0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển khu vực Hải Phòng

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 40 -44 )

ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢ

2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển khu vực Hải Phòng

khoảng 600 chiếc, chiếm hơn 80%. Phần lớn những tàu cỡ nhỏ này là của các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, hợp tác xã mới thành lập trong vòng vài năm gần đây.

Về nguồn nhân lực cho ngành, hoạt động đầu tư chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu. Cơ sở vật chất cho việc đào tạo, huấn luyện còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Hiện trên địa bàn thành phố chỉ có hai trường đại học có chuyên ngành đào tạo nhân lực phục vụ cho ngành là trường Đại học Hàng Hải Việt Nam và Trường Đại Học Dân lập Hải Phòng.

Vốn đầu tư cho ngành được huy động từ nhiều nguồn khác nhau và đầu tư vào những mục đích, nội dung khác nhau. Vấn đề này xin được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo dưới đây.

2.2.2 Thực trạng đầu tư phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển khu vực Hải Phòng khu vực Hải Phòng

Đội tàu biển là phương tiện quan trọng trong vận tải biển. Tàu biển được sử dụng trong vận chuyển hành khách và hàng hoá từ các cảng trong nước với nhau hoặc từ các cảng trong nước đến các cảng trên thế giới. Đầu tư phát triển đội tàu của nước ta hiện nay thực hiện thông qua các hình thức:

- Đầu tư đóng mới:

+ Đóng mới tại các nhà máy đóng tàu trong nước. Ưu thế của hình thức này là tiết kiệm được ngoại tệ, giá đóng rẻ hơn so với giá tàu đóng ở nước ngoài, tàu đóng mới đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của nhà đầu tư. Nhưng có nhược điểm là vốn đầu tư ban đầu lớn, nằm khê đọng lâu, thời gian thu hồi vốn dài. Hơn nữa, công nghệ đóng tàu của nước ta còn hạn chế, chỉ đóng được tàu trọng tải vừa và nhỏ, chưa đóng được tàu cỡ lớn. Trong khi xu thế hiện nay trên thế giới là sử dụng tàu cỡ lớn để giảm chi phí.

+ Đóng mới tại các nhà máy đóng tàu nước ngoài. Ưu thế của hình thức này là có được những tàu công nghệ hiện đại, trọng tải lớn, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao. Tuy nhiên, có nhược điểm là rất tốn kém về ngoại tệ.

- Đầu tư đã qua sử dụng trên thị trường quốc tế: Mua tàu cũ trên thị trường mua bán tàu. Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm được thời gian và chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình mua bán tàu đòi hỏi sự hiểu biết rõ về công nghệ và kỹ thuật để tránh mua phải tàu quá cũ, chất lượng thấp, không còn sử dụng được lâu nữa

- Đầu tư tàu đã đóng sẵn trên thị trường quốc tế: mua tàu đã đóng sẵn tại các nhà máy đóng tàu nước ngoài.

Do có những ưu thế trên, hình thức đóng tàu tại các nhà máy đóng tàu trong nước được sự quan tâm hơn cả. Vì thế, Chính phủ xác định ngành công nghiệp đóng tàu là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp của nước ta. Hải Phòng được xác định phải trở thành trung tâm công nghiệp đóng tàu lớn của cả nước. Thời gian qua, với nỗ lực không ngừng vươn lên tiếp nhận và làm chủ những kỹ thuật công nghệ sản xuất tiên tiến hiện đại, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã dần khẳng định được thương hiệu và vị thế của mình trong nước cũng như trên trường quốc tế.

Từ năm 2000 đến nay, các doanh nghiệp đóng tàu đã huy động hàng nghìn tỷ đồng nâng cấp các ụ, triền đà cho phép đóng các chủng loại tàu trọng tải từ 6500 tấn đến 100.000 tấn. Đầu tư theo hướng hiện đại hoá, bắt kịp các công nghệ tiến tiến của thế giới, các nhà máy đóng tàu Hải Phòng đã được trang bị các máy móc, phương tiện hiện đại như máy cắt tôn, máy lốc tôn, máy tiện, máy đột dập kỹ thuật số, các thiết bị nâng có sức nâng từ 30 tấn đến 200 tấn, các thiết bị làm sạch vỏ tàu, và các loại máy hàn tự động và bán tự động. Bình quân các công ty đóng tàu đã có trong tay gần 20.000 m2 nhà xưởng gia công cơ khí. Tiêu biểu như Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đang triển khai 2 dự án lớn là dự án đầu tư xây dựng đà tàu 70000 tấn và dự án xây dựng ụ tàu 100000 tấn trên diện tích 62 ha. Bên cạnh đó tổng công ty cũng đang xây dựng phân xưởng vỏ 3 với diệntích 3.2 ha, là phân xưởng vỏ lớn nhất Việt Nam hiện nay.

