Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 29 - 36)

sáng suốt của nhân dân

1.3.1. "Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" một nội dung cơ bản trong các nguyên tắc xây dựng nhà nước của Hiến pháp Việt Nam nội dung cơ bản trong các nguyên tắc xây dựng nhà nước của Hiến pháp Việt Nam năm 1946

Quá trình hình thành tư tưởng về nhà nước ở Hồ Chí Minh có cơ sở lý luận là lý luận về nhà nước của chủ nghĩa Mác - Lênin và từ thực tiễn Cách mạng Tháng Tám ở Việt Nam cùng sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nội dung tư tưởng xây dựng nhà nước Dân chủ nhân dân ở Hồ Chí Minh là sản phẩm đặc thù phản ánh những yêu cầu có tính tất yếu từ hoàn cảnh lịch sử về sự ra đời và lớn mạnh của nhà nước dân chủ nhân dân. Không chỉ trên phương diện tổ chức xây dựng hệ thống chính quyền vững mạnh mà còn xác lập cơ sở pháp lý vững chắc cho tiến trình xây dựng chế độ dân chủ thực sự có khả năng đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng về tổ chức hệ thống chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân không thể phát huy tác dụng đầy đủ nếu tách dời với tư tưởng bảo đảm tự do dân chủ và tư tưởng về phát huy sức mạnh vĩ đại đoàn kết toàn dân. Trong tính chỉnh thể, tư tưởng "thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" là một nội dung cấu thành của tư tưởng xây dựng nhà nước Việt Nam mới ở Hồ Chí Minh. Do đó, việc xác định nội dung tư tưởng trên, trước hết phải từ chính vị trí, vai trò của nó trong các nguyên tắc ở "Lời nói đầu" trong Hiến pháp Việt Nam năm 1946.

Từ "tuyên bố lập hiến" trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ (ngày 3/9/1945) đến sự kiện Hiến pháp Việt Nam được Quốc hội khóa I thông qua (ngày 9/11/1946) là thời gian "kỷ lục" về sự hình thành của Hiến pháp Việt Nam mà công lao đầu tiên thuộc về Trưởng ban soạn thảo Hiến pháp Hồ Chí Minh. Có thể nói Hiến pháp Việt Nam năm 1946 là bản Hiến pháp của nhà nước pháp quyền dân chủ đầu tiên của Việt Nam mới.

Từ việc khẳng định thành quả của cách mạng tháng Tám là "giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do cho nhân dân và lập ra nền dân chủ cộng hòa". Hiến pháp Việt Nam đã xác lập chính thể nhà nước "là một nước Dân Chủ cộng hòa. Tất cả quyền bính trong

nước là của toàn dân Việt Nam" đến việc ghi nhận "Đoàn kết toàn dân... đảm bảo các

quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân" là những nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp Việt Nam.

Như vậy, chỉ riêng về mặt hình thức thể hiện đã thấy đây là sự diễn tả hết sức đặc sắc theo phong cách văn phong Hồ Chí Minh. Người ta không thấy chính thể nhà nước

công - nông - binh, không thấy mô hình chính quyền chuyên chính vô sản mà thay vào đó là chính thể Dân chủ Cộng hòa với nguyên tắc hiến định "thực hiện chính quyền mạnh mẽ

sáng suốt của nhân dân" [14, tr.7].

Nếu như trong Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) Hồ Chí Minh trích dẫn những tư tưởng bất hủ trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 để tuyên bố về một nền độc lập của nước Việt Nam thì ở Hiến pháp năm 1946 các giá trị pháp lý dân chủ được Hồ Chí Minh thể hiện thành các nguyên lý pháp quyền về một nền dân chủ rộng rãi theo nguyên tắc: Đoàn kết toàn dân; Đảm bảo các quyền tự do dân chủ; Thực hiện chính quyền mạnh mẽ sáng suốt của nhân dân.

Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. ở đây, nhà nước pháp quyền được xác lập dựa trên những giá trị pháp lý bằng các nguyên tắc luật pháp cao nhất - nguyên tắc của Hiến pháp.

Trong ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ.

Ngoài các giá trị phổ biến, nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu tố như các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hoá, tâm lý xã hội và môi trường địa lý của mỗi dân tộc. Hiến pháp Việt Nam 1946 với việc ghi nhận: Đoàn kết toàn dân; đảm bảo các quyền tự do dân chủ; thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân. Hiến pháp Việt Nam đã khẳng định những giá trị phổ biến đồng thời thể hiện những giá trị đặc thù của nhà nước pháp quyền dân chủ của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Sự mạnh mẽ và sáng suốt trong phục vụ nhân dân của nhà nước chỉ có được nếu biết phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc và bảo đảm được các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.

Nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân cho chúng ta thấy đây thực sự là một luận điểm sáng tạo, một cống hiến của Hồ Chí Minh vào lý luận xây dựng nhà nước kiểu mới ở

Việt Nam. Không chỉ bằng óc tổ chức thiên tài của Người mà đó là kết tinh của kinh nghiệm lịch sử cách mạng giải phóng các dân tộc mà Người đúc kết được và trân trọng nó vào một trong những nguyên tắc hiến định của bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ.

Với vị trí pháp lý cao nhất, nguyên tắc xây dựng một chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân đóng vai trò chỉ đạo và quyết định toàn bộ những công việc lập pháp, lập quy, hành pháp, tư pháp về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải thống nhất tuân thủ các quy định đó.

Phấn đấu xây dựng một nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch vững mạnh là sự tiếp nối tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của Đảng cùng toàn dân ta trong thế kỷ XXI.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, phần trình bày về phương hướng xây dựng nhà nước xác định:

Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Cần xây dựng cơ chế vận hành của nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát, kiểm tra tính hợp hiến và hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

Theo phương hướng đó, tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội, của Chính phủ, của các cơ quan tư pháp, đẩy mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp, tăng cường hiệu lực và hiệu quả các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp [10, tr.45].

Xác định được những nội dung trên là kết quả trực tiếp của đúc kết đổi mới sự lãnh đạo của Đảng với nhà nước qua 20 năm đổi mới, song điều quan tâm của cán bộ, đảng viên và nhân dân hiện nay vẫn là thực hiện những nội dung đó trên thực tiễn theo

đúng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra ngay ở thời kỳ đầu xây dựng Nhà nước Dân chủ cộng hoà.

Là nhà lập hiến, lập pháp, hành pháp hàng đầu của dân tộc trong thời đại mới, Hồ Chí Minh hơn ai hết hiểu rõ vị trí, vai trò của Hiến pháp với quá trình xây dựng một nhà nước dân chủ đầu tiên ở Việt Nam. Đúng như Mon Tes Quieu trước đây đã viết: "Mỗi dân tộc đều tìm ra lý do của các kỷ cương trong dân tộc của mình. Và chỉ những người thông minh bẩm sinh, hiểu thấu hiến pháp nước nhà mới kiến nghị được những điều thay đổi. Đó là lẽ tự nhiên!" [37, tr.32].

Muốn xác định được nội dung tư tưởng chỉ đạo của các nguyên tắc trong Hiến pháp, trước hết cần có nhận thức chung về hiến pháp. Theo cách hiểu chung nhất Hiến pháp là đạo luật gốc của hệ thống quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất điều chỉnh các mối quan hệ cơ bản giữa con người, xã hội với nhà nước, cũng như điều chỉnh tổ chức và hoạt động của chính nhà nước. Hiến pháp là đạo luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Tính chất cơ bản của Hiến pháp thể hiện trên nhiều phương diện.

Trước hết, Hiến pháp là cơ sở pháp lý của hệ thống chính trị. Hiến pháp là văn bản quy định những vấn đề cơ bản nhất của tổ chức quyền lực nhà nước, quy định cơ cấu tổ chức của nhà nước nói chung, của bộ máy nhà nước nói riêng, xác định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước Trung ương và các nguyên tắc hoạt động cơ bản của bộ máy nhà nước xác định mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội và với công dân.

Như vậy, Hiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản liên quan đến các lợi ích chủ yếu của mọi giai cấp, mọi công dân trong xã hội, chế độ chính trị chế độ kinh tế, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định các vấn đề một cách chi tiết mà đó là những quy định có tính tổng hợp, khái quát, mang tính định hướng và tính nguyên tắc. Hiến pháp là cơ sở đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Trên phương diện pháp lý, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất thể hiện: Các quy định của Hiến pháp là nguồn, là căn cứ cho tất cả các ngành luật khác.

Luật và các văn bản dưới luật phải phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp. Các điều ước quốc tế mà nhà nước tham gia không được mâu thuẫn, đối lập với các quy định của Hiến pháp.

Việc soạn thảo, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp đều phải tuân theo một trình tự đặc biệt.

