đấu thầu, giải phóng mặt bằng v.v đối với một số dự án trọng điểm.
Về thủ tục, Tập đoàn BCVT Việt Nam cũng đã có công văn số 733/KHNT (báo cáo tổng kết ODA 7 năm, ngày 21 tháng 2 năm 2000) và công văn số
012/BC-KHNT (báo cáo tình hình giải ngân cácdự án ODA, tháng 2 năm 2004 yêu cầu cả hai phía Việt nam và Nhà tài trợ sửa đổi, rút ngắn thời gian, thủ tục duyệt dự án, duyệt hợp đồng, phê duyệt kết quả công tác đầu thầu, rút vốn và xuất nhập khẩu để tránh thủ tục phức tạp, nhiều khâu, gây chậm trễ cho công trình, gây tâm lý ngại sử dụng nguồn vốn vì mất thời gian quá lâu. Như đã trình bày trong 2.4.2. “Một số tồn tại và nguyên nhân”, cũng như phần “các giải pháp chung”, công tác hài hòa thủ tục sẽ góp phần không nhỏ để rút ngẵn tiến trình thẩm định dự án. Bộ kế hoạch và Đầu tư cần sớm trình chính Phủ những biện phái nhằm loại bỏ những thủ tục phức tạp rườm rà, trong quy trình phê duyệt dự án, đấu thầu và xét thầu thuộc thẩm quyền của Bộ.
Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, xuất phát từ thực tế triển khai dự án phát triển mạng VNNT, các tỉnh miền Trung, dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam, Bộ BCVT đã có ý kiến với Bộ kế hoạch và đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục quản lý đê điều), Bộ Giao thông vận tải (các khu quản lý đường bộ 4,5 và Sở giao thông các tỉnh) và Uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện xã của 10 tỉnh vùng dự án, tạo điều kiện cho Ban QLDA trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng và cấp phép thi công các tuyến cáp đồng, cáp quang, đường dây trung hạ thế và trạm biến áp phù hợp với tiến độ chung của dự án. Như đã trình bày trong phần “các giải pháp chung”, để giải quyết tận gốc vấn đề này, Chính phủ cần sớm ban hành các quy định đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư, khung giá đất đền bù, v.v.. phù hợp với Luật đất đai 2003. Đối với Luật đất đai, cần quy định rõ những nguyên tắc rõ ràng để tính giá đất, sát với giá thị trường, nhưng không mang tính đầu cơ, thể hiện sự quản lý của Nhà nước. Giá này được áp dụng như nhau cho các loại dự án với nguồn vốn trong nước, nguồn vốn ODA hay nguồn vốn đầu tư trực tiép (FDI). Ngoài ra cần xem lại cơ sở pháp lý của quy định về loại đất thổ cư chưa hợp pháp trong đền bù giải toả. Xác định giới hạn cưỡng chế và biện pháp chế tài khi vi phạm luật. Công khai hoá giới hạn
cưỡng chế, các biện pháp chế tài và thực thi. Chuyên môn hoá bộ máy chuyên trách công tác đền bù, giải toả, tái định cư từ Trung ương đến cơ sở. Đối với những dự án do các Bộ làm chủ đầu tư, khi dự án được triển khai trên địa bàn của một địa phương, quy định công tác này như một tiểu dự án do UBND địa phương chủ trì tổ chức thực hiện (hiện tại, điều chỉnh Điều 35, Nghị định 52/CP). Để thực hiện đúng theo quy định tại Điều 45, Nghị định 52/CP (điều kiện khởi công công trình), cho phép chủ đầu tư, sau khi có quyết định đầu tư, phối hợp với UBND địa phương triển khai ngay công tác đền bù, giải toả, đặc biệt quy hoạch và xây dựng các khu tái định cư trước.