Lê Minh Toàn chủ biên (09), Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông, NXB Chính trị Quốc gia, tr 35,

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 34 - 40)

+ Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp phát thanh, truyền hình của địa phương sau khi được phê duyệt;

+ Quản lý việc sử dụng thiết bị thu tín hiệu phát thanh truyền hình trực tiếp từ vệ tinh cho các đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn địa phương theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, trong quản lý Nhà nước đối với báo chí còn có sự tham gia của các cơ quan liên quan khác. Tuy nhiên, ở đây Luật Báo chí hiện hành và Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí vẫn chưa đề cập một cách rõ ràng, cụ thể.

1.2.4. Nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí

Trên cơ sở quy định của pháp luật, để đảm bảo cho hoạt động báo chí được diễn ra thông suốt, đáp ứng nhu cầu về thông tin của quần chúng nhân dân, Nhà nước luôn xây dựng nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí trên cơ sở phù hợp với thẩm quyền pháp lý của từng chủ thể quản lý nhất định theo các điều kiện lịch sử trong từng giai đoạn. Các nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí cũng được xác định và xây dựng nhằm mục tiêu một mặt quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí một cách nhanh chóng, chính xác, mặt khác chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn của thế lực thù địch lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí để chống phá ta.

Các nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí đề cập ở đây xuất phát từ các quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước ta gồm Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 và Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002. Theo đó, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định các nội dung quản lý Nhà nước đối với báo chí bao gồm:

1- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp báo chí;

2- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí;

3- Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí;

4- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ báo chí;

5- Tổ chức, quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí; 6- Cấp, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, thẻ nhà báo;

7- Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động báo chí nước ngoài tại Việt Nam;

9- Tổ chức, chỉ đạo công tác khen thưởng trong hoạt động báo chí;

10- Hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí và việc chấp hành pháp luật về báo chí; thi hành các biện pháp ngăn chặn hoạt động báo chí trái pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí". 21

Tóm lại, Nhà nước quản lý toàn bộ xã hội, hoạt động báo chí liên quan đến nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau nên cần được Nhà nước quản lý. Mục đích quản lý Nhà nước đối với báo chí nhằm bảo đảm cho hoạt động báo chí diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật vì lợi ích chung cho toàn xã hội.

Nội dung quản lý nói trên mang tính phổ quát ở mỗi nơi, song tuỳ thời gian mà nội dung nào là trọng tâm, trọng điểm và cần có kế hoạch để áp dụng biện pháp quản lý thích hợp. Từng nội dung quản lý nói trên được phân cấp hợp lý để vừa làm rõ trách nhiệm của các chủ thể quản lý vừa tránh buông lỏng quản lý; vừa khắc phục tình trạng quan liêu, đùn đẩy, gây phiền hà cho các đối tượng quản lý vừa tạo được hoạt động thông suốt, đồng bộ của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến lĩnh vực này.

1.2.5. Ý nghĩa của việc quản lý Nhà nước đối với báo chí

Báo chí với tư cách là công cụ quan trọng về công tác tư tưởng, chính trị của Đảng, với sự đa dạng của các loại hình báo chí và những lợi thế riêng có, báo chí hoàn toàn có khả năng đóng góp rất tích cực, có hiệu quả vào sự nghiệp giữ vững và tăng cường sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Trong những năm qua, hoạt động của báo chí nước ta đã và đóng góp rất lớn cho sự phát triển và hội nhập thế giới trên mọi lĩnh vực. Song song đó vẫn còn tồn đọng nhiều vấn đề phát sinh cần sự điều chỉnh sâu sắc của các cơ quan chuyên trách.