Trong giai đoạn 2006- 2010, trên địa bàn có một số các dự án đầu tư, cải tạo, nâng cấp các cơ sở đóng, sửa chữa tàu. Trong đó Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ có một số dự án quan trọng:

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở khu công nghiệp tàu thuỷ An Hồng tại

xã An Hồng, Huyện An Hải,Thành phố Hải Phòng. Chủ đầu tư là công ty xuất nhập khẩu vật tư tàu thuỷ. Tổng mức đầu tư là 98,230 triệu đồng trong đó, xây lắp là 81,405 triệu đồng, thiết bị là 8,297 triệu đồng và dự phòng là 8,528 triệu đồng.

Dự án đầu tư xây dựng xí nghiệp lắp ráp động cơ diezel tại khu công nghiệp tàu

thuỷ An Hồng, xã An Hồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 194,674 triệu đồng trong đó, xây lắp là 81,405 triệu đồng, thiết bị là 8,297 triệu đồng và dự phòng là 8,528 triệu đồng.

Dự án nâng cấp cơ sở sản xuất nhà máy đóng tàu Tam Bạc (giai đoạn 1). Tại

Quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 28,800 triệu đồng trong đó xây lắp là 23,086 triệu đồng.

Dự án nâng cấp nhà máy đóng tàu Sông Cấm (giai đoạn 2) tại Quận Hồng Bàng

thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 29,535 triệu đồng, trong đó xây lắp là 12,932 triệu đồng, thiết bị là 11,904 triệu đồng

Dự án xây dựng công ty công nghiệp tàu thuỷ Ngô Quyền tại Quận Ngô Quyền

thành phố Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 130 tỷ đồng trong đó, giai đoạn 2002- 2005 là 30 tỷ và 2006- 2010 là 100 tỷ

Dự án xây dựng công ty công nghiệp tàu thuỷ và xây dựng Hồng Bàng tại

Thượng lý Hải Phòng. Tổng mức đầu tư là 130 tỷ đồng.

Vừa qua, Lilama cũng khánh thành cơ sở đóng tàu sử dụng công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Hải Phòng. Dự án có tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (45 tỷ), và vốn ưu đãi từ ngân hàng phát triển chi nhánh Hải Phòng (60 Tỷ), phần còn lại do tổng công ty Lilama tự huy động. Dự án bao gồm ụ tàu 6500 DWT và kè bảo vệ bờ, hệ thống phân xưởng vở máy, ống điện, hai bãi tác nghiệp cạnh ụ, các hạng mục công trình phụ trợ, dây chuyền sơ chế tôn và phun sơn bảo quản, các thiết bị cẩu trục, hàn cắt kim loại, máy bơm công suất lớn.

Ngoài ra, các nhà máy đóng tàu trên địa bàn cũng có sự đầu tư nhằm nâng cao năng lực đóng và sửa chữa tàu cỡ lớn như: Nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng tiến hành đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư 217.722,76 triệu đồng trong đó xây lắp 51.977,598 triệu đồng, thiết bị 133.521,132 triệu đồng; Công ty công nghiệp tàu

thuỷ Nam Triệu đầu tư nâng cấp một phần năng lực sản xuất với tổng mức đầu tư

595 tỷ đồng, trong đó xây lắp 437 tỷ đồng, thiết bị 91,5 tỷ đồng, kiết thiết cơ bản khác 13,650 tỷ đồng; Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng tiến hành đầu tư nâng cấp giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư là 182,538 tỷ đồng trong đó xây lắp 77,745 tỷ đồng, thiết bị 94,185 tỷ đồng; nhà máy đóng tàu Bến Kiện tiến hành đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư 29,694 tỷ đồng trong đó xây lắp là 18,371 tỷ đồng, thiết bị là 8,581 tỷ đồng; Nhà máy đóng tàu sông Cấm đầu tư nâng cấp với tổng mức đầu tư 29,145 tỷ đồng, trong đó đầu tư xây lắp là 10,623 tỷ đồng, thiết bị là 16,138 tỷ đồng.

