tín dụng
Các dự án của Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt nam sử dụng nguồn vốn ODA đều mang tích công ích cao. Việc hoàn vốn của các dự án phụ thuộc không nhỏ vào điều kiện tín dụng của nguồn vốn dành cho dự án, do đó Ngành BCVT cũng như các cơ quan Nhà nước cần có các biện pháp nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn về điều kiện tài chính tín dụng. Như đã trình bày trong phần 2.4.3 “Tồn tại và nguyên nhân” . Các biện pháp cần làm là:
- Chủ động xin thời hạn hết vốn dài ngay khi đàm phát ký kết các điều ước quốc tế, tránh tình trạng xin gia hạn rút vốn nhiều lần, gây nên sự trì hoãn, kéo dài tiến độ thực hiện dự án.
- Các chính sách cho vay lại của Nhà nước cần có quy định rõ ràng, thể hiện sự minh bạch và công khai.
- Vốn đối ứng cần có đủ và kịp thời. Đơn giản hoá thủ tục xin vốn đối ứng.
- Hài hoà thủ tục với các Nhà tài trợ
Các thủ tục về kinh phí: Đối với dự án cáp quang biển trục Bắc - Nam, lãnh đạo Ngành BCVT trong thời gian tới cần có giải pháp hỗ trợ xử lý nhanh
các thủ tục liên quan đến phê duyệt và thanh toán Hợp đồng khảo sát, cũng như phê duyệt hợp đồng thi công rà phá bom, mìn để đẩy nhanh được tiến độ gói thầu Rà phá bom, mìn vật nổ. Giải quyết các thủ tục về kinh phí cho công tác giải phóng mặt bằng, chi trả tiền thuê đất và thuế sử dụng đất trong thời gian xây dựng công trình. Giải quyết các thủ tục về kinh phí thực hiện việc thuê tư vấn nước ngoài, thực hiện thẩm tra Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán.
Các thủ tục này nếu được giải quyết nhanh chóng sẽ góp phần vào việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nói chung.
- Để giải quyết vấn đề này, Ngành cần có một bộ phận chức năng về tài chính - tổng hợp hoạt động có hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ các thủ tục về tài chính trong triển khai và thực hiện dự án.
- Vốn đối ứng cũng là một trong những khó khăn của Ngành như đã trình bày trong phần tồn tại và nguyên nhân. Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cũng như tiến độ thực hiện dự án, cơ quan chức năng của Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho Ngành BCVT Việt Nam đăng ký vốn đối ứng, chẳng hạn như đối với dự án xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Việt - Hàn và một số dự án khác nữa.
Như đã trình bày trong phần 2.4.2 “Một số tồn tại và nguyên nhân” về vốn đối ứng. Tổng công ty BCVT Việt Nam có ý kiến như sau:
Dự án ODA có thể hình thành từ hai nguồn vốn “nguồn vốn ODA” và “nguồn
vốn đối ứng” tuy nhiên hiện thời các qui định của Nghị định 17/2001/NĐ-CP và các Thông tư liên bộ hoặc Thông tư hướng dẫn của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng chỉ điều chỉnh việc quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Do vậy các quy định về việc sử dụng nguồn vốn đối ứng trong dự án ODA, đặc biệt là với Chi phí quản lý dự án có thể hiểu theo hai cách:
Cách 1: Các chi chi phí sử dụng nguồn vốn đối ứng trong dự án ODA phải thực hiện theo các quy định về Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trong dự án ODA hoặc
Cách 2: Các chi phí sử dụng nguồn vốn đối ứng trong dự án ODA phải thực hiên theo các qui định tương ứng đối với nguồn vốn dự kiến sử dụng theo Quyết định phê duyệt đầu tư và Dự án khả thi được phê duyệt.
Liên hệ với thực tế các dự án của Tổng công ty có cơ cấu vốn đầu tư: + Vốn ODA là nguồn vay lại từ nguồn Ngân sách nhà nước
+ Vốn đối ứng là vốn vay và vốn tái đầu tư của Chủ dự án (là Tổng công ty BCVT Việt Nam). Chủ dự án phải tự lo bố trí và thực hiện theo các yêu cầu cụ thể của dự án, hướng dẫn của Nhà tài trợ và các quy định có liên quan của Việt Nam.