Quản lý Nhà nước đối với báo chí là một chức năng thật sự cần thiết của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nó đáp ứng nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Bới lẽ vấn đề tự do báo chí và tự do ngôn luận trên báo chí là một nhu cầu có thực của xã hội, nó đánh giá tiêu chuẩn phát triển về các quyền tự nhiên mang tính nhân bản trong toàn xã hội. Nhu cầu về tự do báo chí, ngôn luận sẽ vẫn còn tiếp tục tiếp diễn và có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trị an, trật tự xã hội của đất nước. Bên cạnh dó, trên bình diện quốc tế, các thông tin mà báo chí cung cấp cũng như các hoạt động liên quan đến báo chí cũng có những ảnh hưởng nhất định đến vấn đề an ninh chính trị của toàn cầu.

Với thực trạng như thế, quản lý Nhà nước đối với báo chí sẽ có các ý nghĩa to lớn khi vừa đảm bảo được trật tự an ninh, an toàn xã hội vừa đảm đảm bảo tôn trọng quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Ngoài ra trước tình hình xuyên tạc của các thế lực thù địch, quản lý Nhà nước đối với báo chí sẽ làm cho báo chí hoạt động và phát triển theo đúng chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đấu tranh tích cực, làm thất bại các âm mưu sử dụng diễn đàn của nhân dân cho chiến lược diễn biến hòa bình trên phương diện thông tin đại chúng và văn hóa xã hội.

1.2.6. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở một số quốc gia

Tùy theo điều kiện lịch sử, quan niệm về vấn đề tự do báo chí và hoàn cảnh xã hội mà các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các cách thức quản lý Nhà nước đối với báo chí khác nhau. Tuy nhiên tựu trung lại, trong nỗ lực chung, tất cả các nước đều cố gắng xây dựng các quy phạm pháp luật mà trong đó xác lập, đảm bảo một cách cao nhất quyền tự do báo chí, ngôn luận. Song song đó cũng đảm bảo hoạt động của báo chí không phương hại đến lợi ích quốc gia, tổ chức, các thành phần và cá nhân khác nhau trong xã hội. Sau đây là khái quát một cách sơ lược hoạt động quản lý Nhà nước đối với báo chí ở một số quốc gia tiêu biểu.

Thụy Điển:

Luật Tự do báo chí năm 1949 của Thụy Điển quy định cấm mọi hình thức kiểm duyệt trước khi xuất bản; bất kỳ tạp chí nào xuất bản ít nhất 4 lần một năm phải có biên tập viên, người này phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung ấn phẩm theo luật pháp; sẽ là phạm luật nếu lần tìm nguồn thông tin cơ sở của một bài báo được đảm bảo không được tiết lộ tên (không nguồn cung cấp thông tin nào có nguy cơ bị trừng phạt hoặc bị gây khó dễ); các tài liệu chính thức là công khai cho công dân với một số ngoại lệ (các tài liệu nói trên là những tài liệu nhận được hoặc lấy từ các cơ quan chính quyền địa phương hoặc trung ương. Các cơ quan này có nghĩa vụ phải cho bất kỳ ai muốn có thông tin về việc xử lý một vấn đề nào đó được xem tài liệu của cơ quan đó). Rõ ràng là quyền tiếp cận tài liệu đã tạo cơ hội tốt cho các phương tiện thông tin kiểm tra xem xét các chính sách và nhân viên Nhà nước sử dụng quyền hạn của họ như thế nào.

Nguyên tắc cơ bản đằng sau Luật Tự do báo chí Thụy Điển là báo chí phải được hưởng quyền tự do ở mức cao nhất có thể được nhằm thực hiện chức năng kiểm soát của nó trong xã hội.

