Đẩy mạnh, tăng cường công tác vận động, tranh thủ tìm kiếm các

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 90 - 92)

kiếm các nguồn tài trợ cả song phương lẫn đa phương

Mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác quốc tế để tìm kiếm các Nhà tài trợ mới trên cơ sở khai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các dự án đang triển khai là điều kiện tiên quyết dẫn đến thành công của Ngành trong công tác thu hút vốn ODA.

Về tổng thể, để công tác thu hút vốn OAD có hiệu quả, Ngành BCVT cần gắn kết quy hoạch thu hút ODA với chiến lược phát triển của Ngành, và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung trên cơ sở xây dựng quan hệ đối tác với cộng đồng các Nhà tài trợ cả song phương và đa phương, đặc biệt

là với các Nhà tài trợ có tiềm năng. Các công tác mà Ngành cần đẩy mạnh trong quan hệ hợp tác quốc tế bao gồm: Thực hiện đối thoại chính sách với các Nhà tài trợ để hiểu và nắm bắt một cách cụ thể chiến lược, chính sách tài trợ của các Nhà tài trợ; Tổ chức các hội nghị một cách thường xuyên hơn để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm v.v..

Đây là một công tác quan trọng, có vai trò quyết định đối với việc thu hút ODA của Ngành. Như đã trình bày trong phần 2.4.2 “Một số tồn tại và nguyên nhân”, hiện nay số lượng nhà tài trợ song phương và đan phương cung cấp vốn ODA của Ngành BCVT Việt nam còn rất ít (04 nhà tài trợ song phương chủ yếu: Pháp, Thụy điển, Nhật và Hàn Quốc, 3 nhà tài trợ đa phương chính: WB, UNDP và ADB) so với hàng chục quốc gia và các tổ chức quốc tế trên khắp các Châu lục mà Ngành BCVT Việt Nam đang có quan hệ hợp tác quốc tế với những nước và tổ chức này. Công tác vận động, thu hút ODA của Ngành mới trải qua hơn 10 năm kinh nghiệm, ít hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển khác trên thế giới cũng tiến hành công tác thu hút, vận động ODA. Vì vậy chúng ta càng cần phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để học hỏi các kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của các nước khác trên thế giới, cũng như tranh thủ sự giúp đỡ của các nước phát triển về các nguồn lực (vốn, công nghệ ..). Đối với các đối tác quan trọng là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ngành BCVT Việt Nam cần xây dựng chiến lược phát triển hợp tác trong lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng thông tin và lĩnh vực tin học hoá vì đây là những lĩnh vực ưu tiên của Nhà tài trợ đối với Việt Nam.

Với 4 Nhà tài trợ chủ yếu hiện tại là Pháp, Thụy điển, Nhật và Hàn Quốc, trên cơ sở đã có sự quen biết với các thủ tục thực hiện vốn ODA, Ngành BCVT Việt Nam cần cải thiện và phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác để có thể tiếp tục nhận được những nguồn vốn vay ưu đãi hoặc vốn ODA không hoàn lại từ các tổ chức quốc tế và Chính phủ Nhà tài trợ này. Cụ thể là cần thực hiện tốt, đúng tiến

độ các dự án đang thực hiện với các Nhà tài trợ hiện nay, tạo ra niềm tin và sự tin cậy của các Nhà tài trợ. Trên cơ sở đó chúng ta mới có thể gặp những thuận lợi, dễ dàng hơn để thu hút nhiều hơn nữa vốn ODA từ các Nhà tài trợ hiện nay.

Đối với các Nhà tài trợ đa phương, Ngành BCVT Việt Nam nên ti?p t?c ch? d?ng tham gia m?i m?t ho?t d?ng c?a cỏc t? ch?c qu?c t? d? thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA của các tổ chức này đồng thời nõng cao v? th?, uy tớn và quy?n l?i c?a Vi?t Nam trờn tru?ng qu?c t?. Dựa trên cơ sở các dự án đã từng có với các tổ chức quốc tế, Ngành cần mở rộng hơn nữa phạm vi, lĩnh vực thuộc diện ưu tiên tài trợ của các tổ chức quốc tế này. Cụ thể là cần xây dựng chi tiết định hướng phát triển các lĩnh vực chuyên sâu của Ngành như ứng dụng phần mền công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất, các dịch vụ internet tại các vùng sâu, vùng xa.... cải cách thể chế, hành chính, nâng cao năng lực quản lý, hoạch định chính sách Ngành, và đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khă năng chủ động và sáng tạo trong việc thiết kế và quản lý mạng.

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w