Giá cả thiết bị, dịch vụ tư vấn

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 59)

- Về thiết bị:

Vào những năm đầu thập niên 90, do chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực đàm puán hợp đồng thương mại quốc tế nên giá các thiết bị và dịch vụ viễn thông mà tổng công ty BCVT phải trả thường bị cao nhưng sau khi chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ, cùng với việc áp dụng quy chế đấu thầu, nhiều hãng viễn thông hàng đầu trên thế giới vào kinh doanh và hoạt động trên thị trường Việt nam nên giá cả thiết bị và dịch vụ viễn thông đã hạ xuống ngang bằng với giá cả trên thị trừơng thế giới.

Hiện tại, giá thiết bị và dịch vụ viễn thông của Pháp hàng năm giảm từ 5- 10% không phụ thuộc vào việc sử dụng nguồn vốn nào.

Giá cả thiết bị viễn thông, đặc biệt là giá tổng đài chuyển mạch AXE từ nhà cung cấp Ericsson cũng giảm dần từ hợp đồng trước đến hợp đồng sau. Trong thời gian từ năm1993 đến năm 2003, hầu hết các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo kèm theo được miễn phí hoặc với chi phí tương đối rẻ, và thời gian bảo hành dài.

Tuy nhiên, một số Nhà tài trợ như Pháp đã tận dụng nguồn vốn của mình thông qua các hình thức mua sắm thiết bị bằng hình thức đấu thầu hạn chế giữa các công ty của nước tài trợ (ODA Pháp), hoặc ép giá khi gần hết thời hạn ký hợp đồng. Đây cũng là một hạn chế cần khắc phục khi Ngành sử dụng vốn ODA

- Về dịch vụ tư vấn

Đối với dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung, tổng công ty hoàn thành việc ký hợp đồng tư vấn điều chỉnh kéo dài với Công ty tư vấn DETECON. Hiện nay tổng công ty BCVT đang thẩm tra các báo cáo công việc hàng tháng, hàng quý của nhà tư vấn; Quản lý nhân sự Việt Nam, nước ngoài làm việc cho nhà tư vấn DETECON theo hợp đồng đã ký. Đối với dự án Cáp quang Biển Bắc - Nam. Tổng công ty đã ký hợp đồng dịch vụ tư vấn với liên danh các công ty Nhật Bản Telecommunication Engineering and Consulting Services (JTEC) và KDDI Engineering and Consulting, Inc (KEC).

Nhìn chung, dịch vụ tư vấn mà tổng công ty đã sử dụng từ các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn có chất lượng chưa thực sự đạt kết quả cao như đã trình bày trong phần 2.3.2.3. trong khi dịch vụ tư vấn rất cao vì các Nhà tài trợ đều muốn tranh thủ dịch vụ tư vấn từ các công ty tư vấn của nước tài trợ.

2.4. Nhận xét chung về công tác thu hút vốn ODA vào ngành BCVT Việt Nam thông

2.4.1. Những kết quả đạt được

Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Ngành BCVT Việt Nam, những kết quả mà Ngành đã đạt được thật đáng ghi nhận và khích lệ. Tổng số vốn ODA thu hút được đã đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển Ngành BCVT Việt Nam - một ngành công nghệ thông tin còn rất non trẻ so với các quốc gia trên thế giới và khu vực. Đạt được những kết quả này là do Chính phủ và các Bộ Ngành có liên quan đã tạo điều kiện cho Ngành tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA tương đối hiệu quả và đúng mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã giao cho là đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển mạng bền vững, đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Sau đây là một số thành công mà Ngành đã đạt được trong việc thu hút vốn ODA:

2.4.1.1. Nguồn vốn ODA hỗ trợ về vốn bổ sung cho Ngành BCVT

Để thực hiện các mục tiêu phát triển mà Ngành đã đề ra như đã trình bày trong phần 3.1.1. dự kiến Ngành sẽ phải huy động từ 12-14 tỷ USD vốn đầu tư của toàn xã hội cho phát triển Bưu chính Viễn thông, tin học giai đoạn 2001 - 2020. Trong đó giai đoạn 2001-2010 là vào khoảng 5-6 tỷ USD. Dự kiến vốn huy động trong nước sẽ đáp ứng được khoảng 2/3 và vốn nước ngoài khoảng 1/3 tổng vốn đầu tư. Chính vì vậy mà chính sách của Ngành BCVT về huy động vốn đầu tư cho phát triển là khai thác có hiệu quả nguồn vốn ODA: Chuẩn bị xây dựng các kế hoạch dài hạn vận động nguồn ODA cho các dự án lớn quan trọng, thu hồi vốn chậm như phát triển VTNT, mạng đường trục....

