Điều , Hiến pháp

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 50 - 53)

Thứ hai,quy định cụ thể hơn, chi tiết hơn và có khả thi hơn việc cải chính và trả lời trên báo chí. (Điều 9).

Thứ ba, tăng cường quyền hạn cũng như trách nhiệm của cơ quan chủ quản

báo chí (Điều 12). Quy định về chính sách tài chính đối với báo chí (Điều 17c).

Thư tư, quy định rõ Nhà nước có chính sách hỗ trợ ngân sách và tạo điều kiện

cho báo chí phát triển; cơ quan chủ quản phải bố trí nguồn tài chính cần thiết; báo chí được nhận tài trợ tự nguyện; được tổ chức hoạt động kinh doanh, dịch vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của mình; được hưởng ưu đãi về thuế, về phí; cơ quan báo chí phải thực hiện chế độ kiểm toán, thống kê, tài chính. Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 cũng quy định Nhà nước có chính sách hỗ trợ cho việc xuất bản và phát hành báo chí đến với nhân dân những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đến với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Thư năm, thành lập thanh tra chuyên ngành về bào chí (Điều 17d), về việc

thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú của báo chí (Điều 19a). Đây là một điểm mới đáng chú ý nhằm góp phần hoàn thiện sự quản lý Nhà nước đối với báo chí trong giai đoạn hiện nay.

Thứ sáu, Luật Báo chí sửa, đổi bổ sung 1999 đã tập trung nâng cao hiệu lực

của pháp luật, đưa công tác quản lý Nhà nước cũng như hoạt động báo chí ngày càng phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành khi điều chỉnh Điều 18 về xử lý vi phạm. Tinh thần chủ đạo là cơ quan báo chí vi phạm các quy định của luật thì tùy theo mức độ mà bị cảnh cáo, phạt tiền, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, hoặc thu hồi giấy phép hoạt động; nhà báo có thể bị xử lý kỷ luật, thu hồi thẻ nhà báo; ngoài ra còn chịu trách nhiệm theo Luật Dân sự và truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngược lại, người nào làm cản trở hoạt động của báo chí, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, đe dọa, uy hiếp tính mạng nhà báo, phá hủy phương tiện, tài liệu hành nghề của nhà báo… thì cũng tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ vào Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999, các cơ quan có thẩm quyền liên tiếp ban hành các văn bản pháp luật để quy định chi tiết và cụ thể hơn các điều khoản áp dụng như: Nghị định 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí; Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; Quyết định số 26/2002/QĐ-BVHTT ngày 26-9-2002 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành

quy chế phỏng vấn trên báo chí; Quyết định số 10/2004/QĐ-BVHTT ngày 27-02- 2004 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành quy chế hoạt động của phóng viên trong các đại hội, hội nghị và các buổi lễ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BVHTT ngày 07-02-2007 của Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành quy chế cải chính trên báo chí v.v… Các văn bản này một mặt làm rõ và chi tiết hơn những nội dung liên quan đến quy định hoạt động trong lĩnh vực báo chí, mặt khác góp phần hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về báo chí.

Qua những nội dung vừa trình bày, xuyên suốt dòng lịch sử, pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí đã từng bước được đổi mới, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và việc thực hiện các quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân luôn được pháp luật quy định và đảm bảo thực hiện ở từng mức độ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi giai đoạn lịch sử. Các văn bản sau có sự chọn lọc và kế thừa biện chứng của các thành tựu trước đó. Sự kế thừa và phát triển liên tục của pháp luật báo chí phản ánh đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác báo chí.

