Bài học lấy dân làm gốc, đem sức dân, tài dân, của dân để làm lợi cho dân trong xây dựng nhà nước dân chủ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 54 - 56)

dân trong xây dựng nhà nước dân chủ

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đó là nguyên lý cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, của Đảng và Hồ Chí Minh. Cuộc đời, sự nghiệp, trí tuệ, tình cảm, con người Hồ Chí Minh gắn liền với dân. Dân là tất cả đối với Người, và do đó, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân là một trong những cống hiến vĩ đại của Hồ Chí Minh với dân với nước. Cả đời Người chỉ có một ham muốn: "tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành" [30, tr.161].

Để thực hiện ý nguyện đó, Hồ Chí Minh nhận sự ủy thác của dân: "Bây giờ phải gánh vác chức Chủ tịch là đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận" [30, tr.161].

Là Chủ tịch nước, trong suốt hai cuộc kháng chiến, Người thấu hiểu sự hy sinh to lớn của dân. Vì vậy, Người luôn luôn chú ý đến vai trò và quyền lợi của dân trong tiến

trình cách mạng, Người nói: "nước ta là nước dân chủ: bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử ra. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân" [31,

tr.698].

Bài học lấy dân làm gốc, đem sức dân để làm lợi cho dân mà Hồ Chí Minh đã dạy không chỉ cho cán bộ công chức, đảng viên mà còn cho cả nhân dân trong mối quan hệ nhân dân làm chủ - Chính phủ là công bộc của dân. Bài học ấy chỉ ra rằng, mọi chủ trương chính sách pháp luật của nhà nước phải bắt nguồn từ giải quyết những yêu cầu mà cuộc sống đặt ra cho nhân dân nên nhân dân mới thiết thực ủng hộ. Mọi quyết định, hành vi của cơ quan, cán bộ nhà nước có tác động đến dân thì phải cân nhắc "có lợi cho dân thì hết sức làm, có hại cho dân thì hết sức tránh" trước và sau khi thực hiện.

Tình trạng mất dân chủ có quan hệ với trình độ và năng lực làm chủ của cả "chủ lẫn tớ". Cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham ô, lãng phí là cuộc đấu tranh giành lấy dân chủ, công bằng đã bị "giặc nội xâm" chiếm đoạt. Bài học lấy dân làm gốc, đem sức dân để làm lợi cho dân mà Hồ Chí Minh đã dạy còn nguyên giá trị đến bây giờ.

Chương 2

công cuộc cải cách hành chính nhằm xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)