44 Lê Minh Toàn chủ biên (2009), Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông, NXB Chính Trị Quốc Gia, tr
2.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí
2.4.1. Những cơ hội, thách thức đối với báo chí Việt Nam hiện nay và nhu cầu hoàn thiện về quản lý Nhà nước
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá. Nền kinh tế trí thức, khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, mạng internet phát triển mạnh mẽ đang làm biến đổi nhanh chóng bộ mặt thế giới hiện đại. Trong bối cảnh đó, các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng và báo chí truyền thông mới mẻ của thế giới tác động và ảnh hưởng nhanh chóng, mạnh mẽ vào từng nước; tác động trực tiếp vào tư tưởng, tình cảm, tâm lý, lối sống và đạo đức của con người. Trong đời sống quốc tế xuất hiện những vấn đề mới về lý luận và thực tiễn về con đường phát triển khác nhau của các nước. Các ý kiến, quan điểm, chính kiến, tư tưởng cọ xát diễn ra hàng ngày. Đây là những điều kiện để báo chí các nước trên thế giới và cả Việt Nam phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin đa dạng, phong phú, kịp thời, chính xác của công chúng. Qua giao lưu quốc tế, báo chí truyền thông ngày càng hoàn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước và sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới.
Trong khi đó, nước ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tiếp tục đổi mới, phấn đấu đến năm 2010 đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh được xác định rõ và đang nỗ lực thực thi. Kinh tế - xã hội tuy có lúc khó khăn nhưng tổng thể phát triển khá, đời sống người dân được cải thiện. Trên cơ sở đó, báo chí truyền thông Việt Nam cũng tự đổi mới và phát triển, mở rộng quan hệ quốc tế, bước đầu thu nhiều thành tựu đáng kể khi có điều kiện và thời cơ để khai thác, xử lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đa dạng cho công chúng. Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và tư duy, phương pháp làm báo hiện đại. Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho tác nghiệp.
Tuy nhiên, Việt Nam mới bước vào hội nhập và báo chí Vi ệt Nam cũng vậy. Hoạt động kinh tế thị trường đang dẫn đến phân hoá xã hội về thu nhập lợi ích và phân tầng xã hội thành các nhóm khác nhau. Việc giải quyết hài hoà giữa lợi ích đất nước và quốc tế, bảo vệ tư tưởng và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc với các tư tưởng khuynh hướng mới của thế giới là không đơn giản.
Trên cơ sở giao lưu quốc tế, báo chí Việt Nam đang đứng trước nhu cầu hội nhập và phát triển. Hội nhập quốc tế, báo chí Việt Nam phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt hơn giữa báo chí trong nước và báo chí nước ngoài vượt trội về công nghệ, kỹ thuật, tài chính, tính chuyên nghiệp; cạnh tranh về sản phẩm báo chí, cơ quan quản lý và cấp độ báo chí Trung ương - địa phương trong nước, có thể dẫn tới sự phân hoá - tạo ra sự không đồng đều, thậm chí một bộ phận cơ quan báo chí bị phá sản, phóng viên thất nghiệp. Báo chí nước ngoài với những ưu thế nhiều mặt sẽ tác động mạnh hơn, nhanh hơn đến nhu cầu báo chí trong nước, có thể gây ra rối loạn thông tin chèn ép và áp đặt thông tin, ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước và báo chí Việt Nam.
Vấn đề phát triển đất nước và nâng cao hiệu quả đóng góp của báo chí đối với ổn định xã hội còn đặt ra những thách thức khác như lập trường, bản lĩnh của nhà báo, giữ vững định hướng phát triển đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường độc lập dân tộc và phát triển bền vững... là những vấn đề cần được giải quyết, đòi hỏi mỗi công tác quản lý Nhà nước và nhà báo phải phấn đấu hoàn thiện toàn diện để đáp ứng yêu cầu mới.