Là một trong ba nguyên tắc tạo nên chỉnh thể các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của nhà nước, công tác xây dựng chính quyền của nhân dân chỉ thực sự mạnh mẽ và sáng suốt khi nhà nước được tổ chức trên nền tảng đoàn kết toàn dân cũng như việc nhà nước bằng hoạt động thực tiễn bảo đảm các quyền tự do dân chủ của nhân dân. Trong mối quan hệ chỉnh thể của các nguyên tắc xây dựng Hiến pháp năm 1946 thì nguyên tắc về xây dựng chính quyền mạnh mẽ giữ vai trò là cơ sở để tổ chức bộ máy các cơ quan thực hiện quyền lực nhà nước qua đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy rằng: Xây dựng chính quyền nhà nước mạnh mẽ, sáng suốt của nhân dân trên nền tảng bảo đảm tự do, dân chủ và đoàn kết toàn dân là nguyên lý tổ chức nhà nước dân chủ ở Hiến pháp Việt Nam 1946, đồng thời là luận điểm cơ bản trong tư tưởng xây dựng nhà nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong việc tổ chức quyền lực nhà nước, Hồ Chí Minh rất coi trọng yếu tố đặc trưng nhất là sử dụng quyền lực nhà nước để phục vụ các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội và đối ngoại của nhà nước. Khẳng định tính pháp quyền của nhà nước dân chủ là thiết chế: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

Lần đầu tiên trong lịch sử Nhà nước Việt Nam, Hiến pháp năm 1946 quy định khá rõ các quyền tự do, dân chủ của công dân với nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Song song với việc chú trọng đến chế định công dân, Hiến pháp còn thiết chế nên bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân theo cách độc đáo của Việt Nam, trong đó nhân dân thực sự làm chủ quyền lực nhà nước thông qua Nghị viện và các Hội đồng nhân dân. Tại chương III Nghị viện nhân dân (Hiến pháp Việt Nam năm 1946), Điều thứ 22: "Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"; Điều 23: "Nghị viện nhân dân giải quyết mọi vấn đề chung cho toàn quốc, đặt ra các pháp luật, biểu quyết ngân sách, chuẩn y các hiệp ước mà Chính phủ ký với nước

ngoài". Đồng thời với chế định về các cơ quan quyền lực đại diện toàn dân, Hiến pháp 1946 có chế định về Chủ tịch nước và Chính phủ có quyền hành pháp và hành chính rất mạnh mẽ. Trong chương IV của Hiến pháp Việt Nam năm 1946 ghi rõ: Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng. Có thể có Phó Thủ tướng, Chủ tịch nước trực tiếp chủ tọa Hội đồng Chính phủ. Quyền hạn, nhiệm vụ của Chủ tịch nước và Chính phủ được quy định trong Hiến pháp thể hiện quyền tập trung thống nhất, đặc biệt tập trung cao nhất vào Chủ tịch nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh được Quốc hội trao trọng trách giữ cương vị nguyên thủ quốc gia trực tiếp điều hành Chính phủ.

Chế định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn tập trung vào Chủ tịch nước, đồng thời là người trực tiếp đứng đầu điều hành Chính phủ là một đặc trưng tiêu biểu của tổ chức Nhà nước pháp quyền Việt Nam được thực hiện ngay từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới ra đời. Chế định đó vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng (thông qua nguyên thủ quốc gia) vừa thực hiện quyền lực nhà nước tập trung thống nhất, phát huy được quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ kháng chiến, kiến quốc.

Hiến pháp cũng thiết chế nên tổ chức cơ quan Tư pháp gồm Tòa án Tối cao, các Tòa phúc thẩm, các Tòa đệ nhị cấp và Sơ cấp với các nguyên tắc hoạt động cơ bản như: xét xử có phụ thẩm tham gia, "quốc dân thiểu số có thể dùng tiếng nói của mình trước Tòa án", nguyên tắc xét xử công khai; nguyên tắc "trong khi xét xử, các viên thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không được can thiệp".

Như vậy là, Hiến pháp Việt Nam năm 1946 đã dựa trên các nguyên tắc xây dựng nhà nước, thể hiện trong Lời nói đầu của Hiến pháp để xác lập chế độ dân chủ nhân dân đầu tiên của nước Việt Nam với những quy định có giá trị pháp lý cao nhất và một bộ máy nhà nước mạnh mẽ và sáng suốt thực hiện các quyền tự do dân chủ và đoàn kết toàn dân để đưa dân tộc thực hiện sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc đến ngày thắng lợi.

Lịch sử ra đời của Nhà nước và Hiến pháp Việt Nam là lịch sử của những biến cố cách mạng vĩ đại, là những thời khắc mà sức mạnh nội lực của dân tộc trỗi dậy

giành lấy quyền độc lập, quyền tự do và quyền hạnh phúc sau những đêm dài dưới ách thống trị của chủ nghĩa thực dân, phát xít cùng chế độ phong kiến suy tàn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chính phủ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã ghi vào Hiến pháp Nhà nước dân chủ của mình những quyền và nghĩa vụ pháp lý thiêng liêng của mỗi công dân là: "Bảo vệ Tổ quốc; tôn trọng Hiến pháp; tuân theo pháp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân với công cuộc cải cách hành chính ở Tuyên Quang doc (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)