Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (2008), Báo cáo kết quả giám sát về tình hình thi hành luật báo chí, tr

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 58 - 65)

báo chí ở địa phương lỏng lẻo, cơ chế phối hợp chưa rõ ràng, vì vậy địa phương rất khó quản lý.

Trên đây là những thiếu sót và thiếu thực tiễn của pháp luật hiện hành về báo chí mang tính cấp thiết cần sớm được khắc phục, điều chỉnh và hoàn thiện.

2.2.2. Về thực tiễn quản lý

Xét về mặt thực tiễn, quản lý Nhà nước đối với báo chí được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau tùy theo từng giai đoạn lịch sử. Song song đó, hiệu quả của hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này cũng được xem xét thông qua hiệu quả tuân thủ pháp luật của nhiều đối tượng liên quan như: Cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan chủ quản báo chí, cơ quan báo chí và nhà báo, phóng viên. Hơn nữa, hoạt động báo chí là một loại hình hoạt động mang tính quần chúng và tác động lên nhiều mặt của xã hội, chính vì lẽ đó để đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với báo chí cũng cần quan tâm đến mức độ trật tự xã hội đạt được thông qua hoạt động báo chí. Từ những yêu cầu này, có thể thấy trên phương diện thực tiễn, quản lý Nhà nước đối với báo chí giai đoạn hiện nay đang đặt ra sự quan tâm bức thiết với các nội dung sau:

2.2.2.1. Công tác xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và phát triển báo chí

Dưới sự chỉ đạo, điều hành chung của Chính phủ, trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những cố gắng nhất định trong việc quy hoạch, sắp xếp báo chí thể hiện qua các động thái như: trình Thủ tướng ban hành “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”; tổ chức hội nghị về hệ thống truyền hình trả tiền; tổ chức hội nghị phát thanh, truyền hình cả nước nhằm xác định những tiêu chí chủ yếu về chiến lược phát triển chung và phương hướng, biện pháp giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt về phát thanh, truyền hình; xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống phát thanh, truyền hình địa phương đến năm 2010; xây dựng quy hoạch hệ thống báo chí toàn quốc...

Từ những cố gắng đó mà nhìn chung, tình hình hoạt động báo chí ở Việt Nam tăng về số lượng, chất lượng và loại hình như đã nêu ở mục 2.1 của chương 2. Theo đó, nước ta đã có đầy đủ 4 loại hình báo chí phát triển rộng khắp và đáp ứng được nhu cầu thông tin của quần chúng nhân dân. Báo chí cũng phát huy hết vai trò của mình đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc; tuyên truyền có hiệu quả các đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước; bảo vệ thuần phong mỹ

tục, nền văn hóa truyền thống của dân tộc trước trào lưu và sự xâm nhập của nhiều luồng văn hóa không lành mạnh.

Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, về quy hoạch làm không đều, liên tục, nhiều khi có tình trạng thả lỏng. Cho đến nay, một số địa phương vẫn chưa làm xong việc quy hoạch, sắp xếp hệ thống báo chí trên địa bàn mình. Thực tế hoạt động báo chí hiện nay vẫn tồn tại hiện tượng vừa thừa vừa thiếu. Thừa ở chỗ có nhiều tờ báo có nội dung gần trùng nhau, có khi chỉ đọc khoảng vài tờ báo kinh tế trong một thời điểm, người xem sẽ thấy có nội dung gần như nhau. Còn thiếu ở chỗ, nội dung một số mảng đề tài không được đề cập đến, nhất là mảng đề tài về các ngành khoa học. Thừa, thiếu còn thể hiện ở chỗ báo được xuất bản, phát hành phân bố không đều, giữa thành thị và nông thôn. Vẫn còn sự chênh lệch quá lớn về sự hưởng thụ thông tin quá lớn giữa các khu vực, địa bàn hoặc vùng, miền. Hiện có tới 75% hiện ấn phẩm báo chí được phát hành ở khu vực thành phố thị xã; trong khi đó ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chỉ chiếm 25%.40

Song song đó, trong chiến lược phát triển vẫn còn hiện tượng nhập nhằng và cố tình vi phạm pháp luật báo chí liên quan đến đối tượng được quyền thành lập cơ quan báo chí nhưng rất chậm xử lý và điều chỉnh. Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định: “Báo chí nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội, là cơ quan ngôn luận của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi chung là tổ chức), là diễn đàn của nhân dân”.41 Như vậy có nghĩa là chỉ cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thành lập cơ quan báo chí. Tuy nhiên trên thực tế, một số cơ quan báo chí được thành lập và hoạt động không đúng quy định về điều kiện thành lập cơ quan báo chí theo Luật Báo chí hiện hành. Cụ thể:

Một số cơ quan báo chí do các doanh nghiệp Nhà nước thành lập, như Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC thuộc Tổng Công ty Truyền thông đa phương tiện VTC và Báo điện tử VNMedia thuộc Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, sau một thời gian dài hoạt động mới được chuyển về trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Một số báo điện tử trong một thời gian dài hoạt động không có cơ quan chủ quản như Luật Báo chí hiện hành quy định: VietNamNet, VnExpress. Chỉ từ năm

40 Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Báo cáo tình hình báo chí 2009, tr.10

2008, Thủ tướng Chính phủ mới quyết định giao 2 báo điện tử này cho Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý.

