Định hướng phát triển các lĩnh vực

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 76)

Để có được một chiến lược phát triển lâu dài, công tác định hướng phát triển các lĩnh vực của Ngành là hết sức cần thiết. Công tác định hướng sẽ giúp cho Ngành có được sự chuẩn bị tốt đối với sự nghiệp phát triển Ngành BCVT Việt Nam. Các định hướng đó là:

- Phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông, tin học quốc gia tiên tiến, hiện đại, hoạt động hiệu quả, an toàn và tin cậy, phủ sóng trong cả nước, đến các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo. Hình thành xa lộ thông tin quốc gia có dung lượng lớn, tốc độ cao, trên cơ sở hội tụ công nghệ và dịch vụ viễn thông, tin học, truyền thông quảng bá. ứng dụng các phương thức truy nhập băng rộng tới tận hộ tiêu dùng : cáp quang, vô tuyến băng rộng, thông tin vệ tinh v.v..., làm nền tảng cho ứng dụng và phát triển công nghệ

thông tin, thương mại điện tử, Chính phủ điện tử, dịch vụ công và các lĩnh vực khác.

- Năm 2010 đạt mức độ phục vụ bình quân dưới 7.000 người dân trên một điểm phục vụ bưu chính - viễn thông, bán kính phục vụ bình quân dưới 3 km. Đạt chỉ tiêu 100% số xã đồng bằng và hầu hết các xã miền núi có báo đến trong ngày.

- Phát triển dịch vụ: Phát triển nhanh, đa dạng hoá, khai thác có hiệu quả các loại hình dịch vụ trên nền cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet với chất lượng cao, an toàn, bảo mật, giá cước thấp hơn hoặc tương đương mức bình quân của các nước trong khu vực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy nhanh tốc độ phổ cập các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Internet trong cả nước. Bên cạnh các dịch vụ cơ bản cố định, đẩy mạnh phát triển dịch vụ di động, Internet, thương mại điện tử, dịch vụ công, dịch vụ cộng đồng và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Cung cấp rộng rãi dịch vụ Internet tới các viện nghiên cứu, các trường đại học, trường phổ thông, bệnh viện trong cả nước.

- Phát triển khoa học công nghệ: Cập nhật công nghệ hiện đại, tiên tiến trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia. Các công nghệ được lựa chọn phải mang tính đón đầu, tương thích, phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong tất cả các lĩnh vực : thiết bị, mạng lưới, dịch vụ, công nghiệp, quản lý, nguồn nhân lực.

Tăng cường tiếp thụ chuyển giao công nghệ hiện đại; từng bước tiến tới làm chủ công nghệ cả phần cứng và phần mềm, sản xuất các sản phẩm có

chất lượng quốc tế. Chú trọng ưu tiên huy động vốn và đầu tư về nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp phần mềm. Năm 2010, doanh số phần mềm phấn đấu đạt trên 30% trong doanh số công nghiệp bưu chính, viễn thông, tin học. Tăng nhanh tỷ trọng phần mềm trong các sản phẩm; từng bước thâm nhập thị trường khu vực và quốc tế thông qua phân công lao động, chuyên môn hoá sản xuất.

- Phát triển nguồn nhân lực:

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn lành nghề, có phẩm chất; làm chủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại; vững vàng về quản lý kinh tế.

Năm 2010, đạt chỉ tiêu về năng suất, chất lượng lao động phục vụ bưu chính, viễn thông Việt Nam ngang bằng trình độ các nước tiên tiến trong khu vực. [38]

3.1.2. Sự cần thiết tiếp tục tăng cường thu hút vốn ODA cho phát triển BCVT

- Thị trường thế giới về lĩnh vực bưu chính viễn thông đang ngày càng mở rộng. Nó không còn là vấn đề "kéo cầu" hay "đẩy cung", cả hai điều này đang xảy ra. Sự tác động lẫn nhau của hai yếu tố này khiến cho viễn thông trở thành một trong những lĩnh vực có sự tăng trưởng hàng đầu trong nền kinh tế thế giới. Nó cũng khiến cho viễn thông trở thành một trong những ngành quan trọng nhất của hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị. Trong viễn cảnh này, mọi hình thức hoạt động kinh tế, xã hội, văn hoá, chính trị sẽ ngày càng phụ thuộc vào việc truy nhập những dịch vụ viễn thông và thông tin của cơ sở hạ tầng thông tin toàn cầu.

