Điều 12, Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 53 - 58)

địa phương này vẫn chưa thực hiện đúng quy định và vẫn chưa thể có biện pháp chế tài thích đáng.

Thực trạng chồng chéo, trùng lắp này còn thể hiện ở các quy định liên quan đến quản lý thông tin đối ngoại, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và Bộ Ngoại giao, tạo nên nhiều đầu mối giải quyết các quan hệ báo chí đối ngoại và chính điều này đã dẫn tới không một cơ quan nào nắm được đầy đủ hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam, và báo chí Việt Nam ở nước ngoài, kể cả Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông), Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao.

Thứ hai,về trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền ngôn luận trên báo chí của công dân. Điều 5 Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định: “Cơ quan báo chí có trách nhiệm: 1. Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nêu rõ lý do; 2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến”.

Quy định này không có tính khả thi và hầu như cơ quan báo chí nào trong cả nước cũng đều vi phạm. Báo chí không thể đăng hoặc phát sóng mọi tác phẩm, ý kiến của công dân, đồng thời cũng không có khả năng trả lời từng công dân và nêu rõ lý do không đăng hoặc phát sóng tác phẩm, ý kiến của họ. Nói riêng về đơn thư khiếu nại, tố cáo thì hiện nay, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan báo chí là rất lớn. Nhất là trong các trường hợp khiếu kiện liên tục, kéo dài, người dân thường photo các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi cho nhiều cơ quan báo chí cùng một lúc. Nếu các cơ quan báo chí không chọn lọc mà đăng tải hoặc phát sóng toàn bộ thì vừa trùng lặp thông tin vừa làm tăng trang báo, tăng thời lượng phát sóng một cách không hợp lý. Vả lại, báo chí cũng không thể đăng hoặc phát sóng các ý kiến khiếu nại, tố cáo chưa qua điều tra, xác minh. Trong khi đó, cơ quan báo chí không có đủ biên chế và điều kiện để xử lý đơn thư của tất cả công dân. Thông thường, cơ quan báo chí chỉ có thể làm công văn chuyển đơn của công dân đến cơ quan hữu quan xử lý.

Cũng liên đến nội dung này, Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí quy định: “Khi cơ quan Nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức xã hội (gọi chung là tổ chức) và người có chức vụ nhận được ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại của tổ chức, công dân, tố cáo của công dân do cơ quan báo chí chuyển đến hoặc đăng,

phát trên báo chí, trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận được hoặc từ ngày báo chí đăng, phát thì người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ phải thông báo cho cơ quan báo chí kết quả hoặc biện pháp giải quyết.

Nếu quá thời hạn nêu trên mà không nhận được thông báo của người đứng đầu tổ chức, người có chức vụ thì cơ quan báo chí có quyền chuyển ý kiến, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của công dân đến cơ quan cấp cao hơn có thẩm quyền giải quyết hoặc đưa vấn đề đó lên báo chí”.36

Quy định như trên rất thiếu tính khả thi vì rất nhiều tổ chức, người có chức vụ thường tỏ ra im lặng đối với vấn đề mà báo chí đề cập, đặc biệt là những vụ việc phức tạp. Nhiều khi đã chuyển lên cấp cao hơn vẫn gặp phải tình trạng im lặng này. Vấn đề lớn nhất ở đây là có quy định nhưng thiếu chế tài nên các cơ quan báo chí cũng chỉ dừng lại ở bước thông tin và chấm dứt việc thông tin này.

Thứ ba, về quảng cáo trên báo chí. Luật Báo chí hiện hành chỉ dành một điều (Điều 25) quy định nguyên tắc chung về quảng cáo trên báo chí. Những quy định cụ thể được thể hiện trong Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001. Pháp lệnh Quảng cáo quy định: “Báo in được quảng cáo không quá 10% diện tích, trừ báo chuyên quảng cáo; mỗi đợt quảng cáo cho một sản phẩm quảng cáo không quá 5 ngày đối với báo hằng ngày hoặc 5 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; các đợt quảng cáo cách nhau ít nhất 5 ngày đối với báo hằng ngày hoặc ít nhất 4 số liên tục đối với báo phát hành theo định kỳ; không quảng cáo hoạt động kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ trên trang một, bìa một.” 37 Quảng cáo trên sóng phát thanh, truyền hình và báo điện tử cũng bị hạn chế về số giờ, số lần đăng tải, phát sóng và vị trí quảng cáo tương tự như vậy.

