Các giải pháp đối với hoạt động của Ban QLDA của Ngành BCVT

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 94 - 96)

BCVT

Để đảm bảo Ban QLDA hoạt động có hiệu quả, chúng ta cần chú trọng các bước như sau:

- Trong khâu chuẩn bị dự án: Cần khẩn trương trong khâu chuẩn bị dự án; Thành lập ban chuẩn bị dự án ngay từ khi bắt đầu chuẩn bị dự án, rút kinh nghiệm từ BQLDA 10 tỉnh miền Trung. Một dự án khi chuẩn bị cần có các nội dụng cụ thể, chi tiết, các nội dung đó phải được xây dựng hợp lý, có đầy đủ sở cứ, đảm bảo được tính khả thi cao của dự án. Do đó Ban QLDA cần đi sâu, đi sát với điều thực tế và môi trường làm việc tại đơn vị được hưởng vốn ODA mà cụ thể là các Bưu điện tỉnh và các đơn vị chức năng của Ngành.

- Trong khâu thực hiện dự án: Phải tuân thủ nghiêm túc kế hoạch đã được duyệt, kế hoạch xây dựng phải sát với nhu cầu, tránh sửa đổi nhiều gây chậm trễ trong các khâu trình duyệt, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Các dự án đang thực hiện tiến độ còn chậm, cần phải có các biện pháp tài chế để đẩy nhanh tiến độ tránh việc phải xin gia hạn nhiều lần và làm ảnh hưởng đến quá trình xin nguồn của các dự án đang xin nguồn trong những năm tài chính tiếp theo. Bên cạnh đó, cần phải phát hiện kịp thời thiếu sót về quy trình, về kế hoạch thực hiện, về nhân sự trong khâu giám sát thực hiện dự án; Lên kế hoạch thực hiện điều chỉnh các sai sót đó kết hợp với các tài chế nhất định khi cán bộ dự án không thực hiện đúng kế hoạch đề ra cũng như các nhiệm vụ được giao.

- Trong khâu giám sát, thực hiện dự án:Ban QLDA phải tuân thủ từng bước đánh giá và giám sát dự án. BQLDA cần tận dụng nhà tư vấn để học hỏi và tìm hiều kỹ về các quy định, các thủ tục của nhà tài trợ để tránh tình trạng phải trình duyệt nhiều lần từ phía Nhà tài trợ. Đây chính là thực tế rút ra từ kinh nghiệm của Ban QLDA miền Trung.

- Bên cạnh đó là công tác kiện toàn cơ cấu tổ chức của BQLDA theo hướng tích cực như tăng nhân sự khi cần thiết để đảm bảo công việc không bị tồn đọng do thiếu nhân sự. Rút ra từ kinh nghiệm của BQLDA viễn thông các tỉnh phía Bắc, cần thành lập các phòng ban đúng chức năng, nhiệm vụ, tránh tình trạng công việc bị chồng chéo, nhiều người làm một việc trong khi các công việc khác không có ai đảm nhiệm. Rà soát các nội dung công việc và có kế hoạch phân công công việc cụ thể đến từng phòng ban, từng chuyên viên. Theo dõi, động viên, giúp đỡ kịp thời cán bộ trong BQLDA vững vàng, ổn định về tư tưởng chính trị, chấp hành pháp luật để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ dự án là yếu tố quan trọng quyết định hoạt động hiệu quả của BQLDA như đã trình bày ở trong phần giải pháp chung và cũng mang tính chất là giải pháp riêng của Ngành. Cán bộ của BQLDA cần có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Duy trì việc học tập nâng cao trình độ, phối hợp với các nhà Tư vấn tổ chức các buổi họp chuyên đề, hội thảo kỹ thuật, quản lý dự án để nắm vững và thực hiện tốt quy chế quản lý chất lượng công trình của Nhà nước.

- Về công tác đối ngoại, BQLDA cần tập trung tổ chức thật tốt các mối quan hệ công tác đã có giữa các BQLDA với Nhà tài trợ JBIC, các Ban chức năng, các Bưu điện tỉnh, các cơ quan liên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Quỹ hỗ trợ phát triển,... để đẩy nhanh tiến độ xét duyệt các vấn đề có liên quan đến dự án.

- Để phân cấp mạnh hơn nữa cho BQLDA cần giảm bớt các cơ quan tham gia quyết định. Điều này đòi hỏi việc quản lý dự án của BQLDA phải được nâng cao năng lực và trách nhiệm để cơ quan chủ quản và chủ đầu tư có thể yên tâm phân cấp mạnh hơn chức năng và quyền hạn cho BQLDA.

Như đã trình bày trong phần “tồn tại và nguyên nhân”, về chi phí quản lý dự án đầu tư, và quản lý sử dụng nguồn vốn đối ứng đối với Chi phí quản lý dự

án. Để thực hiện việc phân cấp, tạo sự chủ động trong việc quản lý dự án ODA, đề nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần nghiên cứu thống nhất và điều chỉnh các quy định về chi phí quản lý dự án tạo khả năng linh hoạt cho các Ban QLDA có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý dự án. Cụ thể là cần phân biệt giữa chi phí Ban QLDA với chi phí QLDA, không nên đưa quá nhiều mục chi vào khái niệm chi phí khác. Chi phí Ban QLDA là chi phí lao động và hành chính cần thiết để sử dụng nguồn nhân lực quản lý dự án và chi phí QLDA là các chi phí nhằm tổ chức và quản lý việc thực hiện dự án đầu tư. Phương pháp hạch toán chi phí QLDA cũng cần tiến hành trên cơ sở toàn bộ dự án đầu tư chứ không hạch toán theo hạng mục công trình vì trong dự án đầu tư đặc biệt là dự án Nhóm A, tính liên hoàn của các hạng mục đòi hỏi phải có các chi phí cần thiết để quản lý và kết nối tổng thể. Vì vậy, các chi phí quản lý dự án để tổ chức thực hiện quản lý toàn bộ các hạng mục công trình theo giá trị từ 3% đến 5% tổng mức đầu tư công trình tuỳ theo quy mô về vốn, đặc điểm và quy mô về địa bàn quản lý của dự án.

Đối với việc quản lý sử dụng nguồn vốn đối ứng đối với Chi phí quản lý dự án cần được phân cấp, tăng quyền chủ động cho các Ban QLDA để các Ban QLDA có thể đảm bảo được công tác quản lý theo tình hình cụ thể của từng dự án, đề nghị quy định rõ Chủ dự án phê duyệt Dự toán Chi phí quản lý dự án trên cơ sở hạn mức từ 3%-5% tổng mức đầu tư tuỳ theo quy mô về vốn, đặc đặc điểm và quy mô về địa bàn quản lý của dự án.

Về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động...của Ban QLDA, kiến nghị cần ban hành Thông tư hướng dẫn về nội dungnay, vì Nghị định 131/2006/NĐ- CP chưa quy định cụ thể.

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w