Thực tế thu hút ODA của Ngành BCVT từ năm 1993 đến nay cho thấy hầu hết các dự án lớn quan trọng , thu hồi vốn chậm như dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung, dự án VTNT các tỉnh phía Bắc và dự án cáp quang biển trục Bắc -

Nam đều là những dự án sử dụng vốn ODA ưu đãi của Nhật và Pháp. Rõ ràng là nguồn vốn ODA trong những năm qua đã hỗ trợ phần nào về vốn bổ sung cho ngành Bưu chính Viễn thông phát triển sản xuất, chuyển giao và tiếp thu công nghệ mới, xây dựng thể chế chính sách, góp phần đẩy nhanh tiến độ số hóa và hiện đại hóa Ngành BCVT Việt Nam. Ngành BCVT đã sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, làm tăng doanh thu của Ngành, góp phần thúc đẩy tốc độ phát triển của Ngành trong những năm qua.

Trong giai đoạn 1993 - 1997, Ngành đã tiếp nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ Pháp thông qua các Nghị định thư tài khoá 1993, 1994, 1996, 1997 và nhận được nguồn vốn ODA của Thụy điển (tài khoá 1994) với tổng số vốn lên tới 46,5 triệu USD. Nguồn vốn ODA của Pháp và Thụy điển trong giai đoạn này đã thực sự giúp cho Ngành về vốn bổn sung, giải quyết phần nào nhu cầu cấp bách về vốn trong khi nguồn ngân sách nhà nước cấp cho Ngành hết sức hạn chế. Nhờ đó mà Ngành có điều kiện tập trung vốn tự có và vốn ngân sách nhà nước vào phát triển các lĩnh vực khác không thuộc đối tượng ưu tiên của nguồn vốn ODA.

Bảng 2.1 Tổng số vốn ODA ký kết của Ngành BCVT giai đoạn 1993 - 1997 (Nguồn: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông [16])

Đơn vị: triệu USSD

Năm 1993 1994 1996 1997

Tổng số vốn

ODA ký kết 3,8 13,9 9,7 97,5

Tiếp theo là giai đoạn từ 1997 đến 2005, với dự án ODA của Nhật Bản cho tài khoá 1997, ngành BCVT Việt Nam đã thu hút được 96 triệu USD để xây dựng và nâng cấp mạng VTNT tại 10 tỉnh miền Trung. Đây là những tỉnh thuộc vùng sâu, vùng xa, có vị trí địa lý phức tạp và có tỷ lệ người nghèo chiếm khá cao trong cả nước. Việc cung cấp dịch vụ bưu chính viễn thông tại các tỉnh này

là vì mục đích phục vụ cộng đồng, mang tính công ích cao, khả năng sinh lời của dự án này là rất thấp. Bên cạnh đó còn có thêm Dự án Cáp quang biển trục Bắc - Nam sử dụng nguồn JBIC tài khoá 2002 với tổng vốn ODA lên tới 161 triệu USD. Đây là một trong những dự án viễn thông trọng điểm có tổng số vốn rất cao từ trước tới nay.

Song song với nguồn vốn ODA của Pháp, Thụy điển và Nhật giai đoạn 1993 -2005, Ngành còn thu hút được một số dự án ODA không hoàn lại của các Nhà tài trợ đa phương như ADB, UNDP và WB. Tuy tổng số vốn ODA của các Nhà tài trợ đa phương không nhiều, chỉ vào khoảng 1 triệu USD nhưng nó có ý nghĩa to lớn đối với Ngành trong việc bổ sung nguồn vốn đã rất hạn chế cho công tác xây dựng thể chế, chính sách, và phát triển nguồn nhân lực.