Với sự ra đời của ngày càng nhiều các doanh nghiệp đóng và sửa chữa tàu, số tàu biển ở Hải Phòng không ngừng tăng lên qua các năm. Hiện tại Hải Phòng có khoảng 300 tầu biển với tổng trọng tải gần 1 triệu DWT, so với năm 1997, thời điểm trước khi có chỉ thị 20 tăng 18% về số tầu và 16% về trọng tải tầu.

Năng lực đóng tàu hàng có trọng tải Số doanh nghiệp % so với tổng số Năng lực thực tế Số doanh nghiệp % so với tổng số <3000 15 45,45 <3000 18 54,54 3000- 5000 7 21,21 3000-5000 5 15,15 5000- 7000 8 24,24 5000-7000 6 18,18 7000- 10000 1 3,03 7000- 10000 1 3,03 > 10000 3 9,09 >10000 3 9,09 Tổng số 33 100 Tống số 33 100

Nguồn: Cục đăng kiểm Việt Nam

Từ bảng trên cho thấy, trên địa bàn thành phố có rất nhiều nhà máy đóng tàu. Tuy nhiên, số nhà máy đóng tàu có năng lực đóng tàu cỡ lớn là rất nhỏ, chỉ chiếm 0.61 % trong tổng số các nhà máy đóng tàu trên địa bàn. Năng lực là vậy nhưng thực tế, số nhà máy đóng tàu hoạt động đóng tàu theo đúng năng lực hiện có lại chiếm tỷ lệ không cao. Có thể nêu ra một số ví dụ như công ty đóng tàu Bạch Đằng có năng lực đóng tàu hàng 30000 DWT nhưng thực tế sản phẩm chính của công ty là tàu hàng khô 11500 DWT, tàu hàng rời là 22500 DWT, tàu dầu 13500 DWT. Công ty đóng tàu Phà Rừng có năng lực đóng tàu 37000 DWT nhưng sản phẩm chính của công ty là tàu hàng 12500 DWT, tàu chở hàng rời 20000 DWT. Đặc biệt, công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu có năng lực đóng tàu 70000 DWT nhưng cũng chỉ đóng tàu đến 53000 DWT.

Ngành công nghiệp đóng tàu cũng đã thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài.

Bảng 2.9: Một số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực đóng tàu được cấp phép trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2005 đến nay.

Tên công ty Mục tiêu hoạt động Thời gian Vốn đầu tư (USD) Vốn điều lệ (USD) Nhà đầu Cty TNHH đóng tàu quốc tế Hồng Hà

Đóng mới tàu biển loại 3500 DWT đến 6000 DWT/năm

40 năm

Cty TNHH SongSan- Vinashin

Sản xuất các khối thép kỹ thuật cho công nghiệp đóng tàu 50 năm 41.064.365 6.500.000 Hàn Quốc Cty TNHH Đóng tàu Damen- vinashin

Đóng mới sửa chữa tàu biển và các phương tiện thuỷ

40

năm 43.166.625 12.255.508 Hà Lan Cty TNHH

AOST

Thiết kế, tư vấn thi công lĩnh vực đóng tàu

30 năm

150.000 150.000 Nhật Bản

Nguồn: Sở kế hoạch đầu tư Hải Phòng

Tuy nhiên, các dự án này cũng chỉ tập trung vào đóng và sửa chữa tàu cỡ nhỏ mà chưa chú ý đến tàu trọng tải lớn. Trong thời gian tới, thành phố cần phải có chính sách thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Đây là con đường để ngành công nghiệp đóng tàu của Hải Phòng có thể nhanh chóng tiếp cận được với công nghệ hiện đại, trang thiết bị tiến tiến trên thế giới.

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 40 -44 )

×