Tại Thụy Điển, các tổ chức báo chí đã thỏa thuận với nhau về các nguyên tắc cơ bản của đạo đức nghề nghiệp nhằm đạt một trong những mục đích là giảm đến mức tối thiểu nhu cầu phải viện đến pháp luật. Bản Quy ước đạo đức nhà báo đã được Câu lạc bộ Các nhà báo thông qua lần đầu tiên năm 1923 và bản Quy ước hiện nay được thông qua năm 1997. Bản quy ước nhằm duy trì những tiêu chuẩn đạo đức cao cả nói chung, đặc biệt nhằm bảo về sự toàn vẹn của cá nhân chống lại việc xâm phạm vào đời sống riêng tư, bôi nhọ hoặc tuyên truyền gây tổn thương khác. Một phần đặc biệt dành để chống lại việc quảng cáo trên báo và những tác động thái quá từ bên ngoài nhằm đánh lừa độc giả. Có một ủy ban đặc biệt theo dõi loại hành động phi pháp này.

Văn phòng Thanh tra Báo chí Đại chúng (PO) giám sát việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức. Những đơn khiếu nại được chuyển đến cho Thanh tra báo chí là người cũng có quyền hành động theo sáng kiến riêng của mình. PO có thể bác bỏ một đơn khiếu nại nếu xét thấy không có căn cứ hoặc nếu tờ báo đồng ý đăng lời hủy bỏ hoặc cải chính mà được người khiếu nại chấp nhận.

Khi PO xét thấy lời kêu ca phàn nàn có tính chất nghiêm trọng hơn, thì đơn khiếu nại sẽ được gửi đến Hội đồng Báo chí; hội đồng sau đó sẽ ra tuyên bố miễn khiển trách hoặc khiển trách tờ báo. Tuyên bố khiển trách của hội đồng được đăng trên tờ báo có liên quan và trên các tập san chuyên ngành của báo chí. Ngoài việc đăng ý kiến khiển trách, tờ báo phạm lỗi còn phải trả một khoản phí.

Hội đồng gồm 6 thành viên, hai vị đại diện, cho công chúng nói chung, 3 vị do các tổ chức báo chí cử ra, còn vị thứ 6 là chủ tịch hội đồng có lá phiếu quyết định. Đến nay, vị này thường là một thành viên của Tòa án Tối cao.

Hội đồng Báo chí, Thanh tra báo chí và Bản Quy ước tạo thành một hệ thống hoàn toàn tự nguyện phi chính phủ và do giới báo chí quy định và đài thọ.

Mỹ: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo Hiến pháp nước Mỹ thì chính phủ không nắm hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng mà giao cho tư nhân để đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Tuy nhiên, các nhà báo hoạt động nghề nghiệp phải tuân theo quy tắc báo chí (do Hội các Chủ bút nước Mỹ quy định) và Quy tắc về Vô tuyến truyền hình (thông qua từ ngày 9-6-1958). Quy tắc Báo chí Mỹ thể hiện “lý thuyết trách nhiệm xã hội của báo chí” gồm 7 yêu cầu hoạt động nghề nghiệp là: 1. Trách nhiệm; 2. Tự do báo chí; 3. Sự độc lập; 4. Lòng thành, sự xác thực, đúng đắn; 5. Sự vô tư; 6. Sự bảo đảm tôn trọng thanh danh; 7. Giữ thuần phong mỹ tục.

Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ có tiểu ban về thông tin của Hạ viện để phân tích và kiểm tra các thông tin báo chí trong thời gian có các cuộc khủng hoảng. Ủy ban Liên bang về thông tin của Mỹ có chức năng không chỉ thuần túy điều phối về kỹ thuật. Nó được quyền 3 năm một lần cấp giấy phép hoạt động cho các đài phát thanh và truyền hình dựa trên những đánh giá về hoạt động của các đài này.

