Nguyên nhân của thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 70 - 72)

44 Lê Minh Toàn chủ biên (2009), Quản lý Nhà nước về thông tin và truyền thông, NXB Chính Trị Quốc Gia, tr

2.3. Nguyên nhân của thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Nói tới nguyên nhân khách quan là nói tới những lý do không nằm trong sự kiểm soát của con người. Con người dù muốn hay không muốn chúng vẫn diễn ra mà khó có thể tiên liệu được. Xét trên bình diện này, ta thấy rằng thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí như nêu trên trước hết chịu sự tác động của tình hình phát triển của báo chí thế giới. Ngay từ khi xuất hiện, báo chí đã đi vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhiều dân tộc, nhiều giai cấp trong xã hội. Bên cạnh những tích cực mang đến cho xã hội loài người thì báo chí cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội trên toàn thế giới và luôn hàm chứa nhiều mối lo ngại. Bởi lẽ, trong lịch sử đã có biết bao nhiêu cuộc chiến trên lĩnh vực thông tin báo chí đã xảy ra và hiện nay không hề giảm đi mà có chiều hướng gia tăng. Đó là chưa kể đến làn sóng thương mại hóa, đa phương hóa, đa dạng hóa, quốc tế hóa báo chí của thế giới cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình báo chí trong nước theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Chính vì vậy mà việc quản lý báo chí đã khó khăn lại còn khó khăn, phức tạp hơn.

Thứ nữa, các thế lực thù địch, các lực lượng lưu vong, chống đối và không thiện cảm với Việt Nam luôn tìm cách chống phá công cuộc xây dựng đất nước, phát triển xã hội của ta. Trong đó vấn đề nhân quyền và tự do ngôn luận, báo chí luôn là chiêu bài và biện pháp hiệu quả để các tổ chức này tiến hành các âm mưu của mình. Từ đó đã tạo ra tình hình bất ổn thật sự trong hoạt động báo chí mà các cơ quan chức năng không dễ dàng quản lý.

Cuối cùng là hoạt động báo chí ngày càng theo chiều hướng phức tạp, khó kiểm soát. Đa số các loại hình báo chí và cơ quan báo chí, bên cạnh các hoạt động thuần tuý thông tin, còn tham gia tích cực và đông đảo vào nhiều hoạt động hướng đến cộng đồng, xã hội như một điều tất yếu. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận rằng bên cạnh những biểu hiện tích cực, chung sức cùng xã hội chăm lo xây dựng phát triển đất nước, phát triển đời sống vật chất tinh thần, báo chí còn tiến hành nhiều hoạt động phi thông tin khác như kinh doanh, tổ chức sự kiện. Và đây là các căn cứ cơ bản tạo nên sự khó khăn cho hoạt động quản lý của cơ quan có thẩm quyền.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan trước tiên đó là sự hạn chế trong công tác quản lý và điều kiện vật chất bảo đảm. Vì công tác quản lý Nhà nước bao gồm cả việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý Nhà nước đối với báo chí. Như trên đã phân tích, pháp luật hiện tại về quản lý Nhà nước đối với báo chí dù đã được sự đầu tư và chuẩn bị rất công phu nhưng do tính chất cố hữu của pháp luật là ở thể tịnh nên cũng có những bất cập trong một số chế định. Riêng về công tác tổ chức thực hiện pháp luật dù có những quy định tương đối rõ ràng của pháp luật nhưng vẫn có sự chồng chéo lên nhau giữa các cơ quan chức năng mà chủ yếu là một số nơi, các cấp có thẩm quyền chưa phân định được chức năng, vai trò, vị trí của mình. Từ đó dẫn đến buông lỏng quản lý hoặc thực hiện không đúng trách nhiệm và quyền hạn.

Kể đến là thực trạng điều hành cơ quan báo chí vẫn còn nhiều lo ngại. Trong hệ thống đào tạo chính quy đã có cơ sở đào tạo cán bộ quản lý báo chí và cán bộ điều hành các cơ quan báo chí. Tuy nhiên trên thực tế, do nhu cầu một phần các lãnh đạo của các cơ quan báo chí thường được bổ nhiệm không đúng với trình độ chuyên môn của mình. Đây chính là một bất cập lớn trong hoạt động báo chí của nước ta. Nó không chỉ phản ánh thực trạng đội ngũ cán bộ điều hành một lĩnh vực nhất định mà còn tạo ra nhiều khó khăn phức tạp cho hoạt động quản lý báo chí.

Bên cạnh đó, tình trạng buông lỏng quản lý diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước. Theo thống kê, những năm gần đây nhiều địa phương chưa có bộ phận, thậm chí chưa có các bộ chuyên trách quản lý báo chí, xuất bản. Công tác quản lý hoạt động phát thanh, truyền hình, internet, lĩnh vực có tính đặc thù, đòi hỏi có kiến thức về công nghệ, kỹ thuật nhưng trên thực tế trình độ, năng lực của cán bộ quản lý ở một số địa phương còn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác quản lý; đa số địa phương chưa đầu tư trang thiết bị đủ sức đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phức tạp của công tác quản lý. Điều đó cho thấy việc buông lỏng quản lý đã đến mức cần có sự điều chỉnh kịp thời để khắc phục tình trạng nói trên.

Nói tóm lại, các nguyên nhân nêu trên chính là các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí như vừa đề cập. Dù có sự phân định rạch ròi như vậy nhưng thật sự trong mối tương quan chung thì chúng liên hệ mật thiết với nhau. Vượt lên trên hết thì sự bất cập của pháp luật, sự yếu kém của cán bộ chức trách, sự buông lỏng của các cơ quan chức năng được đánh giá là tương

đối quan trọng. Nó chi phối các nguyên nhân còn lại. Vì vậy, muốn cải thiện được tình hình nêu trên thì nhất thiết phải có sự đầu tư, khắc phục các nguyên nhân này.

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w