Từ những khó khăn, bất cập, hạn chế đó, tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 81 - 83)

nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay.

KẾT LUẬN

Ở nước ta, báo chí là công cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các tổ chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân. Vai trò của báo chí trong đời sống chính trị - xã hội thể hiện rõ trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta là chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để giải phóng đất nước. Báo chí thật sự đã trở thành vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, mặt khác, nó cũng tạo những điều kiện cần thiết để cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước. Vì vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thông tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí còn giữ vai trò tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thông tin hiện nay.

Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động sâu sắc đến lĩnh vực báo chí, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin báo chí và phát triển kinh tế tri thức. Sự hội tụ giữa thông tin, viễn thông, tin học là một xu hướng quan trọng trong xu thế phát triển báo chí trên phạm vi toàn cầu. Đầu tư cho báo chí từ chỗ được coi là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển thành đầu tư cho sự phát triển.

Trong xu thế khách quan của toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế, các hoạt động báo chí được mở rộng, tạo điều kiện cho giao lưu, hội nhập văn hoá, đồng thời cũng đang diễn ra cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã và đang sử dụng hệ thống báo chí để chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng tinh vi và quyết liệt hơn. Chính vì lẽ đó mà cần đến sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay với mục tiêu vừa đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân, vừa tạo nên trật tự quản lý góp phần phát triển xã hội, ổn định an ninh trật tự trong nước và hội nhập quốc tế.

Từ yêu cầu đó, trên cơ sở nghiên cứu nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí, tác giả đưa ra một số kết luận sau:

Một là, tự do báo chí, tự do ngôn luận là một nhu cầu thiết yếu của nhân dân,

cũng luôn thể hiện vai trò quản lý đối với báo chí. Đây chính là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động báo chí do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, thỏa mãn nhu cầu tự do báo chí của công dân.

Hai là, tuy đã có những cố gắng nhất định trong việc xây dựng các văn bản

pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực báo chí. Nhưng cho đến nay hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, thiếu sự thống nhất, chồng chéo và chưa thể hiện sự bao quát trong điều chỉnh. Trong khi đó, trên thực tiễn, công tác quản lý Nhà nước cũng thể hiện nhiều yếu kém trong xây dựng chiến lược phát triển báo chí, thực hiện liên kết quốc tế, đào tạo cán bộ quản lý Nhà nước và cán bộ điều hành báo chí.

Ba là, thông qua luận văn, tác giả đã khái quát được những thành tựu và phân

tích những bất cập về mặt pháp luật và những yếu kém trong công tác quản lý thực tiễn, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện phù hợp nhất.

Tóm lại, quản lý Nhà nước đối với báo chí còn cần được tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện hơn và sâu sắc hơn từ các góc độ khác nhau, góp phần đưa ra những giải pháp hiệu quả trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w