Điều 17d, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 28 - 29)

đã tạo ra hành lang pháp lý ngăn chặn triệt để những âm mưu này khi quy định: “Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân”. 17 Đây được xem như quan điểm chung nhấtnhằm nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước, kích động bạo lực và tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc; gây rối trật tự công cộng, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Để bảo đảm nguyên tắc này, Nhà nước kiên quyết loại trừ những hành vi, hoạt động báo chí phương hại đến độc lập dân tộc và an ninh trật tự xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng luôn đề ra nhiều phương pháp để hướng hoạt động báo chí đi đúng quy định của pháp luật, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước và xã hội.

1.2.2 Cơ sở pháp lý của quản lý Nhà nước đối với báo chí

Cách mạng Tháng 8 thành công, Đảng và Nhà nước ta đã chăm lo xây dựng hệ thống văn bản pháp lý tạo cơ sở cho việc quản lý Nhà nước đối với báo chí. Ngày 10-10-1945, Hồ Chủ tịch đã ra sắc lệnh về việc duy trì tạm thời các luật lệ hiện hành, nhưng nêu rõ: “Những điều khoản trong các luật cũ được tạm thời giữ lại do sắc lệnh này, chỉ thi hành khi nào không trái với nguyên tắc độc lập của nước Việt Nam và chính phủ dân chủ cộng hòa”.

Và cũng từ thời điểm này, vấn đề hoạt động báo chí, ngôn luận rất được Nhà nước ta quan tâm. Vì vậy, ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được thành lập, Hiến pháp đầu tiên 1946 ra đời đã ghi nhận quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân. Đến Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đều quy định về tự do báo chí, ngôn luận; không ai được xâm phạm đến quyền này của nhân dân và cũng nghiêm cấm việc lợi dụng quyền tự do báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.

Tính đến nay đã có hơn 40 văn bản được Nhà nước ta ban hành liên quan đến báo chí như: Sắc lệnh 41 ngày 29-3-1946 về chế độ kiểm duyệt báo chí; Sắc lệnh số

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 28 - 29)