0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 -40 )

ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢ

2.2.1 Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng của nước ta. Hải Phòng được xác định là phải đi đầu trong việc thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Vì thế, ngành hàng hải Hải Phòng phải phát triển mạnh hơn nữa để thực hiện mục tiêu đó.

2.1.4 Sự cần thiết đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

Như vậy, Hải Phòng đóng vai trò rất quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng. Đó là vì Hải Phòng hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hàng hải. Tuy nhiên, những năm qua, sự phát triển của kinh tế hàng hải ở khu vực này dường như chưa tương xứng với vai trò và tiềm năng phát triển của nó. Ngành vận tải biển của Hải Phòng chiếm thị phần nhỏ, số tàu biển ở trong tình trạng thiếu về số lượng và kém về chất lượng, khó cạnh tranh với các tàu biển của nước ngoài. Ngành công nghiệp đóng tàu chưa có đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế. Công nghệ đóng tàu trọng tải lớn chưa có. Các cảng biển của Hải Phòng lại có điểm yếu là sa bồi luồng tàu mạnh, do đó, tính hấp dẫn giảm. Những vấn đề này cần có sớm được giải quyết, để Hải Phòng có thể phát triển mạnh và bền vững kinh tế hàng hải- ngành mà Hải Phòng rất có điều kiện phát triển. Giải pháp để giải quyết chính là có chiến lược đầu tư đúng đắn, đầu tư đúng chỗ và đầu tư có hiệu quả vào các ngành kinh tế hàng hải.

2.2 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng

2.2.1 Tổng quan hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng Phòng

Kinh tế hàng hải đóng vai trò quan trọng trong chiến lược biển nước ta đến năm 2020. Sau khi Nghị quyết 4 ra đời thì hoạt động đầu tư phát triển kinh tế hàng hải càng được chú trọng. Cụ thể, đối với vận tải biển, Chính phủ có nhiều giải pháp khuyến khích phát triển vận tải biển như:

- Ban hành các chính sách ưu đãi như: chính sách giá cho các tầu và phương tiện đường biển, chính sách tài chính về phương thức được vay, mua, thuê các phương tiện vận tải biển,…;

- Ban hành quy định và tổ chức thực hiện đồng bộ hệ thống báo hiệu hàng hải theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 như kỹ thuật hệ thống đèn biển, hệ thống định vị vô tuyến hàng hải, trang thiết bị và thông tin phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, hệ thống đài thông tin duyên hải…theo các tiêu chuẩn của hệ thống thông tin an toàn hàng hải toàn cầu (GMDSS), trong đó Cảng Hải Phòng là cảng được tổ chức thí điểm trang bị đồng bộ hệ thống báo hiệu hàng hải; - Ban hành các chính sách về đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của ngành hàng hải Việt Nam ;

- Ban hành một số quy chế nâng cao quản lý Nhà nước hệ thống cảng, vận chuyển và các đội tàu vận tải biển.

Với Hải Phòng, Chính phủ đã xác định: Hải Phòng là trung tâm phát triển kinh tế biển quốc gia, là cửa chính ra biển của khu vực Miền Bắc. Do đó, cùng với sự thuận lợi chung về điều kiện pháp lý như nhiều địa phương khác, thành phố Hải Phòng còn nhận được sự quan tâm của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể, trong thời gian qua, đã có sự lưu ý của Nhà nước bằng vốn ngân sách và các nguồn vốn vay ưu đãi ODA, cho việc nâng cấp các công trình cầu cảng, bến bãi, kho tàng, luồng lạch cho các cảng. Bên cạnh đó, bản thân các doanh nghiệp trong ngành cũng đã tự tiến hành các hoạt động đầu tư cần thiết để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như năng lực cạnh tranh của mình.

Tuy nhiên, do nhu cầu vốn cho ngành hàng hải là rất lớn, ngân sách của thành phố lại có hạn nên đầu tư chưa tương xứng với nhu cầu. Về đầu tư cho cảng biển, Theo hiệp hội cảng biển Việt Nam- VPA, việc đầu tư mới chỉ tập trung vào cải tạo và nâng cấp. Mặc dù là một trong những cảng trọng điểm quốc gia nhưng Cảng Hải Phòng cũng chưa đủ năng lực tổ chức và hoạt động tiếp thị quốc tế để thu hút hàng trung chuyển container. Tình trạng thừa cảng nhỏ nhưng thiếu cảng lớn đáp ứng tàu chuyên dụng và tàu có trọng tải lớn là nỗi lo của toàn ngành hàng hải nói chung, trong đó có hàng hải Hải Phòng. Nguyên nhân chính là do nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế, đầu tư dàn trải thiếu, đồng bộ, thiếu quy hoạch định hướng phát triển lâu dài…Những năm qua, Hải Phòng đã có nhiều chính sách nhằm cải thiện môi trường đầu tư để có thể đa dạng hoá nguồn vốn cũng như tăng số lượng vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư phát triển của thành phố chủ yếu là vốn Ngân sách Nhà nước, vốn đầu tư của doanh nghiệp cảng, vốn đầu tư của dân cư và tư nhân, nguồn vốn nước ngoài quan trọng nhất là vốn ODA, ngoài ra vốn đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng đóng vai trò ngày càng quan trọng. Một số nguồn vốn khác cho hoạt động này có thể kể đến vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, vốn thu phí bảo đảm hàng hải…