Đối với lĩnh vực bưu chính, các hàng rào thuế quan đang được xoá bỏ, cơ sở hạ tầng thông tin đang được phát triển mạnh mẽ, sự tăng cường về phối hợp đa quốc gia trong vấn đề vận tải và kinh doanh việc phân phối thư tín; tất cả mọi thứ đang cùng tiến tới toàn cầu hoá về thương mại.

Bên cạnh đó, cỏc công nghệ hiện đại tạo ra việc phát triển trong vấn đề chuyển phát thư tín bằng nhân công. Hôm nay và mãi mãi về sau, khách hàng luôn luôn đúng. Họ muốn quyết định bằng cách nào, khi nào và ở đâu để sử dụng, gửi và nhận thông tin. Các dịch vụ bưu chính cần lợi dụng các phương tiện mà tiến triển về công nghệ tiên tiến đang mở ra một thị trường thông tin (Ví dụ: Internet) và xu hướng hợp nhất các phương tiện mới về truyền thông (bán hàng tại nhà). Tất cả các công ty sử dụng truyền thông vệ tinh này vẫn tìm kiếm các đối tác nội hạt và Ngành bưu chính của một số nước được xem như tự trang bị phù hợp.

Còn đối với Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam thì sao? Chúng ta đang ở giai đoạn phát triển nào so với tốc độ phát triển BCVT trên thế giới? Như đã trình bày trong phần 2.4- Nhận xét, Ngành BCVT Việt Nam mới thực sự được tập trung phát triển từ những năm 1993 trở lại đây khi lệnh cấm vận của Mỹ kết thúc đối với Việt Nam. Như chúng ta đã biết, trong những năm đầu của thập niên 90, điều kiện kinh tế của đất nước ta còn nghèo, khoa học công nghệ còn lạc hậu so với các nước trên thế giới, việc đẩy mạnh và mở rộng hơn nữa quan hệ ngoại giao với các nước phát triển và các tổ chức quốc tể là rất cần thiết để có thể tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn vốn đầu tư. Đối với mọi Ngành, mọi cấp của Việt Nam, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có một ý nghĩa quan trọng. Ngành BCVT Việt Nam là một ngành công nghệ thông tin, một ngành kinh tế mũi nhọn cần phải đi đầu, mở đường, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội được diễn ra thuận lợi nhanh chóng thông qua các dịch vụ BCVT tiên tiến, hiện đại đang rất cần nhiều vốn để đầu tư vào phát triển mạng viễn thông với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Trong khi nguồn vốn của Ngành BCVT Việt Nam chưa đủ, nguồn vốn ngân sách của nhà nước còn hạn chế do đó mà việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau mà cụ thể là nguồn vốn ODA đang là một nhiệm vụ quan trọng

đối với Ngành. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước thì các ngành kinh tế mũi nhọn phải giữ được vai trò chủ đạo và tiên phong. Sự phát triển của Ngành này là nền tảng, cơ sở cho sự phát triển của Ngành khác và ngược lại. Sự tương tác, hỗ trợ liên Ngành là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của đất nước.

Ngành BCVT Việt Nam muốn theo kịp với tốc độ phát triển viễn thông trên thế giới đang diễn ra cả về chiều sâu và chiều rộng thì chỉ có cách là tập trung thu vốn đầu tư vào phát triển cơ sở mạng lưới thông tin liên lạc, được coi là huyết mạch thông tin giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Chính vì vậy mà công tác thu hút vốn đầu tư mà cụ thể là vốn ODA của Ngành càng cần được quan tâm đúng mức.

