ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢ
2.2.4 Thực trạng đầu tư phát triển hệ thống giao thông khu vực cảng
Hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, đường hàng không, đường thuỷ nội địa có nhiệm vụ gom hàng từ các vùng miền khác nhau đến khu vực cảng. Hiện tai, tại cụm cảng Hải Phòng: Lượng hàng hoá đến cảng bằng ôtô khoảng 45%, đường thuỷ 43%, đường sắt còn thấp. Nói chung Hải Phòng có thừa năng lực vận tải. Để khai thác hết tiềm năng đã có, không nên tạo căng thẳng giả tạo cho vận tải ô tô, cần hoàn thiện hơn nữa vận tải đường sắt, đường sông, nhất là vận tải container, rút ngắn thời gian cũng như giảm giá thành so với vận tải ô tô.
Hải Phòng chỉ có một tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng đảm nhiệm cả vận tải hành khách và hàng hoá. Hàng hoá vận chuyển chủ yếu cho cảng Hải Phòng nhưng tỷ lệ không đáng kể. Đối với tổng khối lượng mới chỉ chiếm 8% còn đối với hàng container mới chỉ chiếm 4% so với tổng khối lượng thông qua cảng Hải Phòng. Những năm qua, hoạt động đầu tư cho giao thông vận tải vẫn được thành phố chú trọng. Lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực này vẫn liên tục tăng lên qua các năm.
Bảng 2.13: Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách do địa phương quản lý cho giao thông vận tải thành phố qua các năm
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2005 2006 2007 2008
Tổng số vốn NSNN 1049,33 1440,59 1841,63 2356,54
Vốn đầu tư cho GTVT 49,31 119,57 148,89 155,2
% so với tổng số 4,13% 8,3% 8,08% 6,59%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế xã hội và đầu tư xây dựng cơ bản của thành phố Hải Phòng qua các năm)
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết Chính phủ đã quyết định giao cho Tổng Công ty làm chủ đầu tư dự án xây dựng mới tuyến đường sắt từ Chùa Vẽ đến nhà máy phân bón DAP thuộc khu kinh tế Đình Vũ, Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 900 tỷ đồng, chia làm hai hạng mục, bao gồm nâng cấp 3,36km
đường sắt từ ga Hải Phòng đến Cảng Chùa Vẽ; xây dựng mới 9,39 km đường sắt từ Chùa Vẽ đến Nhà máy DAP.
Năm 2009, Dự án đường ô tô cao tốc Hà nội –Hải Phòng đã được triển khai thi công toàn tuyến. Dự kiến ban đầu tổng mức đầu tư của dự án là khoảng 24,566 tỷ đồng nhưng theo hợp đồng, tổng mức này giảm xuống còn 21,889 tỷ đồng và được tính chính xác bằng toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng công trình BOT sau khi hoàn thành và được kiểm toán. Nguồn vốn thực hiện dự án được thực hiện theo Quyết định số 1621/ QĐ- TTg ngày 29/11/2007 của Thủ Tướng Chính phủ và quy định của Nghị định số 78/2007/NĐ- CP bao gồm một phần vốn chủ sở hữu của Vidifi (tổng công ty phát triển hạ tầng và đầu tư tài chính) là 3000 tỷ đồng, phần còn lại vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam. Đây là dự án đường ô tô cao tốc loại A, có điểm đầu tại Hà Nội và điểm cuối tại Hải Phòng, toàn tuyến dài khoảng 105.5 km với mặt cắt ngang 6 làn xe, chiều rộng nền đường 35 m, mặt đường 22.5 m có hai làn xe dừng khẩn cấp, 6 nút giao thông liên thông, 9 cầu lớn, 21 cầu trung và 22 cầu vượt. Dự án hoàn thành sẽ bổ sung vào mạng lưới giao thông toàn tỉnh, phục vụ đắc lực cho việc gom hàng hoá đến từ Hà nội đến khu cảng Hải Phòng để vận chuyển đến các thị trường trên thế giới.
Bảng 2.14: Một số dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư giai đoạn 2006- 2010 Đơn vị: triệu đồng
TT Tên dự án Tổng mức đầu tư Nguồn vốn
I. Địa phương quản lý 6.084.500
1 Đường 353 Hải Phòng- Đồ Sơn 415.000 Ngân sách
2 Đường trục 100m khu đô thị Lạch Tray- Hồ Đông 2.000.000 Ngân sách, doanh nghiệp, tín dụng
3 Cầu Rào II 350.000 Ngân sách
4 Đường 212 Tiên Lãng 75.500 Ngân sách
5 Đường 403 Kiến Thuỵ 149.000 Ngân sách
6 Đường trục quận Kiến An 500.000 Ngân sách
thành phố
8 Đường liên tỉnh từ Thuỷ Nguyên đi Kinh Môn 95.000 Ngân sách 9 Xây dựng Cầu Khuể 1.400.000 Ngân sách +Tín dụng 10 Đường Đông Khê II 1.000.000 Ngân sách +huy động