Như vậy là Ngành đã có được những lợi thế về vốn đầu tư trong điều kiện eo hẹp về vốn ngân sách Nhà nước hiện nay. Việc đầu tư cho mạng lưới viễn thông vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo với công nghệ cao, thiết bị hiện đại là một điều vô cùng khó khăn, khả năng thực hiện được các dự án như thế này bằng nguồn vốn trong nước là rất ít, hầu như không có tính khả thi khi mà nguồn ngân sách của Nhà nước cấp cho Ngành ngày càng giảm.

2.4.1.2. Nguồn vốn ODA đóng góp tích cực cho sự phát triển kết cấu hạ tầng của Ngành BCVT. hạ tầng của Ngành BCVT.

Nguồn ODA cho các dự án của Ngành BCVT đã phát huy tốt vai trò của mình, đóng góp tích cực cho sự phát triển kết cấu hạ tầng của Ngành.

Khi cấm vận của Mỹ đã chấm dứt vào năm 1993, ngành BCVT Việt Nam lại càng có điều kiện để mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều nước trên thế giới để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước phát triển trong việc thu hút các nguồn vốn trong đó có nguồn vốn ODA. Với tính chất ưu đãi về điều kiện tài chính của nguồn vốn ODA, Ngành BCVT Việt Nam chủ trương tập trung sử dụng nguồn ODA để đầu tư chiều sâu cho phát triển hạ tầng mạng viễn thông tại

các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, nhằm nâng cao năng lực mạng lưới hoặc sử dụng vốn ODA vào các dự án mang tính công ích cao, khả năng sinh lời chậm. Đây cũng chính là điều kiện của các Nhà tài trợ khi cấp vốn ODA cho ngành BCVT Việt Nam. Tận dụng đặc điểm này của các Nhà tài trợ, Ngành BCVT Việt Nam đã lập kế hoạch xây dựng và đưa ra danh sách các dự án vận động xin nguồn vốn ODA để phát triển mạng viễn thông tại những vùng kinh tế kém phát triển, tỷ lệ người nghèo cao, đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo.

Qua hơn 10 năm thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA, Ngành BCVT Việt Nam đã thực hiện được một số dự án ODA với quy mô lớn như dự án VTNT 10 tỉnh miền Trung, dự án VTNT các tỉnh phía Bắc, dự án cáp quang biển trục Bắc Nam. Những dự án này đã không ngừng góp phần to lớn vào sự phát triển kết cấu hạ tầng mạng BCVT Việt Nam, đánh dấu một mốc quan trọng cho sự phát triển mạng viễn thông đồng bộ với công nghệ cao, thiết bị hiện đại trên mọi miền của đất nước.

2.4.1.3. Nguồn vốn ODA mở đường đưa công nghệ BCVT tiên tiến của thế giới vào Việt Nam của thế giới vào Việt Nam

Có thể nói, những dự án lớn, mang tính chất chiến lược phát triển mạng theo chiều sâu và có tính công ích cao, khả năng sinh lời ít mà Ngành BCVT Việt Nam đang thực thi đều là những dự án sử dụng nguồn vốn ODA. Từ những năm đất nước còn gặp nhiều khó khăn, còn bị cấm vận, việc đưa công nghệ tiên tiến vào Việt Nam bị hạn chế, qua hợp tác với Cộng hòa Pháp, sử dụng nguồn ODA của Pháp, ngành BCVT Việt Nam đã nhập khẩu được tổng đài điện thoại kỹ thuật số có công nghệ tiên tiến của thế giới. Những thiết bị này cho đến nay, qua thời gian dài sử dụng vẫn đảm bảo tốt, khai thác có hiệu quả.

Ngoài ra, việc tiếp nhận nguồn vốn ODA của Thụy Điển, Nhật, Hàn Quốc, và các tổ chức quốc tế khác cũng đã giúp cho Ngành BCVT Việt Nam có điều

kiện để mua sắm thiết bị viễn thông tiên tiến với công nghệ cao cũng như các giải pháp kỹ thuật tối ưu, dịch vụ và khả năng quản lý mạng hiện đại phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng về các dịch vụ BCVT tại Việt Nam và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Ví dụ như như tổng đài chuyển mạch kỹ thuật số AXE của Thụy Điển, một trong những hệ thống tổng đài tốt nhất và bán chạy nhất trên thị trường viễn thông thế giới hiện đang được vận hành trên mạng viễn thông Việt Nam. Thông qua nguồn vốn ODA, Ngành BCVT Việt Nam còn được Ngân hàng Thế giới cấp vốn ODA không hoàn lại cho dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở Việt Nam. Đối với Ngành BCVT Việt Nam, vốn ODA đã thực sự góp phần mở đường đưa công nghệ tiên tiến của thế giới vào Việt Nam để Ngành thực hiện nhiệm vụ phát triển, hiện đại hóa mạng Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, nâng cao chất lượng và khả năng cung cấp dịch vụ cũng như đóng góp tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tần số vô tuyến điện.