- Do tốc độ thay đổi trong lĩnh vực viễn thông là rất lớn và các ứng dụng của nó đang trở nên rộng rãi hơn, các giải pháp lâu dài cho vấn đề truy nhập trong các khu vực vùng sâu, vùng xa với các công nghệ mới như Cellular, vệ tinh, cáp quang và DSL đang tăng đáng kể trong toàn bộ thị trường viễn thông, nên việc truy nhập tới các dịch vụ mới sẽ đòi hỏi không chỉ đối với vấn đề cân bằng mà còn đòi hỏi về vấn đề thành công trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin. Vốn đầu tư cho phát triển mạng lưới BCVT ở vùng sâu, vùng xa là rất lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, hầu như không có khả năng sinh lời. Đây là khó khăn chung đối với các nước đang và chậm phát triển trong đó có Việt Nam. Hiện nay Ngành BCVT Việt Nam đang có lợi thế là các Nhà trợ đang hướng vào tập trung hỗ trợ các nước đang và chậm phát triển trong đó có Việt Nam mà trọng tâm là các Ngành phục vụ sự nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa có tốc độ tăng trưởng kinh kế - xã hội thấp so với các khu vực khác trong cả nước nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển văn hoá, tiến bộ xã hội, an ninh quốc phòng, xoá dần chênh lệch giữa các vùng trong cả nước.

Trên thực tế, dịch vụ bưu chính viễn thông tại các vùng nông thôn xa còn rất hạn chế đối với người dân, đặc biệt là dịch vụ Internet. Vì vậy mà Ngành BCVT Việt Nam càng cần phải tận dụng đặc điểm này của nguồn vốn ODA để lập kế hoạch phát triển mạng VTNT vì việc đầu tư cho mạng lưới viễn thông vùng sâu, vùng xa với công nghệ cao, thiết bị hiện đại là một điều vô cùng khó trong điều kiện khan hiếm về vốn.

- Một trong những ưu điểm lớn nhất của nguồn vốn ODA là điều kiện tài chính

mà nguồn vốn này dành cho các nước tiếp nhận tài trợ. Đối với các Nhà tài trợ song phương như Pháp, điều kiện tài chính thường như sau: lãi suất vay là 1- 1,4%/năm, thời gian vay: 15-20 năm, ân hạn: 3-5 năm. Nhật Bản: thời gian vay là 30-40 năm, ân hạn là 10 năm, lãi suất 1,8 - 2%/năm. Trong khi đó, điều kiện vay thương mại hiện tại thông thường không có vay dài hạn, chỉ trung và ngắn hạn (tối đa 5 năm), lãi suất LIBOR 6 tháng cộng 1,7-2%/năm, không có ân hạn. Như vậy, điều kiện tài chính của nguồn vốn ODA chiếm lợi thế hơn hẳn. Với một số Nhà tài trợ chấp nhận thủ tục thầu quốc tế thì ưu đãi về điều kiện tài chính là tuyệt đối. Nguồn vốn ODA cho BCVT trong những năm gần đây chủ yếu là nguồn vay hỗn hợp hoặc nhẹ lãi và thường được Chính phủ và các cơ quan tổng hợp Nhà nước ưu tiên cho vay lại với lãi suất như lãi suất Nghị định thư. Đây là một trong những hỗ trợ rất lớn đối với Tổng công ty BCVT Việt Nam nói riêng và đối với Ngành BCVT Việt Nam nói chung.

- Kinh tế càng phát triển, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp về dịch vụ BCVT ngày càng cao thì nhu cầu về vốn phục vụ đầu tư phát triển của Ngành BCVT càng trở nên rất lớn, bình quân 4000 tỷ VND/năm. Do đó công tác huy động vốn đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện kế hoạch tăng tốc phát triển Bưu chính Viễn thông. Trong khi nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp cho Ngành ngày càng giảm, trong

giai đoạn 1996 - 2000 là 1,192 tỷ đồng, chiếm 6,44% tổng vốn huy động, do đó nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức là nguồn vốn quan trọng trong chiến lược huy động vốn của Tổng công ty BCVT Việt Nam.

