bộ công chức
Trong điều kiện vừa kháng chiến vừa xây dựng đất nước và xây dựng con người mới. Hệ thống bộ máy nhà nước ngày càng đa dạng, cơ cấu ngày càng có hệ thống và hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ trong bộ máy quản lý nhà nước nói riêng. Bởi vì phẩm chất và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức có ý nghĩa quyết định sự thành công khi thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ. Năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết Sửa đổi lối làm việc. Tác phẩm nêu rõ nhiệm vụ, vai trò, tư cách đạo đức, trách nhiệm, hướng phấn đấu của cán bộ, công chức. Những nội dung trong tác phẩm đã trở thành nguyên lý chung trong việc rèn luyện, xây dựng đạo đức, tư cách, sửa đổi lối làm việc, chấn chỉnh tổ chức, sắp xếp đội ngũ có số lượng thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến, Chính phủ đã ban hành Quy chế công chức
Việt Nam đã tạo nên một bước tiến quan trọng về tổ chức bộ máy nhà nước tạo ra sự
đồng bộ giữa nhân sự và cơ cấu của hệ thống cơ quan hành chính là điều kiện cần thiết để guồng máy nhà nước vận hành có hiệu quả.
Trong Thư gửi các nhân viên cơ quan Chính phủ, Hồ Chí Minh xin lấy địa vị như một người anh, và đem kinh nghiệm của cá nhân khuyên gắng các bạn:
Trường kỳ kháng chiến là một viên đá thử vàng đối với mỗi quốc dân, đồng thời là một trường học để rèn luyện cho cán bộ. Vì vậy, chúng ta: phải tuyệt đối giữ kỷ luật, phải tuyệt đối giữ bí mật. Đối với đồng sự, phải đonà kết chặt chẽ, khuyên nhau, giúp nhau. Đối với dân chúng, phải thân cận, phải giúp đỡ họ mọi việc, phải làm cho dân tin, dân phục, dân yêu [31, tr.148]. Thực tiễn của cuộc kháng chiến, kiến quốc đã làm cho bộ máy chính quyền cùng đội ngũ công chức thêm trưởng thành, vững mạnh, trong sạch. Một đội ngũ cán bộ viên chức trung kiên, giàu kinh nghiệm thực tiễn đủ sức điều hành kháng chiến và kiến quốc đi đến thắng lợi vẻ vang.