Trong thời đại công nghệ đang phát triển với tốc độ chóng mặt thì nhiệm vụ đặt ra đối với Ngành BCVT Việt Nam về chất lượng thiết bị và dịch vụ càng trở nên khó khăn khi nguồn vốn tự có không đủ để có thể mua sắm được các thiết bị với công nghệ tiên tiến. Về thực chất, công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển lâu dài và bền vững của mạng viễn thông Việt Nam. Chính vì vậy mà trong chiến lược phát triển của mình, Ngành đã thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn ODA như là chiếc cầu nối để Ngành tiếp cận được với công nghệ viễn thông hiện đại của thế giới.

2.4.1.4. Nguồn vốn ODA góp phần vào phát triển nguồn nhân lực

Thông qua việc tiếp nhận nguồn ODA, Ngành BCVT Việt Nam được tiếp cận với đội ngũ chuyên gia quốc tế giàu kinh nghiệm. Các chuyên gia Pháp đã chuyển giao cho các kỹ sư Viễn thông Việt Nam các kỹ thuật thiết kế và thực thi

lắp đặt các thiết bị Viễn thông. Trong quá trình triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, Ngành BCVT cũng đã tiếp thu được các kinh nghiệm quản lý, hoạch định các chính sách trong lĩnh vực BCVT của các nhà quản lý viễn thông và tư vấn quốc tế. Là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, việc xây dựng và đào tạo một đội ngũ cán bộ có kiến thức sâu rộng và đầy đủ năng lực quản lý là một trong những mục tiêu vô cùng quan trọng mà Ngành đã đặt ra trong chiến lược phát triển Ngành giai đoạn 2000 - 2010. Nguồn vốn ODA cũng đã thể hiện vai trò không kém phần quan trọng với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng lực hoạch định chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật. Trong những năm gần đây, một số dự án hỗ trợ kỹ thuật thuộc vốn ODA không hoàn lại của Hàn Quốc, Nhật Bản, Ngân hàng Thế giới, ADB, UNDP ... đã được thực hiện cho mục đích này. Chẳng hạn như dự án xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu Nghị Việt - Hàn do nguồn vốn ODA không hoàn lại của Hàn Quốc tài trợ; dự án nâng cao năng lực đào tạo Trung tâm BCVT I do nguồn tài trợ không hoàn lại của tổ chức JICA - Nhật Bản. Tuy số lượng vốn ODA mà Ngành thu hút được để phục vụ mục đích nói trên còn chưa nhiều, nhưng nó đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao trình độ nguồn nhân lực, hoàn thiện chế độ quản lý nhà nước trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông của Việt Nam.

Bên cạnh đó, một phần ngân sách của các dự án ODA phục vụ vào mục đích phát triển cơ sở mạng được trích ra để sử dụng vào mục đích đào tạo cán bộ quản lý dự án và các chuyên viên kỹ thuật. Thông qua dự án ODA của Thụy Điển, một số lượng khá lớn đội ngũ nhân viên của Ngành đã được cử đi học tập, đào tạo về lĩnh vực quản lý cũng như lĩnh vực nghiệp vụ kỹ thuật tại Thụy Điển. Đội ngũ cán bộ này đã tiếp thu được những kinh nghiệm, kiến thức về quản lý cũng như kiến thức về kỹ thuật tiên tiến, phục vụ cho công cuộc phát triển của Ngành.

2.4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu mà Ngành BCVT đã đạt được trong việc thu hút vốn ODA, vẫn còn một số tồn tại đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA của Ngành.

2.4.2.1. Những tồn tại

- Công tác vận động và thu hút vốn ODA của Ngành chưa thực sự được

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w