Chiến lược biển của khu vực Hải Phòng đến năm

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)

III, CÁC CẢNG SÔNG BẠCH ĐẰNG Các chuyên dùng dầu và xi măng

3.2.Chiến lược biển của khu vực Hải Phòng đến năm

ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HÀNG HẢI KHU VỰC HẢI PHÒNG

3.2.Chiến lược biển của khu vực Hải Phòng đến năm

Trong Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị đã khẳng định vị trí, vai trò của Hải Phòng đối với vùng và cả nước là “Thành phố cảng, công nghiệp hiện đại, là đô thị trung tâm cấp quốc gia, đầu mối giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, có cảng nước sâu (nếu điều kiện kỹ thuật cho phép); một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế động lực phía Bắc; một trọng điểm phát triển kinh tế biển; một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại lớn của cả nước và trung tâm dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, giáo dục, y tế của cả vùng duyên hải Bắc Bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng an ninh… ”. Đó là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình phát triển của Thành phố.

Quan điểm và mục tiêu phát triển

Các quan điểm: Để thực hiện tốt Nghị quyết trên, căn cứ và quy hoạch phát triển KT- XH cả nước, vùng ĐBSH và KTTĐBB, căn cứ vào các Nghị Quyết của Đảng bộ Thành phố, xuất phát từ tình hình trong nước và quốc tế, từ các tiềm năng, thực trạng phát triển KTXH những năm qua, có thể xác định các quan điểm cơ bản phát triển KTXH đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 như sau:

Phát triển Thành phố Hải Phòng trong thế chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong sự hợp tác chặt chẽ với vùng KTTĐ Bắc Bộ và cả nước; tạo bàn đạp để phía Bắc tiến ra biển, hội nhập quốc tế.

Phát triển kinh tế đa thành phần với tốc độ nhanh bền vững, đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực.

Nhanh chóng phát triển thành phố cảng Hải Phòng thành đô thị văn minh, hiện đại, đứng vào hàng các thành phố có trình độ phát triển tương đối cao trong khu vực để cùng với các cực tăng trưởng khác làm đầu tàu lôi kéo, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả vùng Bắc Bộ,

Gắn phát triển nội thành với sự phát triển ngoại thành; có các bước đi thích hợp và có đột phá nhằm đưa Hải Phòng thành một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phát triển kinh tế một cách bền vững, gắn liền với tăng trưỏng kinh tế tốc độ cao với đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường; gắn phát triển kinh tế xã hội

với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Các mục tiêu phát triển:

Mục tiêu tổng quát dài hạn

“Xây dựng Hải Phòng trở thành thành phố cảng văn minh, hiện đại, một trung tâm đô thị cấp quốc gia, cửa chính ra biển, trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, thuỷ sản ở miền Bắc, có kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng phát triển, quốc phòng an ninh vững mạnh, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân”.

Định hướng phát triển các ngành dịch vụ chủ lực: Phát triển Hải Phòng trở thành một trung tâm kinh tế hàng hải lớn nhất của miền Bắc và cả nước, có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới. Dịch vụ cảng và vận tải biển là thế mạnh lớn nhất nên đã được khai thác và phát triển tương đối nhanh và có hiệu quả trong những năm qua. Cùng với sự phát triển của hệ thống cảng, các dịch vụ hàng hải và vận tải biển phát triển rất nhanh, tốc độ tăng trung bình đạt trên 9% giai đoạn 1996- 2005. Đội tàu biển hiện tại có tổng trọng tải trên 50 vạn DWT, năm 2005 vận chuyển được trên 11 triệu tấn hàng hoá. So với cả nước, vận tải biển của Hải Phòng chiếm gần 50% về phương tiện và trên 40% về khối lượng hàng hoá vận tải. Trong dịch vụ hàng hải, hiện có khoảng 70 doanh nghiệp kinh doanh trong hầu hết các lĩnh vực hàng hải. Với quan điểm chủ đạo là “phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm dịch vụ hàng hải và vận tải biển lớn của Việt Nam , có vị thế đáng kể trong khu vực và thế giới”, các định hướng phát triển dịch vụ cảng và vận tải biển trong những năm tới như sau:

Phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ liên quan trực tiếp trên luồng, cầu cảng, kho bãi. Nâng cao năng lực thông luồng, tiếp nhận tàu cỡ lớn, hiện đại hoá phương tiện bốc xếp để nâng cao năng lực bốc xếp, giải phóng tàu nhanh; đơn giản hoá thủ tục liên quan đến tàu và hàng hoá; hợp lý hoá quản lý…; sớm xây dựng Cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn; giữ vững và phát huy cao độ vai trò cửa ngõ chính ra biển của miền Bắc; làm tốt dịch vụ quá cảnh hàng hoá từ Tây Nam Trung Quốc. Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ cảng như Dịch vụ đại lý tàu biển, và môi giới hàng hải; dịch vụ lai dắt tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa tàu biển; dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ giao nhận và kiểm đếm hàng hoá; dịch vụ sửa chữa nhỏ tàu biển tại cảng; dịch vụ vệ sinh môi trường biển; dịch vụ xếp dỡ hàng hoá tại cảng biển; dịch vụ cứu hộ trên biển…Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng, đảm bảo sau năm 2015, giá cả và chất lượng dịch vụ hàng hải tại Hải Phòng tương đương với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển dịch vụ vận tải biển: Xây dựng đội tàu mạnh, theo hướng hiện đại; nâng dần thị phần, đảm bảo vận chuyển được trên 30% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu qua khu vực Cảng Hải Phòng và Quảng Ninh vào năm 2010 và trên 50% vào năm 2020. Tăng thêm sản lượng vận chuyển hàng hoá cho khách nước ngoài, tiến tới không chỉ vận chuyển hàng hoá vào ra Việt Nam mà vươn ra thực hiện vận chuyển thuê cho các nước khác trong khu vực và thế giới. Phát triển đồng bộ, theo cơ cấu hợp lý đội tàu viễn dương gắn với nhu cầu vận chuyển bao gồm tàu chở hàng rời chuyên dụng, tàu chở dầu và chở hàng lỏng chuyên dụng (hiện Hải Phòng chưa có loại tàu này), tàu chuyên dụng chở container. Trong từng giai đoạn có thể kết hợp chặt chẽ giữa phát triển đội tàu viễn dương với các hình thức thuê theo định hạn hoặc thuê tàu trần nhằm tăng thị phần chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn trước 2010, khi chưa đủ tàu có thể thực hiện hình thức xuất khẩu thuyền viên, đặc biệt cho Bắc Âu.

Phát triển ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực: Đóng, sửa chữa tàu thuyền

Tổng công ty tàu thuỷ Việt Nam có 16 nhà máy đóng và sửa chữa tàu biển (miền Bắc có 9 nhà máy, miền Trung có 4 nhà máy, miền Nam có 3 nhà máy), trong đó Hải Phòng có 6 nhà máy (nếu tính toàn lãnh thổ Hải Phòng thì có 33 cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền), đảm nhận gần 50% sản lượng đóng tàu toàn quốc. Trong đó Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng đã đóng thành công tàu 6500 DWT và 11500 DWT và đang chuẩn bị đóng tàu đến 30000DWT. Công ty công nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu đã ký hợp đồng với hàng Graig Invesment Ltđ (Vương Quốc Anh) đóng mới 7 tàu hàng có tổng trọng tải 53000DWT/ tàu với tổng giá trị lên đến 146.3 triệu USD. Trong tương lai, Hải Phòng tiếp tục khẳng định là một trung tâm cơ khí tàu thuyền lớn nhất của cả nước, có vị trí ngày càng lớn. Phấn đấu đến 2020 Hải Phòng không chỉ trở thành trung tâm đóng và sửa chữa tàu thuyền lớn nhất của Việt Nam mà còn phải là trung tâm của khu vực và thế giới. Hướng phát triển co bản là nhằm đóng những tàu có trọng tải ngày càng lớn và các loại tàu chuyên dụng đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tập trung đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại cho các hạng mục, các dây chuyền, các khâu có tính đột phá, quyết định đến việc nâng cao năng lực chế tạo. Những năm trước mắt, coi nguồn lực trong nước là chính nhưng về lâu dài phải tranh thủ được nguồn lực từ nước ngoài.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là :

- Tốc độ tăng trưởng trung bình là 25- 30%/ năm, cao hơn 1.2 lần so với mức của cả nước về đóng mới là 20- 25%/ năm, sửa chữa tàu là 18% /năm.

- Đóng được tàu biển trên 50000 tấn vào năm 2010 và trên 100000 tấn vào những năm sau 2010. Các loại tàu là: thăm dò, du lịch, tàu đánh bắt cá xa bờ công suất lớn. tàu quân sự, tàu tuần tra, sà lan tự hành. Đóng mới thêm nhiều loại tàu chở dầu, tàu

container, tàu công trình, tàu cuốc, tàu khai thác dầu khí, tàu hút bùn đạt tiêu chuẩn quốc tế.

- Sửa chữa tàu trọng tải 40000 tấn vào 2010 và trên 100000 tấn vào sau 2010. Chiếm được 10- 15% thị phần sửa chữa tàu của khu vực.

- Đáp ứng 40- 50% nhu cầu tàu đóng mới của cả nước, 80% nhu cầu sửa chữa tàu sông vùng Bắc Bộ; 30- 40% nhu cầu cả nước về sửa chữa tàu biển.

- Tăng dần tỷ lệ nội địa hoá trong công nghiệp đóng tàu.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển kinh tế hàng hải khu vực Hải Phòng, thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 71)