Có thể thấy những hạn chế nói trên được đề ra chủ yếu là nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng (độc giả, thính giả, khán giả). Tuy nhiên, phần lớn các quy định đến nay đã không còn phù hợp với thực tiễn. Trên thực tế, các báo thường in quảng cáo thành phụ trương, không buộc người không quan tâm phải đọc và cũng không tính vào giá báo. Việc quy định báo chí không đăng quảng cáo trên trang một đối với báo điện tử cũng khó thực hiện, vì toàn bộ thông tin vắn tắt về các chuyên mục, bao gồm cả quảng cáo, đều cần được thể hiện ngay trên trang chủ của báo điện tử. Ngày nay, khi đăng nhập vào bất kỳ trang báo điện tử hay trang thông tin điện tử nào, người đọc luôn dễ dàng nhận thấy rất nhiều các thông tin quảng cáo xuất hiện ở

36 Điều 3, chương 2, Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành

Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí

trang chủ một cách thường xuyên và liên tục mà vẫn chưa thấy biện pháp xử lý thỏa đáng theo quy định của pháp luật. Vô hình chung, hiện tượng này dễ dẫn đến tâm lý xem thường pháp luật khi các điều khoản quy định thiếu tính khả thi.

Thứ tư, về lưu chiểu báo chí. Theo quy định tại khoản 2, Điều 16 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Báo chí, thời gian nộp báo chí lưu chiểu được thực hiện như sau: “a) Báo in xuất bản hàng ngày phải nộp lưu chiểu trước tám (8) giờ sáng hàng ngày; b) Báo in không ra hàng ngày nộp lưu chiểu trước khi phát hành sáu (6) tiếng đồng hồ; c) Báo chí nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập để phát hành rộng rãi phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành mười hai (12) tiếng đồng hồ”.

Quy định này rất khó thực hiện vì báo thường phát hành từ sáng sớm, cơ quan nhận lưu chiểu không có điều kiện nhận báo đúng thời gian theo luật định và cũng không thể kiểm tra nội dung trước khi báo phát hành. Nên trên thực tế việc lưu chiểu này khó mà đúng theo quy định của pháp luật. Còn đối với báo nói, báo hình, báo điện tử, trong điều kiện phát triển như vũ bão hiện nay, sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt và vì thế tin bài phải thường xuyên cập nhật liên tục thì việc quy định nộp lưu chiểu càng khó có thể thực hiện được.

Ngoài ra, còn có một số vấn đề chưa được quy định hoặc quy định thiếu cụ thể trong Luật Báo chí hiện hành:

Trước hết là những quy định liên quan đến báo điện tử.

Như trên đã trình bày, đến nay, cả nước có 37 báo điện tử, 160 trang điện tử của các cơ quan báo chí, hàng ngàn trang thông tin điện tử38 Bên cạnh đó, còn có hơn 77.000 website có tên miền .vn (tên miền đăng ký ở Việt Nam) và một số lượng lớn blog cá nhân trên website không kiểm soát được. Nhiều website, blog không chỉ đưa lên mạng thông tin riêng của tổ chức, cá nhân sở hữu chúng mà còn cung cấp cho người đọc tin tức từ nhiều nguồn khác nhau và trình bày quan điểm riêng về nhiều vấn đề thời sự không khác gì một tờ báo điện tử; thậm chí, một số website, blog còn đưa những thông tin xấu hoặc xúc phạm danh dự của tổ chức, cá nhân. Với xu hướng hội tụ các loại hình thông tin trên hệ thống mạng hiện nay, để xem chương trình truyền hình, truy cập các website, blog và thụ hưởng các loại dịch vụ có nội dung được số hóa khác, người ta chỉ cần một chiếc máy vi tính, thậm chí một máy điện thoại di động. Hội tụ thông tin đã làm thay đổi mô hình thông tin truyền thống và do

vậy cũng đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết trong hoạt động quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông.

Luật Báo chí hiện hành chưa có quy định điều chỉnh hoạt động của các website, blog và mô hình hội tụ thông tin nói trên. Nói riêng về báo điện tử thì nhiều quy định trong Luật cũng không áp dụng được. Ví dụ, báo điện tử không xuất bản theo kỳ mà cập nhật tin, bài đến từng phút; khi phát hiện sai sót, có thể chỉnh sửa hoặc tự gỡ bỏ từng phần, thậm chí gỡ bỏ cả bài ra khỏi trang báo. Do vậy, rất khó xác định bản nào được coi là bản gốc để lưu chiểu, lưu trữ cũng như khó có căn cứ để khởi kiện hoặc buộc cải chính khi báo có sai phạm. Một đặc điểm đáng chú ý nữa của báo điện tử là khả năng tương tác tức thời với độc giả. Báo có thể nhận được ngay ý kiến phản hồi đối với từng bài báo hoặc tổ chức các diễn đàn trực tuyến, thu hút công chúng tham gia, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian. Bản thân các báo điện tử cũng luôn có nguy cơ bị kẻ xấu chèn thông tin không lành mạnh, ngoài ý muốn, làm ảnh hưởng đến uy tín của báo và gây nhiễu loạn thông tin.