Do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước, một số cơ quan cấp tổng cục chuyển thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,…. Những doanh nghiệp này cho đến nay vẫn tiếp tục xuất bản những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của cơ quan Nhà nước trước đây.

2.2.2.2. Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí

Sau khi Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí có hiệu lực đến nay, cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành hoặc tham mưu cho Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí. Cụ thể, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tập trung xây dựng để trình Chính phủ ban hành Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Báo chí. Bộ cũng chủ trì, phối hợp xây dựng và trình Chính phủ ký ban hành hơn 30 văn bản quy phạm pháp luật trong đó có: 6 nghị định, 5 quyết định và 1 chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, 8 thông tư, 8 quyết định do Bộ trưởng ký ban hành và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác, bước đầu phục vụ có hiệu quả công tác quản lý báo chí, góp phần làm cho hệ thống văn bản pháp luật về báo chí cập nhật nhiều hơn so với trước khi ban hành Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999.

Trong những năm qua, tuy chúng ta đã cố gắng để xây dựng các văn bản pháp quy về báo chí nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, việc sửa đổi bổ sung chậm được tiến hành. Ví dụ: Đến 26-6-2001, Nghị định số 31/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thông tin mới đượcban hành, tức làsau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí đã có hiệu lực 2 năm, còn Nghị định số 51/2002/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Báo chíQuy chế phỏng vấn trên báo chí của Bộ Văn hóa - Thông tin(nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) được ban hành sau khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí đã có hiệu lực những 3 năm; một số văn bản khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí phải đến 2007 mới được ban hành như: Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí ban hành theo Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ; Quy chế cải chính trên báo chí ban hành theo Quyết định

số 03/2007/QĐ-BVHTT và Thông tư số 04/2007/TT-BVHTT ngày 7-2-2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin về Hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi thẻ nhà báo...

Thậm chí, một số điều khoản trong Luật Báo chí và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí giao Chính phủ quy định chi tiết đến nay vẫn chưa được triển khai như các quy định về quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí (Điều 17b), về thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú ở nước ngoài (khoản 2 Điều 19a), về báo điện tử (Điều 22).

Với chức năng là cơ quan quản lý cấp Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông chưa kịp thời chủ động việc tổ chức tập huấn triển khai nội dung các văn bản pháp luật cho cán bộ quản lý của các sở; đề xuất, kiến nghị, xây dựng văn bản pháp quy liên quan đến báo chí còn hạn chế. Sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của Bộ đôi khi còn nể nang, thiếu kiên quyết, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất, đòi hỏi chất lượng và hiệu quả cao.

2.2.2.3. Công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ đối với cán bộ báo chí và việc thực hiện chức năng của cơ quan chủ quản.

Lao động báo chí là loại hình lao động phức tạp và có sự kết hợp của nhiều người. Các sản phẩm báo chí là kết tinh trí tuệ của tập thể, đứng đầu là tổng biên tập của tờ báo. Để tờ báo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, phục vụ đúng đối tượng của tờ báo, vai trò của tổng biên tập rất quan trọng. Vì vậy, việc quản lý và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên báo chí là rất cần thiết.

Trong nỗ lực chung, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có những cố gắng nhất định trong việc quản lý và nâng cao trình độ báo chí như: Tổ chức các lớp tập huấn về quản lý báo chí, phó phòng nghiệp vụ, các cán bộ báo chí chuyên trách của Sở Thông tin và Truyền thông và Trung ương; chủ trì mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho hàng trăm phóng viên, biên tập viên trên toàn quốc để thi nâng ngạch lên các phóng viên chính, biên tập viên chính; tổ chức một số đoàn phóng viên và lãnh đạo cơ quan báo chí tham quan, học tập kinh nghiệm làm báo ở nước ngoài...

Đội ngũ người làm báo ngày càng phát triển, chất lượng ngày càng được nâng cao. Nếu như năm 1999 trên toàn quốc chỉ có 8.000 nhà báo được cấp thẻ thì đến năm 2009 cả nước có gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ. Trong số này, nhiều nhà báo có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, tiến bộ nhanh về nghiệp vụ, tiếp cận nhanh với phong cách làm báo hiện đại, trưởng thành từ thực tiễn của sự nghiệp đổi mới.

