nghĩa là để giành việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị của Pháp, Nhật". Sự thay đổi về bản chất của chính quyền mới với chính quyền thời thuộc Pháp, Nhật đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp so sánh một cách hình ảnh rất tương phản... Chính phủ từ Trung ương đến cơ sở đều là công bộc của dân đảm nhận trọng trách gánh việc chung cho dân với một tinh thần đầy trách nhiệm: "việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh".

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lý giải ngắn gọn, súc tích, sâu sắc một vấn đề thuộc loại phức tạp nhất trong mối quan hệ giữa nhà nước và nhân viên nhà nước với nhân dân. Đây là vấn đề của tất cả các kiểu nhà nước và không phải ở đâu cũng tìm ra phương án khả dĩ bảo đảm giải quyết, xử lý thành công mối quan hệ này. Sau khi khuyên nhủ cán bộ công chức nhà nước phải "ghi nhớ" dù ở cơ quan chính quyền cấp nào cũng đều là công bộc của dân, Hồ Chí Minh đưa ra một yêu cầu "việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm, việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh". Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc hoạt động nhà nước và là phương thức đánh giá tính hiệu lực, hiệu

quả cùng sự sáng suốt của chính quyền trong phục vụ nhân dân. Lịch sử Chính phủ Việt Nam ghi nhận rằng sự mạnh yếu của hệ thống chính quyền luôn gắn liền với việc thực hiện tốt hoặc chưa tốt yêu cầu trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Một phương diện quan trọng trong tư tưởng xây dựng nhà nước mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân ở Hồ Chí Minh là quyền của nhân dân với việc thay đổi, bãi miễn chính phủ và từng nhân viên nhà nước khi họ làm hại cho dân. Trong bài nó chuyện với các đại biểu thân sỹ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, Hồ Chí Minh nói:

Chính phủ dân chủ cộng hòa là gì? là đầy tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đầy tớ. Làm việc ngày nay không để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đầy tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không phải là chửi [31, tr.60].

Với sự nhắc lại những lời trong Tuyên ngôn của Mỹ "Hễ chính phủ nào mà có hại cho dân chúng, thì dân chúng phải đập đổ chính phủ ấy đi, và gây lên chính phủ khác..." [28, tr.270]. Hồ Chí Minh đã khẳng định quyền thay đổi và bãi miễn Chính phủ của nhân dân, song đã có những phát triển cụ thể cùng những quan hệ mới giữa dân chúng với chính quyền dân chủ nhân dân.

Dân chủ là thành quả của các cuộc cách mạng dân chủ, cho nên trong cơ chế bảo vệ dân chủ, nhân dân có quyền sử dụng quyền dân chủ của mình để "đuổi chính phủ" nếu Chính phủ không còn đủ năng lực và uy tín để tổ chức thực hành dân chủ, nếu chính phủ trở thành tổ chức hại cho dân chúng. Hồ Chí Minh trong quá trình khảo sát các mô hình nhà nước điển hình sau cách mạng (tư bản cách mệnh; dân tộc cách mệnh; giai cấp cách mệnh) trên thế giới đã sớm đi đến kết luận: "chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là sau cách mệnh rồi thì giao quyền cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc" [28, tr.270]. Chính thể Dân chủ Cộng hòa Việt Nam sau cách mạng tháng Tám là hình thức tổ chức nhà nước thực hiện quyền cho dân chúng số nhiều. Song không vì thế mà chính quyền ấy ngay lập tức đã thực hiện mưu cầu hạnh phúc đầy đủ cho dân được.

Từ ngày thành lập chính phủ, trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đỏ chợ đen, khinh dân, mưu vinh thân phì gia. Từ một năm nay, nội hoạn, ngoại xâm không lúc nào không có, nên còn nhiều việc đáng làm mà Chính phủ Trung ương không làm được. Có nhiều cái biết là hay, nhưng còn việc gấp phải làm gấp cái đã.

Xin đồng bào hãy phê bình, giúp đỡ giám sát công việc Chính phủ. Còn những việc làm mà chưa làm được xin đồng bào nguyên lượng. Vì nếu có nấu cơm cũng 15 phút mới chín, huống chi là sửa chữa cả một nước đã 80 năm nô lệ, người tốt có, người xấu có, một đám ruộng lúa có cỏ, muốn nhổ cỏ thì cũng vài ba giờ mới xong. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tóm lại chính trị là:

1. Đoàn kết

Tư tưởng tổ chức nhà nước ở Hồ Chí Minh rất giản dị "bình dân", nhưng thật kỳ tài. Không thể có một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân nếu không biết tổ chức nó trên nền tảng đoàn kết toàn dân gắn liền với "thanh khiết từ to đến nhỏ" trong bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân. Cả cuộc đời vì nước vì dân, nên trong tư tưởng Hồ Chí Minh quan tâm đến xây dựng nền dân chủ, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân như là một mục tiêu, một động lực thôi thúc Hồ Chí Minh hành động.