Năm 1917, Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật về tội do thám và năm sau là đạo luật về tội bạo động. Theo các luật này, người bị coi là tội phạm nếu có ý thức viết và truyền đi “các phóng sự và ý kiến không đúng”, “cản trở hoạt động của các lực lượng vũ trang hoặc hỗ trợ của đối phương”. Theo Đạo luật về an ninh đối nội được thông qua năm 1959, Thượng viện Mỹ đã thành lập Ủy ban McCarthy - một cơ quan điều tra các hoạt động bị coi là chống Mỹ, trong đó có thông tin trên báo chí. Năm 1953, Bộ luật Hình sự của Mỹ được bổ sung thêm điều cho phép xử việc đăng các tài liệu mà chính phủ cho là bí mật. Song song đó, liên quan đến nhân thân con người, nước Mỹ cũng rất thận trọng cho phép công bố khi liệt “quảng cáo lừa bịp”, “làm giả hàng hóa”, “không có khả năng thanh toán những cam kết tài chính” vào những loại thông tin bị đánh giá là phỉ báng.

Tại Mỹ, ngành bưu điện cũng có thẩm quyền nhỏ trong việc quyết định lưu hành báo chí đến công chúng khi năm 1918, Quốc hội Mỹ đã thông qua đạo luật cấm phổ biến bất kỳ loại ấn phẩm nào phê phán hình thức lãnh đạo của nước Mỹ cho phép bưu điện có thẩm quyền này.

Nhật Bản:

Chính phủ Nhật không có cơ quan chức năng quản lý báo chí nhưng Hiệp hội Báo chí Nhật Bản về phương diện nghề nghiệp lại phát huy chức năng giám sát. Hội đồng Báo chí quốc gia gồm 6 thành viên là những nhà báo uy tín có vai trò uốn nắn, rút kinh nghiệm nếu có tờ báo hay nhà báo nào vi phạm đạo đức nghề báo. Danh dự nhà báo là do chính nhà báo tự chịu trách nhiệm nếu bị kiện mà nhà báo thấy mình sai thì phải “tự xử”, tức là viết bài xin lỗi trên mặt báo, nghiêm trọng hơn thì từ chức hoặc chuyển nghề. Một trong những yêu cầu hàng đầu của phóng viên báo chí Nhật Bản là phải tôn trọng sự thật khách quan, nếu ai bịa tin giả có thể bị phạt, thậm chí còn bị tòa soạn đuổi việc.

Anh:

Chính phủ Anh ban hành một đạo luật đóng thành tập dày đến 960 trang, gồm 67 điều và dẫn ra 3.980 trường hợp áp dụng cụ thể hạn chế quyền tự do báo chí trong phạm vi nhất định. Theo đó, những bài báo làm tổn hại thanh danh về nghề nghiệp cá

nhân thuộc loại thứ nhất bị hạn chế. Khi làm tổn hại đến các chính sách và các cơ quan Nhà nước, đến luật pháp và tôn giáo, đạo đức bị coi thuộc loại thứ hai bị hạn chế.

Báo chí cũng bị cấm bình luận về công việc của tòa án khi chưa kết thúc bản án, cũng như về việc chống án khi chưa có trả lời của toàn án cấp trên. Những tài liệu công bố trước khi khởi tố vụ án mà ảnh hưởng đến tòa án và cản trở công việc của toà án cũng bị trừng phạt. Báo chí phải thông báo nguồn cung cấp thông tin cho tòa biết và bị cấm đăng ảnh hay phát thanh và truyền hình trực tiếp từ phòng xử án.

Đặc biệt, báo chí phải chấp hành những đạo luật liên quan đến bí mật quốc gia. Nước Anh đã ban hành các đạo luật về bảo vệ bí mật quốc gia vào các năm 1889, 1911, 1920, 1939. Theo luật năm 1911, bức ảnh hoặc bài viết nào về đề tài quân sự có thể bị đối phương sử dụng đều bị coi là phạm tội. Trên thực tế, đạo luật này còn được áp dụng vào cả các đề tài liên quan đến quan hệ quốc tế, ngân hàng, hoạt động của chính phủ.

Cùng với hạn chế quyền công bố thông tin, các đạo luật về bảo vệ an ninh cũng hạn chế quyền nhận thông tin. Các đạo luật này hạn chế cả quyền thu nhận và

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 34 - 40)