nước dân chủ nhân dân của Hiến pháp Việt Nam năm 1946
Thành công và bài học đầu tiên khi nghiên cứu, tìm hiểu tư tưởng "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" của Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học giữ vững và phát huy các nguyên tắc tổ chức xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân được đề cao trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Nội dung tư tưởng của các nguyên tắc Hiến pháp năm 1946 là: xây dựng chính quyền nhà nước mạnh mẽ và sáng suốt của
nhân dân trên nền tảng dân chủ, đoàn kết toàn dân.
Việc giữ vững nguyên tắc trên là yêu cầu khách quan, tất yếu trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền dân chủ ở Việt Nam. Xa rời hay xem nhẹ nguyên tắc trên ở cả hai phương diện nhận thức và hành động đều có nguy cơ chệch hướng hoặc làm biến dạng kết cấu nhà nước dân chủ nhân dân. Ngày nay chúng ta chủ trương
xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, lại càng không thể không giữ vững và phát huy dân chủ, đại đoàn kết toàn dân. Chính vì lẽ đó mà trong Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về các văn kiện Đại hội X của Đảng do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trình bày có mục: "phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" [10, tr.40].
Việc Đảng ta kế thừa, giữ vững và phát huy các nguyên tắc tổ chức xây dựng chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một biểu hiện về sự kiên định mục tiêu của cách mạng Việt Nam luôn hướng tới xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng tâm nguyện.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước kiểu mới ở Việt Nam là sản phẩm của sự vận dụng một cách sáng tạo Học thuyết Mác - Lênin về nhà nước, tiếp thu những tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây, truyền thống văn hóa Việt Nam. Hồ Chí Minh không rập khuôn một mô hình nhà nước nào có sẵn mà luôn căn cứ vào tình hình thực tiễn cách mạng và xu hướng phát triển hợp lý của các kiểu nhà nước tiến bộ trong biến chuyển chung của thời đại để hình thành nên một mô hình nhà nước độc lập, phù hợp với sự phát triển của xã hội Việt Nam. Cho nên, có thể nói, Hồ Chí Minh đã hình thành nên một hệ quan điểm độc lập về mô hình nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
Chính thể Việt Nam dân chủ cộng hòa ở Hiến pháp Việt Nam năm 1946 là chính thể nhà nước được xác lập một cách hết sức độc đáo cả về mặt nội dung và hình thức thể hiện rất cô đọng dễ nhớ và dễ hiểu phù hợp với quảng đại quần chúng nhân dân. Với 3 điều chiếm 1/3 trang giấy mà toàn thể dân tộc nhìn vào đó thấy cả nhà nước dân chủ cộng hòa với mọi quyền bính thuộc về toàn dân Việt Nam, thấy đất nước liền một dải với quốc kỳ, quốc ca và thủ đô Hà Nội.
Về thể chế hành chính, Hiến pháp năm 1946 cũng thiết chế nên một bộ máy hành chính, hành pháp tập trung quyền hành vào Chính phủ. Đứng đầu Chính phủ có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và nội các...
Sáu mươi năm đã qua, nhìn lại hình ảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở buổi ban đầu, chúng ta vẫn thấy tính hiện đại, tính dân chủ, tính pháp quyền rất cao trong thiết chế Nhà nước Việt Nam mới.
Sự hình thành một hệ thống lý luận độc lập về mô hình tổ chức nhà nước hiện nay là một đòi hỏi của thực tiễn khách quan, song song với việc tiếp thu lý luận và kinh nghiệm nước ngoài, chúng ta phải kế thừa một cách có phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam, bảo đảm cho các nguyên tắc tổ chức nhà nước pháp quyền dân chủ có khả năng định hướng đúng đắn con đường thực hành quyền lực nhà nước phục vụ chủ trương xây dựng: "xã hội dân chủ, trong đó cán bộ, đảng viên và công chức phải thực sự là công bộc của nhân dân, đặt mình dưới sự kiểm tra, giám sát của nhân dân" [10, tr.45] như trong về các văn kiện Đại hội lần thứ IX, lần thứ X của Đảng đã ghi nhận.