ở tất cả các thời kỳ hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn có một lòng tin tưởng tuyệt đối vào nhân dân. Người hiểu nhân dân là một lực lượng vô cùng hùng hậu. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết toàn dân. Việc tổ chức một nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân đòi hỏi Hồ Chí Minh phải thể chế hóa chiến lược đại đoàn kết toàn dân của Đảng thành nguyên tắc hiến định trong tổ chức xây dựng nhà nước, đồng thời là một yêu cầu hàng đầu trong các chính sách của Nhà nước Việt Nam trong tổ chức điều hành đất nước. Hồ Chí Minh hiểu rõ hoạt động của cơ quan nhà nước là hoạt động công vụ mà "quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [31, tr.698] vì "lực lượng của dân rất to lớn. Việc dân vận rất quan trọng. Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công" [31, tr.700], cho nên tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể, các tổ chức nhân dân phải phụ trách dân vận. "Dân vận là vận động tất cả lực lượng của mỗi một người dân, không để sót một người dân nào, góp thành lực lượng toàn dân, để thực hành những công việc nên làm, những công việc chính phủ và đoàn thể giao cho" [31, tr.698].

Đoàn kết dân tộc vốn có trong truyền thống yêu nước của người Việt. Hồ Chí Minh chủ trương tổ chức quyền lực nhà nước dân chủ phải được xây dựng trên cơ sở khối đại đoàn kết dân tộc. Từ Chính phủ Trung ương cho đến chính quyền làng xã đều phải được tổ chức trên nền tảng đoàn kết toàn dân, phát huy vai trò của quần chúng nhân dân vào kháng chiến, kiến quốc, sửa sang mọi công việc nước nhà. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ ủy ban dân tộc giải phóng đến Chính phủ kháng chiến là hình ảnh của sự đoàn kết dân tộc, quốc dân liên hiệp trong toàn quốc đại diện cho toàn dân, các giai cấp và đảng phái, các dân tộc và tôn giáo

trong cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam độc lập và tự do. Chính phủ Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tỏ rõ: "Chính phủ sau đây phải là một chính phủ toàn dân đoàn kết và tập hợp nhân tài không đảng phái", "chính phủ này tỏ rõ cái tinh thần quốc dân liên hiệp", "chính phủ này là chính phủ toàn quốc, có đủ nhân tài Trung, Nam, Bắc tham gia", và chính phủ này "là một chính phủ chú trọng thực tế và sẽ nỗ lực làm việc, để tranh thủ quyền độc lập và thống nhất lãnh thổ cùng xây dựng một nước Việt Nam mới" [30, tr.430].

Nội dung tư tưởng xây dựng và thực hiện chính quyền mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân không những được thể hiện đặc sắc trong tổ chức và chỉ đạo hoạt động của nhà nước ở thời kỳ đầu (1945-1946) mà Hồ Chí Minh triển khai khai thực hiện cả ở thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Chính phủ kháng chiến cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sáng suốt đề ra nhiều chính sách đều nhằm vào ích lợi của nhân dân, ích lợi của kháng chiến, kiến quốc.

Để kháng chiến lâu dài, đồng thời làm cho sự đóng góp của nhân dân được công bằng, để bồi dưỡng sức lực của nhân dân, chính phủ đã thi hành những chính sách mới.

- Thống nhất quản lý kinh tế tài chính.

- Đặt một thứ thuế duy nhất cho nông dân là thuế nông nghiệp.

- Thu thuế công nghiệp, thương nghiệp để các nhà công thương chia một phần đóng góp cho nông gia.

- Thực hành chấn chỉnh biên chế, để bớt sự đóng góp cho dân, và thêm lực lượng vào công việc tăng gia sản xuất [32, tr.281-282].

Như vậy là, ngay trong điều kiện kháng chiến bước vào giai đoạn quyết liệt, Chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn cứ vào tình hình cụ thể của đất nước để sáng suốt vạch ra những chính sách mới, rất toàn diện từ "thống nhất quản lý kinh tế tài chính đến chấn chỉnh biên chế, để bớt sự đóng góp cho dân và thêm lực lượng vào tăng gia sản xuất" đã để lại những kinh nghiệm mẫu mực về sự sáng tạo, năng động trong quá trình quản lý nhà nước.

Tính hiệu quả, tính thiết thực từ những chính sách mới của Chính phủ đã được cán bộ, bộ đội và nhân dân tiếp nhận với một tinh thần dân chủ cao nhất vì coi đó là công việc của mỗi người, góp phần đưa kháng chiến kiến quốc mau đến ngày thắng lợi.

Thi đua ái quốc, thi đua tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm gắn với "cải cách hành chính", tinh giản biên chế, chống tham ô lãng phí, khoan thư sức dân là quốc sách lâu dài mà hoạt động cùng Chính phủ và toàn thể dân tộc đã thực hành thắng lợi trong kháng chiến, kiến quốc.

Dù trong công việc tổ chức xây dựng chính quyền hay trong chỉ đạo điều

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 37 - 44)