Song song đó, quá trình bổ sung, sửa đổi pháp luật trong lĩnh vực báo chí đã góp phần tích cực, quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí. Là một bộ phận của hoạt động văn hóa thuộc thượng tầng kiến trúc rất nhạy cảm với chính trị, báo chí là phương tiện lợi hại trong đấu tranh giai cấp, có tác động trực tiếp tới lợi ích giai cấp. Vì vậy, ở chế độ nào cũng vậy, thông qua pháp luật, giai cấp thống trị mà đại diện là đảng cầm quyền luôn luôn tìm cách kiểm soát chặt chẽ hoạt động báo chí, điển hình là các điều cấm với các chế tài nghiêm khắc nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các chủ thể có hành vi vi phạm đến quyền lợi giai cấp, quyền lợi quốc gia, dân tộc thông qua hoạt động báo chí. Trong điều kiện đang trên đường đổi mới tư tưởng và kinh tế thị trường, với hoàn cảnh chưa hoàn thiện hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay, việc đảm bảo cho báo chí phát triển theo hướng lành mạnh, phù hợp với pháp luật càng cần thiết đặt ra để có thể loại trừ các khả năng nhân danh đổi mới, tự do, dân chủ nhằm công bố những tác phẩm có nội dung “quá trớn”, kích động; nhân danh sự kiên định để phổ biến những quan điểm bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời v.v…

Hơn nữa, các văn bản pháp luật về báo chí nêu trên khi áp dụng vào đời sống xã hội thời gian vừa qua đã góp phần hiệu quả ngăn chặn các hoạt động báo chí chạy theo xu hướng thương mại hóa, bất chấp hậu quả về chính trị, tư tưởng và văn hóa bởi mặc dù chúng ta khẳng định lợi nhuận của hoạt động báo chí trong cơ chế thị trường cũng phải trở thành vấn đề phải tính toán song không thể xa rời mục tiêu

chính trị, tư tưởng và văn hóa, giữa chúng có quan hệ biện chứng, trong đó chính trị, văn hóa, tư tưởng là mục tiêu hàng đầu xuyên suốt và bao trùm.

Tuy nhiên, xét từ quan điểm hệ thống cho thấy, pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực báo chí ở nước ta vẫn chưa đầy đủ, hoàn thiện và thiếu thể hiện sự cập nhật đối với các vấn đề mới xuất hiện trong xã hội. Theo đó, vẫn còn nhiều quy định trong các văn bản pháp luật hiện hành mà cụ thể là Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung 1999 chưa phù hợp với thực tiễn hoạt động báo chí hoặc còn thiếu:

Thứ nhất, một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan lĩnh vực báo chí có

sự chồng chéo, thiếu sự thống nhất, gây khó khăn cho việc áp dụng. Cụ thể, trong nội dung cụ thể về quản lý Nhà nước đối với hoạt động phát thanh, truyền hình có sự mâu thuẫn giữa vai trò quản lý Nhà nước của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và việc quản lý thống nhất toàn ngành của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam. Theo đó, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) là cơ quan thuộc Chính phủ có quyền quản lý Nhà nước về báo chí trong toàn quốc, trong đó các cơ quan báo chí đặc thù (Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam…) trong khi theo quy định của pháp luật, những cơ quan báo chí này lại có những vị trí ngang bằng với Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) về địa vị pháp lý, do đó việc thực hiện quản lý Nhà nước không tránh khỏi những vướng mắc, chồng chéo và cả nể nhau.

Hay những quy định của pháp luật hiện nay về vai trò, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí, nhưng vẫn chưa cụ thể. Luật Báo chí sửa đổi, bổ sung năm 1999 quy định: “Cơ quan chủ quản báo chí chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đối với các sai phạm của cơ quan báo chí trực thuộc” 34 cũng không rõ ràng. Cụ thể, Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh vừa trong trường hợp này sẽ là cơ quan thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quản lý Nhà nước đối với báo chí ở địa phương vừa là cơ quan chủ quản của một số đơn vị báo chí (đài phát thanh, đài truyền hình tỉnh). Nếu như có sai phạm thì việc truy cứu trách nhiệm, xử lý khó có tính khách quan, công bằng chậm khắc phục. Điển hình như vụ việc bổ nhiệm lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình các tỉnh Trà Vinh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Sóc Trăng, Đồng Nai không đúng quy định Luật Báo chí vừa diễn ra vào năm 2009.35 Dù cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nhắc nhở song Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân các

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w