Tuy nhiên, công tác quản lý, bồi dưỡng nâng cao trình độ báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông vẫn còn những hạn chế như: Chưa thực hiện được kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý chuyên sâu mảng phát thanh, truyền hình, internet. Khối lượng công việc phải xử lý trong công tác quản lý Nhà nước về báo chí ngày càng nhiều và phức tạp, trong khi đó đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu và yếu, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý trong tình hình mới. Công tác kế hoạch, quy hoạch, tổ chức bộ máy quản lý nhìn chung chưa hợp lý; trình độ nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ, chuyên viên còn yếu, chất lượng công tác chưa cao, khả năng phát hiện, khả năng nắm bắt các nghiệp vụ báo chí của một số cán bộ, chuyên viên chưa theo kịp yêu cầu của công tác quản lý Nhà nước về báo chí trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển.

Song song đó, Luật Báo chí hiện hành quy định rõ về quyền và trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí nhưng vẫn còn những cơ quan chủ quản báo chí chưa

hoàn thành nhiệm vụ quản lý toàn diện, buông lỏng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu cương quyết trong xử lý các vi phạm của cơ quan báo chí thuộc quyền. Phần lớn các cơ quan chủ quản chưa có cơ chế làm việc và chưa bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt động của cơ quan báo chí. Một số cơ quan chủ quản chưa làm tốt công tác cán bộ, còn bổ nhiệm chức danh lãnh đạo cơ quan báo chí chưa đảm bảo tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ.

Riêng về đội ngũ phóng viên, trước xu hướng thương mại và thực dụng hóa cuộc sống và sinh hoạt báo chí, nhiều phóng viên không được đào tạo chính quy, kém năng lực, thiếu bản lĩnh chính trị đã dẫn đến sai phạm luật mà điển hình trong thời gian gần đây là vụ việc ngày 14-10-2008, Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội tuyên phạt nhà báo Nguyễn Văn Hải và nhà báo Nguyễn Việt Chiến của Báo Tuổi Trẻ và Báo

Thanh Niên án tù và tù không giam giữ vì hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, công dân. Toà án xác định, 2 phóng viên đã viết nhiều tin bài sai sự thật, không có căn cứ về vụ án PMU 18 xâm phạm lợi ích Nhà nước và một số cán bộ cao cấp.

2.2.2.4. Công tác quản lý hợp tác, việc liên doanh, liên kết và kinh doanh của cơ quan báo chí

Vấn đề liên doanh, liên kết trong hoạt động báo chí đã diễn ra nhiều năm nay và đặc biệt sôi động trong một vài năm gần đây, khi công nghệ thông tin - truyền thông phát triển, truyền hình kỹ thuật số, truyền hình cáp, mạng viễn thông quốc tế được ứng dụng rộng rãi, nhu cầu cung cấp thông tin của xã hội ngày càng cao. Nhiều cơ quan báo chí liên kết với các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước không chỉ trong công đoạn in ấn, phát hành báo chí mà cả trong việc cung cấp nội dung cho các ấn phẩm báo chí, đặc biệt là ở lĩnh vực thương mại, giải trí. Tuy nhiên, Luật Báo chí hiện hành không quy định và điều chỉnh cụ thể vấn đề này trong lần ban hành gần đây nhất.

Không thể phủ nhận rằng sự hợp tác giữa cơ quan báo chí và các công ty tư nhân với nguồn vốn dồi dào, công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực năng động, trẻ trung đã tạo nên những sản phẩm báo chí hấp dẫn độc giả. Nhưng mặt khác, do các công ty tư nhân hoạt động với mục đích thương mại theo phương châm nhanh, rẻ, thu lợi cao, nên không ít chương trình còn có sự cẩu thả về nội dung, vi phạm các quy định về quảng cáo trên báo chí. Nhiều ấn phẩm báo chí khai thác những đề tài nhạy cảm, giật gân, câu khách, vi phạm thuần phong mỹ tục, ảnh hưởng đến lối sống của một bộ phận giới trẻ. Tình trạng tư nhân, trong đó có cả công ty nước ngoài, “núp

bóng” để làm toàn bộ ấn phẩm báo chí hoặc “mua kênh”, “bán sóng” đối với báo hình,… chưa được nghiên cứu, phân tích nghiêm túc, từ đó xây dựng cơ chế quản lý phù hợp.

Riêng đối với hoạt động kinh doanh của các cơ quan báo chí, theo Luật Báo

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 58 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w