Kết tiếp là những quy định về thẻ nhà báo. Thẻ nhà báo là giấy tờ tùy thân quan trọng nhất đối với phóng viên khi tác nghiệp báo chí và đi liền với nó là những quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định. Chỉ với tấm thẻ đó, phóng viên mới có căn cứ để thực hiện quyền của nhà báo. Tuy nhiên, trong Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí cũng như trong Nghị định 51/2002/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Báo chí không có điều nào quy định về thẻ nhà báo. Đến năm 2007, Bộ Văn hóa - Thông tin mới có Thông tư số 07/2007/TT-BVHTT ngày 20-3-2007 hướng dẫn cấp, đổi và thu hồi thẻ nhà báo.

Việc chậm ban hành quy phạm pháp luật về thẻ nhà báo khiến hiệu lực của thẻ nhà báo chưa được phát huy. Một số cơ quan, tổ chức đòi hỏi phóng viên phải có giấy giới thiệu của cơ quan báo chí kèm theo thẻ nhà báo mới được cung cấp thông tin. Ngược lại, công tác cấp thẻ, quản lý và thu, đổi thẻ nhà báo cũng có những khâu còn lỏng lẻo hoặc chưa hợp lý. Nhiều nhà báo đã chuyển sang công tác khác vẫn không trả lại thẻ nhà báo. Một số trường hợp phóng viên vi phạm kỷ luật bị thu hồi thẻ nhưng không chịu giao nộp thẻ cho cơ quan chức năng và vẫn tiếp tục làm việc với tư cách nhà báo, thậm chí vẫn giữ cương vị phụ trách trong cơ quan báo chí. Hạn sử dụng của thẻ nhà báo là 5 năm, nhưng việc cấp, đổi thẻ không được tổ chức thường xuyên, do đó nhiều nhà báo đến hạn đổi thẻ hoặc bị mất thẻ không được đổi hoặc cấp lại kịp thời, khiến họ gặp khó khăn trong tác nghiệp.

Thứ nữa là những quy định về quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí.

Trong những năm qua, với xu thế mở cửa, giao lưu, hội nhập, quan hệ quốc tế trong hoạt động báo chí thực sự sôi động. Theo số liệu thống kê của Bộ Ngoại giao, năm 2007 có 28 văn phòng báo chí nước ngoài với 36 phóng viên nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam và hằng năm có từ 1.000 đến 1.500 lượt phóng viên nước ngoài vào nước ta tác nghiệp.39Trong khi đó, Luật Báo chí hiện hành lại quy định đối tượng áp dụng của Luật chỉ là báo chí Việt Nam; hoạt động của báo chí và phóng viên nước ngoài do Bộ Ngoại giao điều chỉnh.

Về hoạt động đối ngoại của báo chí Việt Nam, trong những năm qua, các cơ quan báo chí trong nước đã đặt quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực thông tin - truyền thông để trao đổi thông tin, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tham gia hội nghị, hội thảo, hợp tác xây dựng chương trình, phát sóng các chương trình trong nước ra nước ngoài và biên tập các chương trình nước ngoài, đặt văn phòng đại diện, phóng viên thường trú ở nước ngoài,.... Nhu cầu đặt văn phòng đại diện và cử phóng viên đi tác nghiệp ở nước ngoài là rất lớn. Tuy nhiên, thủ tục giải quyết các việc này còn khá cồng kềnh, phức tạp.

Việc mở rộng quan hệ quốc tế cũng đặt ra nhiều vấn đề khác cần giải quyết như: sự điều chỉnh của Luật Báo chí hiện hành và các văn bản dưới luật đối với hành vi tác nghiệp của cơ quan báo chí và phóng viên Việt Nam ở nước ngoài, việc mua bản quyền manchette và nội dung của báo chí nước ngoài để xuất bản trong nước, việc bán bản quyền manchette và nội dung của báo chí trong nước để xuất bản ở nước ngoài,... Đây là những nội dung cần sớm được quy định để đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động hợp tác quốc tế.

Cuối cùnglà quy định về văn phòng đại diện và phóng viên thường trú của cơ quan báo chí. Điều 19a Luật Báo chí có một khoản quy định nguyên tắc chung về việc thành lập cơ quan đại diện và cử phóng viên thường trú ở các địa phương trong nước của cơ quan báo chí. Luật chưa quy định cụ thể và cũng không giao Chính phủ quy định cụ thể điều kiện về nhân sự, cơ sở vật chất của văn phòng đại diện và tiêu chuẩn phóng viên thường trú. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng một số cơ quan báo chí cử trưởng văn phòng đại diện không có nghiệp vụ báo chí hoặc sử dụng cả những người có sai phạm, bị kỷ luật từ cơ quan báo chí khác làm phóng viên thường trú. Nhiều văn phòng đại diện thành lập chủ yếu để giao dịch về quảng cáo. Mối quan hệ công tác giữa các văn phòng đại diện với cơ quan quản lý Nhà nước về

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w