Nội dung tư tưởng "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" với việc tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân trong

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 36 - 37)

nhân dân" với việc tiến hành xây dựng hệ thống chính quyền nhân dân trong kháng chiến, kiến quốc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" không chỉ thể hiện trong Hiến pháp năm 1946 mà còn được trình bày trong các bài nói, bài viết và trong chỉ đạo thực tiễn ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công. Đó là: việc xây dựng một chính quyền cách mạng mạnh mẽ của dân, do dân, vì dân, tập hợp được trí tuệ, sáng suốt và sức mạnh của toàn dân.

Tư tưởng "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" được Hồ Chí Minh sử dụng mà nội dung cốt lõi của nó là yêu cầu bằng hoạt động thực tiễn (cả ở phương diện xây dựng cơ sở pháp lý và tổ chức xây dựng hiện thực) làm cho hệ thống chính quyền thực sự đủ năng lực tổ chức và quản lý điều hành đất nước có hiệu lực, hiệu quả và giải quyết đúng đắn các nhiệm vụ chủ yếu đặt ra cho nhà nước ở mỗi giai đoạn lịch sử.

Tư tưởng "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" đòi hỏi phải căn cứ vào vị trí, vai trò và cấu thành tổ chức của hệ thống chính quyền mà tiến

hành tổ chức, xây dựng, chỉ đạo, điều hành làm cho tính hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền được bảo đảm trên thực tế.

Trong (Báo cáo tại Hội nghị lần thứ ba của Ban chấp hành Trung ương Đảng, khóa II) Hồ Chí Minh nhận xét:

Về chính quyền; chúng ta có tiến bộ nhiều, nhưng vì chúng ta quan niệm chưa đúng tính chất và sự quan trọng của chính quyền nhân dân nên chưa thật sự kiện toàn chính quyền về mặt công tác, tổ chức, cán bộ.

Nền tảng mọi công tác là cấp xã, mà cấp xã nhiều nơi còn xộc xệch, nhiều ủy ban kháng chiến hành chính xã do kỳ hào cũ, hoặc địa chủ, phú nông nắm, công tác sinh hoạt Hội đồng nhân dân không đều, số cán bộ thoát ly quá nhiều, bộ máy cồng kềnh, nhiều giấy tờ, hình thức...

Từ cấp trên xuống cấp dưới, công việc chậm trễ, nhiều khi không ăn khớp.

Chúng ta phải sửa chữa các khuyết điểm kể trên, coi trọng và thật sự kiện toàn chính quyền dân chủ nhân dân về các mặt công tác, tổ chức, cán bộ [32, tr.458].

Như vậy, có thể thấy Hồ Chí Minh đề cập đến việc tổ chức xây dựng chính quyền nhân dân rất toàn diện từ yêu cầu phải nắm vững vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chính quyền nhân dân đến việc phải tiến hành củng cố chính quyền trên cả ba phương diện là: công tác, tổ chức và cán bộ. Công tác xây dựng chính quyền non trẻ

một mặt phải tiến hành xây dựng mới, mặt khác lại phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống lại nhưng tiêu cực, yếu kém sớm nảy sinh từ cơ chế tạo lập và sử dụng quyền lực nhà nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 36 - 37)