Hội Nhà báo Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tr

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 43 - 44)

24 Hội Nhà báo Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tr. 12

25 Hội Nhà báo Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015, tr. 12

hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp). Trong đó có 71 cơ quan báo và 61 tạp chí. Riêng TP.HCM có 35 cơ quan báo chí (18 báo và 17 tạp chí), đó là không kể 4 cơ quan báo chí không đủ điều kiện hoạt động, đang xin phép tạm thời ngừng xuất bản để củng cố nhân sự và tài chính (Tạp chí Văn; Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật; Tạp chí Tri Thức và Cuộc Sống; Tạp chí Điện Ảnh TP.HCM). Hầu hết các báo in của TP.Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ ngoài các số báo thường kỳ đều có thêm các ấn phẩm phụ phát hành vào cuối tuần hoặc cuối tháng. Tuy nhiên, số cơ quan báo chí có số lượng phát hành cao chủ yếu tập trung tại TP.HCM (Tuổi Trẻ trên 380.000 bản/kỳ; Sài Gòn Giải Phóng: 120.000 bản/kỳ; Thời báo Kinh Tế Sài Gòn:

60.000 bản/kỳ; Công An TP.Hồ Chí Minh: 400.000 bản/kỳ; Người Lao Động: từ 80- 120.000 bản/kỳ…).27 Bên cạnh đó, một số cơ quan báo chí của TP.Hồ Chí Minh còn xuất bản thêm các số báo cuối tuần, cuối tháng, có các chương trình phát thanh, truyền hình, các bản in tiếng Anh, Pháp, Hoa, Khmer, đặt nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số địa phương khác. Ở các tỉnh, thành phố còn lại của khu vực Nam Bộ, nhìn chung các cơ quan báo chí in có số lượng phát hành từ 5.000 đến 10.000 bản/kỳ. Một số cơ quan báo chí đã có trang thông tin điện tử cập nhật những sự kiện mang tính thời sự, cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất về kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và các sự kiện quốc tế quan trọng…

Sự phát triển của báo chí thời gian qua thể hiện sự tác động tích cực của Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 trong cuộc sống. Trên phương diện chung, báo chí nước ta đã có bước phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ nhiều mặt: Tăng loại hình và số lượng cơ quan báo chí; tăng số đầu báo, tạp chí, hệ phát thanh, kênh truyền hình, nhà in, ấn phẩm, chương trình; tăng chất lượng nội dung, hình thức và hiện đại hóa công nghệ in ấn, truyền tải thông tin; tăng số lượng, phạm vi phát hành, phạm vi phủ sóng; tăng số lượng nhà báo và đội ngũ những người làm việc trong các cơ quan báo chí; tăng số lượng công chúng báo chí cả ở trong nước và ngoài nước; tăng nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất, kỹ thuật của hệ thống báo chí. Hàng năm số lượng bản in báo được phát hành ở nước ta khoảng hơn 600 triệu bản. Bình quân có trên 7,5 bản/người/năm. Hầu hết các trung tâm tỉnh lỵ đều được đọc báo phát hành trong ngày. Trong số 706 cơ quan báo chí in đã có 277 cơ quan báo chí tự cân đối thu chi.28

Bằng các hình thức, phương pháp, thể loại phong phú, các cơ quan báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 43 - 44)