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Tổng vốn 12.302,4 14.825,9 17.955,4 18.255

Vốn đầu tư phát triển do địa

phương quản lý 8872,1 9.960,01 12.340 12.705

Vốn đầu tư phát triển do Bộ,

ngành trung ương quản lý 3430,3 4.865,89 5.615,4 5.550

(Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế xã hội và đầu tư xây dựng cơ bản thành phố các năm- Bộ kế hoạch và đầu tư)

Với nguồn vốn này, thành phố đã có những hoạt động đầu tư để tạo cơ sơ vật chất phục vụ hoạt động của các ngành kinh tế, trong đó có ngành hàng hải. Những năm gần đây, hệ thống cảng biển Hải Phòng không ngừng được đầu tư chiều sâu, cải tạo, mở rộng và phát triển nhanh chóng.Thực hiện Quyết định của Chính phủ về phê duyệt quy hoạch nhóm cảng phía Bắc, cảng Hải Phòng tiếp tục được đầu tư nâng cấp giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Qua đó, cảng container Chùa Vẽ và các xí nghiệp xếp dỡ thuộc cảng Hải Phòng đã được đầu tư bổ sung nhiều thiết bị xếp dỡ chuyên dùng hiện đại, nâng công suất giải phóng tàu hàng container tăng gấp hơn 2 lần trước đó. Đặc biệt tuyến luồng mới vào cảng qua Lạch Huyện với độ sâu – 7,2 m, được hình thành và đưa vào khai thác tạo điều kiện cho các tàu hàng sức chở 20.000 tấn đầy tải và 50000 tấn giảm tải có thể vào thẳng bến, không còn phụ thuộc vào thuỷ triều và giảm tải hàng từ xa, tăng đáng kể năng lực tiếp nhận hàng hoá và hiệu quả kinh tế. Hệ thống giao thông cũng được các cấp trung ương cùng với địa phương tâp trung đầu tư với nhiều dự án lên đến hàng chục triệu USD.

Bằng nguồn vốn tự huy động, cảng Hải Phòng còn đầu tư xây dựng 2 bến neo đậu tàu biển tại bến Gót, Lạch Huyện, bảo đảm tiếp nhận các tàu container, tàu hàng trọng tải lớn vào chuyển tải an toàn thay thế các điểm chuyển tải hàng từ xa trên các vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Lán Hạ (Hải Phòng), giảm đáng kể chi phí vận tải. Năm 2007 có thể đánh dấu là một năm nhiều khởi sắc trong hoạt động đầu tư cảng biển nước ta với hàng loạt các dự án lớn được đầu tư, khởi công xây dựng. Ở Hải Phòng, Nhà nước cũng đã có những dự án đầu tư trọng điểm như dự án xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện, dự án cảng Đình vũ (dự kiến đến năm 2010 sẽ có thêm 4 bến mới dài 785 m nối với Chùa Vẽ cùng hệ thống các công trình kho, bãi chứa hàng sau bến hoàn chỉnh). Đây là dự án trọng điểm quốc gia đã được Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, nhu cầu vốn cho ngành vẫn rất lớn và lượng vốn đã đầu tư là chưa đáp ứng được nhu cầu đó. So với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của thành phố thì tỷ lệ vốn đầu tư vào các lĩnh vực của ngành còn chiếm tỷ lệ nhỏ.

Bảng 2.7: Vốn đầu tư cho ngành hàng hải Hải Phòng so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Thành phố Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2005 2006 2007 2008 Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 12.302,4 14.825,9 17.955,4 18.255

Vốn đầu tư cho

ngành hàng hải 1172,664 1505,125 2219,054 2244,908

% so với tổng số 9,53% 10,15% 12,36% 12,29%

Tốc độ tăng

trường liên hoàn - 28,35% 47,43% 1,17%

(Nguồn: Bộ Kế hoạch đầu tư)

Nhìn vào bảng ta thấy, lượng vốn đầu tư cho ngành hàng hải liên tục tăng qua các năm. Tuy nhiên tốc độ tăng lại không ổn định. Năm 2007, lượng vốn đầu tư cho ngành có sự gia tăng lớn về số lượng, đạt mức trên 2219 tỷ đồng. Năm 2008, khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư của ngành. Mặc dù lượng vốn có tăng về số lượng nhưng so với năm 2007 thì tốc độ tăng là rất thấp. Lượng vốn này được đầu tư chủ yếu vào cơ sở hạ tầng cảng biển, đội tàu biển và đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Tuy nhiên, việc sử dụng lượng vốn này còn nhiều hạn chế. Cụ thể, đầu tư cho cơ sở hạ tầng cảng biển còn chưa hợp lý dẫn tới quy mô cảng còn bé, tiêu chuẩn thấp. Hiện tại ở Hải Phòng chỉ có Cảng Hải Phòng là lớn nhất, chiếm tỷ trọng vận tải hàng hoá cao nhất. Tuy nhiên, cảng nước sâu là chưa có, mới đang trong giai đoạn

chuẩn bị đầu tư. Hệ thống giao thông hậu phương còn chưa được chú trọng đầu tư, hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải còn thiếu.

Đội tàu biển của Hải Phòng cũng chưa được chú trọng đầu tư nên độ tuổi trung bình còn cao. Tàu trọng tải lớn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Theo chi cục Hàng hải Hải Phòng, tính đến nay, có 758 tàu với tổng trọng tải 2.104.815 tấn đăng

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 36 -40 )

×