2.4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với báo chí
2.4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí
Trên thế giới hiện nay không nhiều nước có Luật Báo chí. Phần lớn các nước điều chỉnh hoạt động báo chí bằng Bộ luật Dân sự và một số luật có liên quan. Ở nước ta, việc ban hành Luật Báo chí năm 1989 được đánh giá là một bước tiến, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động báo chí phát triển, phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau hơn 10 năm áp dụng, Luật Báo chí đã được sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn. Tới nay, sự phát triển của thực tiễn, đặc biệt là sự phát triển có tính chất bước ngoặt của công nghệ thông tin và truyền thông, đòi hỏi cần phải hoàn thiện hệ thống pháp luật báo chí và sửa đổi một cách căn bản Luật Báo chí hiện hành nhằm bao quát được đầy đủ các loại hình báo chí và mô hình hoạt động báo chí mới xuất hiện, chấn chỉnh các hiện tượng tiêu cực, tạo điều kiện cho báo chí tiếp tục phát triển lành mạnh, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Việc chậm hoàn thiện hệ thống pháp luật và sửa đổi Luật Báo chí trong lúc các quy định pháp luật hiện tại bộc lộ nhiều bất cập, một mặt có thể gây trở ngại cho sự phát triển của báo chí và công tác quản lý báo chí, mặt khác sẽ dẫn đến tình trạng một số quy định pháp luật mất tác dụng điều chỉnh thực tế, làm giảm tính tôn nghiêm của pháp luật. Khi hoàn thiện hệ thống pháp
luật về báo chí và sửa đổi Luật Báo chí hiện hành, cần quan tâm đến các nội dung sau:
Thứ nhất, hoàn thiện lại hệ thống pháp luật liên quan đến báo chí. Trên phương diện chung như đã phân trích ở trên, hệ thống pháp luật về báo chí của nước ta tuy đã có những cập nhật bổ sung so với trước khi Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 ban hành. Nhất là các cơ quan có thẩm quyền đã có gắng hoàn thiện bằng cách liên tiếp bổ sung những văn bản hướng dẫn thực hiện như nghị định, thông tư, quy chế khác nhau. Tuy nhiên nhìn tổng thể, pháp luật về báo chí vẫn còn phải tiếp tục cụ thể hóa và hệ thống lại để tránh chồng chéo và “giẫm chân” lên nhau trong các quy định. Cụ thể, ở trung ương nên điều chỉnh lại chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông đối với tất cả các cơ quan báo chí, bao gồm cả các cơ quan hiện đang trực thuộc Chính phủ như Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam. Riêng ở địa phương, Sở Thông tin và Truyền thông cần được tăng cường thêm vai trò là cơ quan điều chỉnh toàn bộ đối với cả những cơ quan báo chí đặc thù thuộc Ủy ban Nhân tỉnh cấp tỉnh.
Trong lĩnh vực thông tin đối ngoại, hiện có nhiều cơ quan có liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao (cụ thể là Cục Thông tin Đối ngoại) và cả Ban Tuyên giáo Trung ương. Tuy nhiên xét về nội hàm, các hoạt động liên quan đến thông tin đối ngoại đều nằm trong phạm vi hoạt động báo chí, vì thế nên chuyển về một đầu mối quản lý là Bộ Thông tin và Truyền thông nhằm tạo nên sự thống nhất trong quản lý và quy trách nhiệm nếu có những sai phạm xảy ra trong quá trình điều hành, quản lý.
Thứ hai, cần quy định chi tiết hóa các điều khoản liên quan đến các loại hình
báo chí. Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 đã có sự đổi mới khi bổ sung thêm loại hình báo điện tử cùng với các loại hình báo truyền thống: báo in, báo nói, báo hình… Và cũng chính từ quy định này mà công tác quản lý báo điện tử có những chuyển biến tích cực làm cho loại hình báo chí này trở nên phổ biến và có sự thu hút đông đảo bạn đọc, phục vụ tốt nhu cầu thông tin nhanh, chuẩn xác các vấn đề xảy ra hàng ngày. Tuy nhiên hiện nay, các hoạt động liên quan đến mạng điện tử không chỉ có báo điện tử mà còn có những loại hình hoạt động khác như: Trang thông tin điện tử (website), nhật ký điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) và các hình thức tương tự khác. Sự ảnh hưởng của các loại hình này đối với xã hội không phải nhỏ. Nhận thức được điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 09 năm 2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
và thông tin điện tử trên internet để điều chỉnh các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet tại Việt Nam. Và mới đây nhất, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng ban hành Thông tư số 14/2010/TT-BTTTT ngày 29-06-2010 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet đối với hoạt động quản lý trang thông tin điện tử và dịch vụ mạng xã hội trực tuyến. Chưa thể kiểm định được hiệu quả điều chỉnh những văn bản này nhưng qua đó cũng cho thấy mong muốn và cố gắng của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc quản lý các loại hình hoạt động thông tin điện tử đang rất phức tạp và khó khăn như hiện nay.
Cũng chính vì lẽ đó, để luật hóa và tạo nên trật tự quản lý đối với báo điện tử, trong Luật Báo chí cần làm rõ sự khác biệt giữa các hình thức thông tin trên mạng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật như cổng điện tử, trang tin điện tử, blog với báo điện tử - một đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật. Song song đó, cũng cần bổ sung và hoàn thiện các điều luật điều chỉnh các hoạt động mang tính chuyên biệt liên quan đến báo điện tử.