- Ngoài hình thức thu hút nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, các hình thức đầu tư khác của Ngành BCVT Việt Nam thì sao? Trên thực tế, hình thức thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) vào ngành BCVT còn hạn chế và phức tạp. Kể từ khi chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Việt nam vào năm 1993, nhiều tổ chức, công ty nước ngoài muốn thiết lập quan hệ làm ăn với Việt Nam, họ đã mở các văn phòng, chi nhánh, công ty tại Việt Nam. Trong lĩnh vực BCVT, một số hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) đã được ký kết với các tổ chức viễn thông như Telstra của Australia, Comvik của Thuỵ điển, NTT của Nhật Bản v.v. Bên cạnh hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh, một số các liên doanh về sản xuất thiết bị BCVT đã ra đời chẳng hạn như nhà máy Vinadesung sản xuất cáp, nhà máy sản xuất thiết bị đầu cuối giữa Việt Nam và Hàn Quốc v.v.. Sau một thời gian thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, hình thức đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong lĩnh vực BCVT đã thể hiện một số nhược điểm và hạn chế trong việc đảm bảo lợi ích của phía Việt Nam, cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, chưa có chiều sâu. Đối với các hợp đồng hợp tác kinh doanh, tỷ lệ phân chia lợi nhuận giữa Việt Nam và phía đối tác nước ngoài thường không tương xứng hoặc có những điều khoản bất lợi cho phía Việt Nam. Các đối tác thường tranh thủ hình thức đầu tư này để ép chúng ta phải phải dành những ưu đãi về mặt chính cho họ. Đối với các liên doanh, một đặc điểm nổi bật và cũng là đặc điểm bất lợi cho phía Việt Nam là vai trò điều hành sản xuất kinh doanh của chúng ta so với đối tác bị hạn chế rất nhiều. Phần lớn các đối tác nước ngoài giữ vai trò chính, chủ đạo đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của liên doanh. Chúng ta luôn ở thế thụ động và phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Các liên doanh của Ngành Bưu chính Viễn thông mới chỉ tập

trung sản xuất những thiết bị thay thế nhỏ lẻ, sản xuất của liên doanh chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đối với các thiết bị hệ thống tổng đài chính tiên tiến, hiện tại để phục vụ cho mục đích phát triển mạng. Về căn bản, chúng ta vẫn phải nhập khẩu những hệ thống tổng đài chuyển mạch số với giá trị hợp đồng rất cao.

Một số công ty 100% nước ngoài tại Việt Nam được thành lập ra dưới hình thức là để sản xuất kinh doanh thiết bị viễn thông nhưng về thực chất là để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu của chủ hãng. Sản xuất trong nước của các công ty này hầu như rất ít như công ty Fuzitsu của Nhật. Ngoài ra, do hệ thống luật pháp, chính sách đầu tư trực tiếp của Việt Nam còn chưa thông thoáng và môi trường đầu tư của Viêt Nam chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chẳng hạn như chi phí kinh doanh cao, khả năng sinh lời thấp, thủ tục hành chính phiền hà, chi phí giấy phép đầu tư lớn (3% tổng chi phí đầu tư). Đây là những nguyên nhân gây cản trở trong công tác thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam nói chung và của Ngành BCVT Việt Nam nói riêng.

- Về mặt chủ quan, Ngành BCVT đang có tiềm năng thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ song phương và đa phương trong tương lai. Hiện nay, tổng số vốn ODA của ngành Bưu chính Viễn thông Việt nam vào khoảng 450 triệu USD. Con số này còn quá khiêm tốn so với khả năng thu hút vốn ODA của Ngành trong tương lai. Các nguồn tài trợ hiện nay chủ yếu từ Nhật Bản, Pháp, Thụy điển, trong khi Ngành có quan hệ hợp tác quốc tế với rất nhiều quốc gia trên thế giới và trong khu vực cũng như đối với các tổ chức quốc tế chẳng hạn như WB,

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w