0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thực trạng đầu tư nguồn nhân lực cho ngành hàng hải Hải Phòng

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 -52 )

II. Trung ương đầu tư trên địa bàn 10.116

2.2.5 Thực trạng đầu tư nguồn nhân lực cho ngành hàng hải Hải Phòng

Bất kỳ một ngành kinh tế nào muốn phát triển cũng cần có nguồn lực. Nhân lực là yếu tố không thể thiếu trong mọi hoạt động kinh tế. Công nghệ dù có hiện đại đến mấy cũng cần có bàn tay con người vận hành nó. Vì thế, đầu tư phát triển nguồn nhân lực luôn là nội dung quan trọng trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế. Ngành hàng hải cũng vậy.

Nghị quyết 32 của Bộ Chính Trị đã xác định thành phố Hải Phòng là một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, phải trở thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá, cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh hiện đại trước năm 2020. Hiện tại trên địa bàn thành phố có 13200 doanh nghiệp, mỗi năm có trung bình khoảng 2000 doanh nghiệp mới thu hút khoảng 45000 lao động vào làm việc. Do đó, nhu cầu lao động, đặc biệt là lao động qua đào tạo là rất lớn. Những nghề đang có nhu cầu cao về lao động qua đào tạo là vận tải biển, dịch vụ cảng biển, cơ khí, lắp ráp máy móc…Ông Vũ Đình Khang, Giám đốc Sở Lao Động- Thương Binh và xã hội cho biết: hệ thống dạy nghề hiện nay ở Hải Phòng gồm 49 cơ sở dạy nghề, trong đó có 33 cơ sở do địa phương quản lý và 16 cơ sở thuộc Trung ương quản lý Hiện tại trên địa bàn thành phố Hải Phòng có các trường đại học là Đại học Hải Phòng, Đại học Hàng hải Việt Nam , Đại học dân lập Hải Phòng. Trong đó,

Trường Đại học hàng hải là có đào tạo chuyên ngành hàng hải, cung cấp nhân lực

phục vụ ngành. Ngoài ra còn có Trung tâm thuyền viên (VCC) trực thuộc công ty vận tải biển Việt Nam là một trung tâm đào tạo nghề có uy tín, cung cấp thuyền viên cho ngành vận tải biển. Năm 2006, Trường Đại Học Hàng Hải đã được đầu tư nâng cấp với tổng vốn đầu tư là 30 tỷ đồng. Ngày 24- 1-2008, Trường Đại học Hàng Hải đã cùng với 4 bộ là Bộ giáo dục và đào tạo, bộ giao thông vận tải, bộ công thương và bộ lao động, thương binh và xã hội và tập đoàn kinh tế Vinashin tổ chức hội thảo quốc gia “Đào tạo nhân lực cho ngành đóng tàu theo nhu cầu xã hội”. Tham dự hội thảo còn có sự tham gia của 8 trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành đào tạo hàng hải và kinh tế biển, 22 doanh nghiệp đóng tàu trong cả nước cùng nhiều ngành liên quan tham dự hội thảo. Kết luận hội thảo, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ rõ: sau hội thảo này, 4 bộ cùng với Tập đoàn Vinashin hình thành ban chỉ đạo đào tạo nhân lực cho ngành đóng tàu nói riêng và ngành kinh tế biển nói chung.

Năm 2007 cũng đánh dấu sự hợp tác giữa Vinalines và Đại học hàng hải trong vấn đề đầu tư phát triển nguồn nhân lực hàng hải. Theo đó, Vinalines sẽ xem xét và cung cấp một phần hoặc toàn bộ học bổng cho các sinh viên đăng ký thực tập trên các tàu của Vinalines trong thời gian học tập tài Đại học Hàng hải. Ngược lại, Đại học hàng hải sẽ hỗ trợ Vinalines trong việc tuyển chọn, đào tạo cả sinh viên chuyên ngành làm việc cho Vinalines sau khi tốt nghiệp. Vinalines cũng sẽ hỗ trợ

Đại học Hàng Hải trong việc tìm kiếm các nguồn tài chính hợp lý để Đại học Hàng Hải đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơ sở hạ tầng của mình bao gồm việc mua đóng các tàu huấn luyện, xây dựng nâng cấp các phòng thí nghiệm, khu ký túc xá cho sinh viên.

Mặc dù Hải Phòng có tiềm năng về nguồn lao động với kết cấu dân số trẻ, trình độ dân trí khá cao nhưng nguồn nhân lực cho ngành hàng hải hiện nay đang rất thiếu về số lượng và chưa đáp ứng được về chất lượng cao. Hiện tượng chảy máu chất xám trong ngành vẫn diễn ra do chế độ đãi ngộ chưa hiệu quả. Để đầu tư nguồn nhân lực cho ngành hàng hải, không những cần đầu tư vào hệ thống giáo dục đào tạo mà còn phải đầu tư trong ngành để chế độ đãi ngộ thực sự có tác dụng.

Nội dung đầu tư phát triển nguồn nhân lực phục vụ cảng thể hiện ở chi phí cho đào tạo và đào tạo lại. Chi phí này gồm: Vốn đầu tư chi cho đào tạo tại các trường Đại học, trung học hàng hải qua các hệ thống tài trợ nhằm đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ, công nhân phục vụ tại cảng trong tương lai, chi phí tổ chức đào tạo lại đối với cán bộ công nhân viên đã và đang làm tại cảng như chi thuê chuyên gia, tổ chức các khoá đào tạo, cử đi học ở nước ngoài.

UBND thành phố đã đưa dự án đầu tư xây dựng trường Đại học Hải Phòng theo hướng đa ngành vào danh mục các dự án ưu tiên đầu tư. Dự án có tổng mức đầu tư 400 tỷ đồng, thuộc nguồn vốn Ngân sách, dự kiến tiến hành trong giai đoạn 2006 -2010.

Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam cũng đã cùng với tập đoàn STC Group của Hà Lan thực hiện dự án thành lập công ty liên doanh VinaSTC nhằm huấn luyện, đào tạo và cung ứng thuyền viên. Tổng mức đầu tư của dự án là 15.960 tỷ đồng, thực hiện trong thời hạn 30 năm.

Đầu năm 2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu quốc hội Thành phố Hải Phòng đã có buổi về thăm và làm việc với trường Đại học Hàng Hải Việt Nam. Tại buổi gặp, PGS.TSKH Đặng Văn Uy- Bí thư đảng bộ, hiệu trưởng nhà trường đã đề xuất một số kiến nghị: Đưa trường Đại học Hàng hải Việt Nam vào hàng ngũ các trường đại học trọng điểm quốc gia vào năm 2010, đầu tư với mức độ đủ lớn (khoảng 60 triệu USD từ nay đến 2015) để nhà trường trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phục vụ chiến lược biển của đất nước. Trường cũng đề nghị Chính phủ cho vay ưu đãi đóng 5 tàu huấn luyện- vận tải 6500- đến 7000 DWT để tạo điều kiện cho sinh viện thực tập.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 51 -52 )

×