Bộ Thông tin và Truyền thông (2009), Báo cáo tình hình báo chí 2009, tr

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 44 - 47)

đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước, kịp thời phê phán những thông tin, quan điểm sai trái, âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào việc củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới. Trong việc thực hiện nghị quyết các kỳ đại hội của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều giai đoạn khác nhau, báo chí đã phản ánh kịp thời diễn biến mọi mặt của đời sống xã hội, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, phát hiện, cổ vũ các nhân tố mới, điển hình tiên tiến và những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới. Đồng thời, hệ thống báo chí cả nước ngày càng khẳng định vai trò là diễn đàn của nhân dân, phương tiện phản biện xã hội tích cực, góp phần to lớn vào việc tổ chức đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phân tích, đánh giá những hạn chế, bất cập trong các chính sách, quyết định của các cơ quan có trách nhiệm; phản ánh kịp thời các ý kiến, nguyện vọng phong phú của các tầng lớp người dân, trên cơ sở đó tham mưu, đề xuất những giải pháp hợp lý nhằm khắc phục những khiếm khuyết, hạn chế, không ngừng nâng cao hiệu lực của pháp luật và hiệu quả kinh tế-xã hội của các chính sách Nhà nước.

Các cơ quan báo chí đã giới thiệu với đông đảo công chúng nhiều tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật có giá trị về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu thông tin, văn hóa của nhân dân; phục vụ kịp thời các ngày lễ, các sự kiện lớn của đất nước như: Đại hội toàn quốc của Đảng, các kỳ họp Quốc hội, Hội nghị APEC 14, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam là Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tuyên truyền về chủ quyền biển đảo… Nhiều tác phẩm báo chí, nhiều đợt thông tin, tuyên truyền tiếp tục khai thác, phản ánh đề tài chiến tranh cách mạng, thu hút sự quan tâm của cả xã hội như: Mãi mãi tuổi 20, Nhật ký Đặng Thùy Trâm, các cuốn nhật ký chiến trường của Hoàng Thượng Lân, Nguyễn Văn Giá, Hoàng Kim Giao và nhiều anh hùng liệt sĩ khác.

Báo chí đã tham gia tích cực, có trách nhiệm và hiệu quả, thực sự trở thành vũ khí sắc bén của xã hội, công cụ hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, và các tệ nạn xã hội. Nhiều vụ việc tiêu cực đã được các cơ quan báo chí phát hiện, đưa ra ánh sáng, nhờ đó mà ngăn chặn được những hành vi xâm hại tiền bạc, tài sản của công hoặc gây thất thoát, lãng phí nguồn nhân lực đất nước. Nhiều nhà báo và tập thể báo chí đã dũng cảm, kiên quyết đấu tranh, bất chấp những khó khăn, nguy hiểm, theo đuổi tới cùng để xử lý những vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Báo chí cũng đã có những đóng

góp tích cực trong việc hướng dẫn nhận thức xã hội, đấu tranh chống lại những âm mưu, thủ đoạn và luận điệu sai trái của các thế lực thù địch, làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

Hệ thống báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại. Thông qua các phương tiện phát thanh, truyền hình, báo in và mạng internet, thông tin về những thành tựu của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc tăng cường một bước, góp phần tích cực thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, thúc đẩy hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế Việt Nam trong khu vực và trên thế giới. Các sự kiện, vấn đề cũng như các thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật của thế giới đã được báo chí nước ta phản ánh phong phú, kịp thời hơn, góp phần tăng cường tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Nâng cao nhận thức chính trị, định hướng tư tưởng, văn hóa cho nhân dân.

Nhiều cơ quan báo chí đã tham gia tích cực các hoạt động xã hội, từ thiện, vận động đóng góp tiền của, vật chất ủng hộ đồng bào bị thiên tai, tai nạn, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, các địa phương còn khó khăn về kinh tế.