Trên thực tế, nguồn đối ứng cho chi phí quản lý dự án lại áp dụng theo nguồn ngân sách nhà nước. Mục tiêu của việc sử dụng nguồn vốn đối ứng là tạo các điều kiện thuận lợi và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, thực hiện các nghĩa vụ đối ứng của phía Việt nam, tạo lập trách nhiệm đối ứng để có thể thu hút các nguồn vốn ODA, do vậy không thể áp dụng toàn bộ các quy định trong nước vì các lý do sau:
+ Chi phí cho các công việc quản lý dự án: Việc quản lý dự án thực hiện đối với nhiều hạng mục công trình khác nhau có tính chất kết nối và liên hoàn để hoàn tất một dự án đầu tư, do vậy không thể áp dụng như quản lý một hạng mục đơn thuần, Ngoài ra, các chi phí cho quản lý dự án sẽ làm cho công tác giải ngân đối với các hạng mục sử dụng nguồn vốn ODA được thúc đẩy do công tác thực hiện quản lý được thực hiện tốt hơn.
+ Việc quản lý dự án theo các hướng dẫn của Nhà tài trợ, thực hiện các công việc phức tạp theo yêu cầu cụ thể của dự án và thông thường tỷ lệ áp dụng cho chi phí quản lý dự án của các công trình sử dụng vốn của Nhà tài
trợ quốc tế là từ 3% đến 5% tổng mức đầu tư của dự án, trong khi các quy định của Việt Nam còn chưa thống nhất hoàn toàn về các khoản mục chi và lại áp dụng theo tỷ lệ tính trên chi phí xây dựng lắp và chi phí thiết bị dẫn đến các chi phí này không đủ chi dùng cho việc quản lý xuyên suốt và liên hoàn của các hạng mục.
Để thống nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình áp dụng, cần bổ sung các quy định cụ thể về phần vốn đối ứng (chủ đầu tư tự lo bằng các nguồn vay và tái đầu tư) của dự án ODA theo hình thức cho vay lại như sau:
Cần quy định rõ đối với các chi phí sử dụng nguồn vốn đối ứng trong dự án đầu tư ODA theo hình thức cho vay lại. Chủ đầu tư tự chịu trách nhiệm quản lý, nếu sử dụng vốn đối ứng từ Ngân sách nhà nước thì quản lý theo các quy định về quản lý và sử dụng vốn Ngân sách, nếu sử dụng từ các nguồn không có nguồn gốc từ Ngân sách Nhà nước thì chủ đầu tư quản lý trên cơ sở yêu cầu cụ thể của dự án và quy định của Nhà nước về nguồn đó.
3.2.2.7. Thành lập một tổ chuyên trách về đánh giá hậu dự án tại Tập đoàn Bưu chính viễn thông
Tổ chuyên trách này cần sớm xây dựng kho dữ liệu về ODA làm cơ sở thông tin cho công tác theo dõi và đánh giá ODA; thống kê, báo cáo và chia sẻ thông tin giữa BQLDA, nhà cung cấp dịch vụ tư vấn và tổng công ty BCVT cũng như với Bộ BCVT cùng với Nhà tài trợ. Để làm tốt công tác này:
- Cần ban hành một số chỉ tiêu về ODA trong hệ thống thống kê của Ngành để tổ chức theo dõi, đánh giá hậu dự án ODA mà Ngành đang sử dụng.
- Ban hành chế độ theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA và sớm đưa ra vận hành hệ thống thí điểm về theo dõi và đánh giá Ngành.
- áp dụng một số chế tài như không xem xét yêu cầu mở rộng dự án hoặc kéo dài thời gian thực hiện nếu cơ quan tiếp nhận ODA của Ngành không có báo
cáo về tình hình thực hiện dự án theo quy định: báo cáo quyết toán về tài chính phải kèm theo báo cáo đánh giá kết thúc dự án ....
Để có thể đưa ra những đánh giá, kết luật chính xác và khách quan, tổ chuyên trách này cần nắm sát thực tế của dự án đang trong quá trình thực hiện. Tổ chuyên trách của Tổng công ty cần có sự phối hợp chặt chẽ với các BQLDA, các công ty tư vấn cũng như với các Nhà tài trợ trong quá trình triển khai và thực thi dự án, đồng thời đảm bảo tiến độ thực hiện dự án không bị chậm trễ do thiếu sự chia sẻ thông tin giữa các bên hữu quan như đã trình bày trong phần 2.4.2. “Một số tồn tại và nguyên nhân”.