Thứ ba, điều chỉnh, bổ sung những quy định liên quan đến quảng cáo trên báo
chí. Hiện nay, quảng cáo trên báo chí được xem là một trong những nguồn thu quan trọng và to lớn của các cơ quan báo chí. Nếu như không thực hiện quảng cáo, khó có cơ quan báo chí nào có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt về giá bán và những vấn đề liên quan. Ở nhiều cơ quan báo chí, nguồn thu từ quảng cáo thể bù đắp lại tất cả các khoản chi khác trong quá trình hoạt động. Chính vì lẽ đó, quảng cáo trên báo chí sẽ luôn song hành với sự sống còn của nền báo chí nước ta. Ý thức được điều này, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung 1999 cũng quy định nội dung quảng cáo và được quy định chi tiết về thời lượng trong Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001. Tuy nhiên, như đã phân tích, những quy định này không có tính thực tiễn và dễ dẫn đến tình trạng xem thường pháp luật và vẫn chưa thấy thanh tra kiểm soát của các cơ quan chức năng. Ngoài ra, trong nội dung này cũng đang đặt ra vấn đề: độ tin cậy của quảng cáo, quảng cáo giật gân… Chính vì lẽ đó, cần sửa đổi Luật Báo chí hiện hành về nội dung này theo hướng quy định chi tiết và phù hợp hơn diện tích quảng cáo hoặc đưa các nội dung quảng cáo vào những ấn phẩm phụ trương, quy định cơ chế kiểm tra độ tin cậy của quảng cáo, thời gian quảng cáo cho một sản phẩm trên từng loại hình báo chí, những hành vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo trên báo chí. Sự bổ sung này nên lưu ý tránh trùng lặp với Pháp lệnh Quảng cáo đang có hiệu lực.
Thứ tư, hoàn thiện pháp luật theo hướng quy trách nhiệm các cơ quan, cá
nhân liên quan trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí của công dân.
Quyền tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp. Mọi công dân trong nước được quyền hưởng thụ các thành quả trong hoạt động báo chí để thỏa mãn nhu cầu thông tin của mình cũng như đóng góp cho sự phát triển xã hội. Luật Báo chí và các văn bản pháp lý hiện hành cũng đã cụ thể hóa quyền này tuy nhiên chỉ mang tính định hướng mà chưa rõ ràng và thể hiện sự chế tài cần thiết. Vì vậy cần phải chi tiết hơn trong việc quy định này thể hiện ở các nội dung sau:
- Đối với cơ quan báo chí: Tiếp nhận và đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và các tác phẩm báo chí khác của công dân có nội dung phù hợp với tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ và không vi phạm Điều 12 của luật này. Trường hợp không đăng, phát, cơ quan báo chí có trách nhiệm trả lời cho tác giả bằng hình thức hộp thư, nhắn tin hoặc bằng văn bản khi có yêu cầu.
Thông báo cho tổ chức, cá nhân có khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phê bình hoặc đăng, phát trên báo chí của mình trong thời hạn mười ngày đối với báo ngày và báo nói, báo hình, báo điện tử, mười lăm ngày đối với báo tuần, trên số ra gần nhất đối với tạp chí khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trả lời kiến nghị, phê bình đối với vấn đề mà báo chí nêu hoặc tiếp nhận.
- Đối với các cơ quan, tổ chức liên quan: Khi nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân; tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng, phát trên báo chí thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát, người đứng đầu tổ chức phải thông báo cho cơ quan báo chí kết quả hoặc biện pháp giải quyết. Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của cơ quan, tổ chức thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí.
- Đối với cung cấp thông tin báo chí và việc cải chính nguồn tin: Cần quy định rõ trách nhiệm các tổ chức cung cấp thông tin báo chí về nội dung thông tin cung cấp. Các cơ quan báo chí khi công bố nguồn tin phải có trách nhiệm nêu rõ xuất xứ nguồn tin và có nghĩa vụ không tiết lộ người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó. Song song đó, cũng cần có biện pháp chế tài nếu các cơ quan, tổ chức liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình về nội dung này.
Riêng đối với việc cải chính nguồn tin: Cần có những quy định mang tính chế tài đối với các cơ quan báo chí không thể hiện thiện chí khi đăng tin không chính xác. Theo đó, Luật Báo chí sửa đổi bổ sung mới cần quy định rõ: Việc thông tin sai sự thật, xúc phạm tổ chức, cá nhân không chỉ dừng lại ở việc cải chính mà tuy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường. Ngoài ra, Luật báo chí cũng cần quy định rõ các cách thức cải chính trên loại hình báo chí như: Thời điểm đăng, phát sóng lại, nội dung cải chính, loại hình cải chính và hình thức cải chính…v.v.
Thứ năm, quy định chi tiết hơn về việc nộp lưu chiểu báo chí. Công tác lưu
chiểu báo chí là một hoạt động vô cùng quan trọng trong quản lý Nhà nước đối với