Thứ hai: Quy hoạch hệ thống cảng biển và giao thông khu vực cảng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)

III, CÁC CẢNG SÔNG BẠCH ĐẰNG Các chuyên dùng dầu và xi măng

3Thứ hai: Quy hoạch hệ thống cảng biển và giao thông khu vực cảng

Quy hoạch cảng biến của chúng ta có tầm nhìn quá ngắn, chỉ mới 10- 20 năm. Không những thế, việc quy hoạch còn chưa theo kip xu thế phát triển hệ thống cảng biển thế giới đã, đang và sẽ gây thiệt hại lớn tới nền kinh tế đất nước. Đây là hạn chế chung của ngành hàng hải nước ta, trong đó có ngành hàng hải Hải Phòng. Nhiều cảng biển đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp, tăng cường năng lực. Đồng thời cũng không ít những cảng nhỏ ra đời. Giai đoạn từ 2001 đến nay, ngành hàng hải đã cơ bản hoàn thành việc nâng cấp cải tạo phát triển hàng loạt các công trình cảng biển trọng điểm như Hải Phòng, Đà nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ,… Tuy nhiên, điều này cũng đang dẫn đến một thực tế đáng lo ngại. Đó là tình trạng phát triển cảng biển ở địa phương trở thành phong trào. Điều này dấn đến tình trạng thừa những cảng nhỏ nhưng lại thiếu cảng có quy mô lớn. Khu vực cảng Hải Phòng trong thời gian trước đây chỉ có một cảng và do một đơn vị quản lý, thì nay, ở bán đảo Ðình Vũ và toàn bộ khu vực Hải Phòng có tới 28 cảng và do nhiều đơn vị quản lý. Cảng Lạch Huyện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng hiện tại các cơ quan tham mưu mới chỉ cho phép Tổng công ty Hàng hải Việt Nam xây dựng ba cầu cảng, số còn lại tương lai sẽ do nhiều đơn vị cùng đầu tư. Với cách làm như vậy, rất có thể cảng Lạch Huyện cũng bị “chia nhỏ” như cảng Ðình Vũ. Không

những thế, việc xây dựng cảng lại không xem xét, nghiên cứu kỹ các khía cạnh mà chỉ tập trung vào công trình chính là cảng biển. Do đó, cảng thì cứ xây còn đường đến cảng lai cứ từ từ. Bờ biển nước ta dài, nhiều tỉnh thành có điều kiện để xây dựng cảng biển nhưng không có nghĩa là cần xây dựng nhiều cảng mà phải làm đường để lưu thông hàng hoá đến một số cảng lớn. Nếu tỉnh nào có biển cũng có cảng thì tàu biển phải ghé vào các tỉnh đó để gom hàng. Điều này sẽ gây ra sự lãng phí. Hơn nữa, vốn đầu tư cho cảng biển luôn không đáp ứng đủ so với nhu cầu. Vì thế, nếu mỗi tỉnh đầu tư dàn trải để xây dựng cảng biển cho mình thì sẽ tạo ra hàng loạt các cảng quy mô nhỏ trong khi chúng ta đang rất thiếu những cảng biển quy mô lớn để đón những tàu có trọng tải lớn từ nước ngoài đến.

Thứ ba: Về huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế hàng hải:

Kinh tế biển nói chung và kinh tế hàng hải nói riêng mới chỉ thực sự được chú ý từ khi có sự ra đời của Nghị quyết TW 4 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Do đó lượng vốn đầu tư phát triển còn hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu của ngành. Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực này còn hạn chế do nhiều nguyên nhân. Đặc biệt là trong vấn đề xây dựng và kinh doanh cảng biển. Các công trình xây dựng cảng đều cần nguồn vốn đầu tư lớn trong khi tốc độ thu hồi vốn chưa cao so với một số ngành khác. Chính sách pháp luật lại chưa thực sự thông thoáng đối với các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này. Sự không đồng bộ giữa xây dựng và bảo dưỡng cũng là nguyên nhân khiến hiệu quả đầu tư cảng biển không cao. Cảng được xây dựng hàng trăm tỷ đồng nhưng vốn cho việc khơi thông luồng lạch lại rất ít. Do đó, cảng xây lên với công suất lớn nhưng do luồng vào cảng bị sa bồi nghiêm trọng khiến việc ra vào của tàu trọng tải lớn gặp rất nhiều khó khăn.

Thứ tư: Hiệu quả sử dụng vốn:

Tình trạng thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản vẫn xảy ra mà chưa có biện pháp để khắc phục triệt để. Thất thoát xảy ra ở hầu hết các khâu của dự án. Tình trạng chậm tiến độ vẫn diễn ra gây lãng phí hàng chục tỷ đồng vốn đầu tư. Đó là tình trạng chung trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta, không riêng gì ngành hàng hải. Tuy nhiên, điều này đang làm giảm đi hiệu quả đầu tư của ngành. Chúng ta đều đã biết, vốn đầu tư để hình thành cảng là rất lớn. Tuy nhiên, chỉ xây cảng mà không đầu tư cho đường vào cảng thì cảng cũng không thể hoạt động. Điều này gây ra trở ngại lớn đối với hoạt động khai thác cảng, làm giảm tính hấp dẫn của cảng. Do đó, dù cảng được xây dựng với kinh phí lớn, trang thiết bị hiện đại nhưng do hệ thống giao thông để gom hàng đến cảng không có thì cảng cũng không thể hoạt động đủ công suất.

Thứ năm: Về hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển và đội tàu vận tải biển:

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 64)