Điều 67, Hiến pháp

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 49 - 50)

Thứ tư, đã quy định rõ, đầy đủ hơn về quyền và trách nhiệm của công dân

(Điều 4), của cơ quan báo chí và nhà báo (Điều 5, 6, 15), của cơ quan chủ quản báo chí (Điều 12), của người đứng đầu cơ quan báo chí (Điều 13), của Nhà nước đối với báo chí (Điều 17).

Thứ năm, bước đầu xác định trách nhiệm của các cơ sở in và tổ chức phát

hành (Điều 12, 21), quy định về quảng cáo trên báo chí (Điều 25), quy định về khen thưởng liên quan đến báo chí (Điều 27).

Để cụ thể hóa đạo luật này, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định liên quan đến Luật Báo chí 1990 và Bộ Văn hóa - Thông tin, Thể thao và Du lịch đã ra Thông tư số 131/TT-VP ngày 20-11-1990 hướng dẫn thi hành nghị định trên, có điều chỉnh một số tiêu chuẩn nghiệp vụ của một số chức danh viên chức báo chí (theo Quyết định 120/LĐ-QĐ ngày 6-6-1985 của Bộ Lao động và quyết định 98/VH-QĐ ngày 2-8-1985 của Bộ Văn hóa về viên chức báo chí).

Trên cơ sở kế thừa những bản Hiến pháp trước đây, Hiến pháp năm 1992 ra đời đã quy định một cách đầy đủ hơn về hoạt động báo chí và quyền tự do báo chí của công dân. Theo đó: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.” 32

Và “Nhà nước phát triển công tác thông tin, báo chí, phát thanh, truyền hình, điện ảnh, xuất bản, thư viện và phương tiện thông tin đại chúng khác. Nghiêm cấm những hoạt động văn hóa thông tin làm tổn hại đến lợi ích quốc gia, phá hoại nhân cách, đạo đức và lối sống tốt đẹp của người Việt Nam.33

Trên cơ sở Hiến pháp 1992 và để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển của báo chí trong thời kỳ mới, ngày 12-6-1999, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí. Luật sửa đổi đã có những điều mới, một số điều khoản đã được quy định cụ thể, chi tiết hơn. Có thể nói đây là đạo luật về báo chí hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, phản ánh và điều chỉnh kịp thời những phát sinh trong xã hội hiện đại liên quan đến hoạt động báo chí. Trong đó quan trọng nhất là các nội dung: báo điện tử, cung cấp nguồn tin, người phát ngôn, xử lý vi phạm v.v… Cụ thể, có nhiều điểm mới và được bổ sung, sửa đổi như sau:

Thứ nhất, đưa thêm báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy

tính) vào các loại hình báo chí (Điều 3), hoàn chỉnh Điều 6 về nhiệm vụ và quyền hạn của báo chí.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w