Song song đó, hoạt động báo chí trong thời gian qua cũng vấp phải những khuyết điểm và hạn chế nhất định, ảnh hưởng tiêu cực đến các xu hướng phát triển xã hội. Một số cơ quan báo chí và nhà báo thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa, chưa thực hiện tốt tôn chỉ, mục đích. Trong thông tin tuyên truyền, còn để lọt thông tin không trung thực, thiếu chính xác, giật gân, câu khách, lộ bí mật; chưa làm tốt công tác phát hiện, tuyên truyền về các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước.

Một số cơ quan báo chí thực hiện nghiêm chỉnh tôn chỉ, mục đích nhưng lại chậm đổi mới nội dung và hình thức, nội dung tuyên truyền chưa hấp dẫn, do đó hiệu quả tuyên truyền không cao.

Một số báo, đài có xu hướng mở thêm ấn phẩm phụ, mở thêm chương trình theo hướng xã hội hóa nhưng chưa quản lý chặt chẽ nội dung và chất lượng. Còn có hiện tượng khai thác thông tin, phim, chương trình nước ngoài với tỷ lệ quá cao, thiếu chọn lọc về văn hóa, thậm chí có sai lệch về chính trị.

Cá biệt còn có những cán bộ, phóng viên ở một số cơ quan báo chí, văn phòng đại diện cơ quan báo chí tại địa phương thiếu rèn luyện đạo đức, phẩm chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thậm chí vi phạm pháp luật. Không ít phóng viên lợi dụng danh nghĩa nhà báo vào mục đích vụ lợi, đăng tin thiếu khách quan, gây sức ép với doanh nghiệp. Hiện tượng sao chép tin, bài giữa các báo mà không xin phép, không trích

nguồn đang diễn ra khá phổ biến, khiến những cơ quan báo chí làm việc nghiêm túc phải chịu thiệt thòi.

Bên cạnh đó, sự phát triển quá nhanh số lượng cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo trong khi vẫn duy trì chế độ bao cấp về xuất bản và phát hành đang đặt ra những vấn đề bức xúc cần được điều chỉnh kịp thời. Đại bộ phận báo, đài hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ hoặc một phần về nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, chi phí in ấn và được phát hành tới các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị, xã hội cũng bằng ngân sách Nhà nước; số cơ quan báo chí tự cân đối thu chi chỉ vào khoảng trên dưới 10 đơn vị và cũng chỉ đối với khoảng vài chục ấn phẩm báo chí; chỉ một vài đài phát thanh - truyền hình có thính giả, khán giả thường xuyên. Có thể nói đây là hậu quả của chính sách bao cấp tràn lan, thiếu quy hoạch hợp lý trong một thời gian dài, gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền của, cần sớm được khắc phục.

Những yếu kém, khuyết điểm này, tuy chỉ diễn ra ở một số báo, đài trong những thời điểm nhất định, nhưng tác hại của nó đối với hoạt động kinh tế - xã hội và tâm lý của nhân dân không phải là nhỏ, gây khó khăn cho sự chỉ đạo, điều hành và quản lý của Nhà nước.

2.2. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với báo chí

2.2.1. Thực trạng pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí

Nhận thức vai trò và vị trí của báo chí, thông tin đối với các mặt của đời sống xã hội nên từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc ban hành các văn bản pháp lý thể hiện vai trò, trách nhiệm và chức năng của các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý báo chí.

Trải qua hơn 60 năm đồng hành cùng các thể chế chính trị, pháp luật về quản lý Nhà nước đối với báo chí đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới và yêu cầu mới trong từng gia đoạn lịch sử khác nhau của đất nước. Qua đó, cho thấy hệ thống pháp luật liên quan đến báo chí ngày càng có tính hệ thống và thực tiễn trong việc điều hòa, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội báo chí giữa các chủ thể nhằm hướng đến một trật tự chung theo định hướng và ý chí của Nhà nước.

Để thiết lập cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc quản lý báo chí, Hiến pháp 1946 của nước ta đã có điều khoản quy định về vấn đề này khi khẳng định rằng: “Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú; đi lại trong nước và ra nước ngoài”.29

Một phần của tài liệu Quản lý Nhà nước đối với báo chí (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w