Kết luận
Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Công nghệ thông tin - một ngành kinh tế trọng điểm của đất nước đang dần hoà mình vào xu thế phát triển của lĩnh vực BCVT trên thế giới bởi tính tất yếu của quy luật phát triển, xứng đáng với tên gọi là “Ngành quan trọng bậc nhất của các hoạt động xã hội, văn hoá và chính trị”
Vấn đề nổi bật của đề tài là đánh giá thực trạng thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp chủ yếu để Ngành có thể đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút vốn ODA của mình. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các Nhà tài trợ quốc tế là một yếu tố thực sự quan trọng và hết sức cần thiết đối với Ngành BCVT Việt Nam đang trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển mạng viễn thông đồng bộ với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường trong nước cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tình hình thu hút vốn ODA vào Ngành BCVT Việt Nam từ 1993 - 2005 cho thấy những thành tựu mà Ngành BCVT đã đạt được thật đáng khích lệ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước như phát triển kết cấu hạ tầng mạng BCVT Việt Nam, giúp Ngành BCVT Việt Nam tiếp cận được với các công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại của thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu này vẫn còn một số tồn tại gây ảnh hưởng không ít đến quá trình vận động xin nguồn ODA của Ngành trong tương lai. Những tồn tại này bao gồm công tác thu hút vốn ODA của Ngành chưa thực sự được phát huy tối
đa, tiến độ thực hiện dự án chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn .... Những tồn tại này chính là những rào cản đối với Ngành BCVT Việt Nam đang từng bước xây dựng kết cấu hạ tầng mạng vững chắc để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Những rào cản này cần được nhanh chóng tháo gỡ góp phần đẩy nhanh, đẩy mạnh quá trình thu hút vốn ODA của Ngành.
Trên thực tế, một số lĩnh vực của Ngành đang được các Nhà tài trợ ưu tiên như phát triển mạng trục ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; nâng cao năng lực hoạch định chính sách và phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy Ngành BCVT Việt Nam cần tận dụng hơn nữa những ưu điểm của nguồn vốn ODA như thời gian vay vốn dài với lãi suất thấp nhằm mục đích tăng thêm nguồn vốn đầu tư đang rất hạn hẹp của mình. Để có thể thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA vào Ngành BCVT Việt Nam, một số giải pháp chủ yếu được đề xuất bao gồm:
- Hài hòa thủ tục - một giải pháp không thể thiếu đối với mọi Ngành, mọi cấp đã đang và sẽ thực hiện công tác thu hút vốn ODA từ các Nhà tài trợ.
- Tăng cường đào tạo cán bộ về nhận thức và trình độ chuyên môn: Nhận thức quyết định hành động, vì vậy yếu tố này là rất cần thiết để đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả, góp phần vào quá trình thu hút vốn ODA. Đây là yếu tố “cần” nhưng chưa đủ, yếu tố “đủ” ở đây chính là năng lực, trình độ của cán bộ trực tiếp tham gia vào công tác thu hút và sử dụng vốn ODA. Kết hợp hài hòa hai yếu tố này, Ngành sẽ có được một lực lượng cán bộ vững mạnh, góp phần thúc đẩy công tác thu hút vốn ODA có hiệu quả.
- Xây dựng quy hoạch thu hút vốn ODA hàng năm cũng như cho từng giai đoạn phát triển cụ thể của Ngành. Đây là một công tác hết sức quan trọng đòi hỏi các cấp lãnh đạo của Ngành phải hực hiện một cách nghiêm túc. Các danh sách dự án huy động vốn hàng năm được xây dựng trên cơ sở các nghiên cứu tiền khả
thi được Chỉnh Phủ phê duyệt và cần được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với yêu cầu của các Nhà tài trợ.
- Ngành BCVT Việt Nam cần quan tâm đúng mức hơn nữa đối với công tác nghiên cứu tiền khả thi và khả thi của các dự án xin vận động nguồn. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định phê duyệt dự án xin nguồn ODA của các Nhà tài trợ.
- Mở rộng hơn nữa các hoạt động hợp tác quốc tế để tranh thủ thu hút ODA từ các Nhà tài trợ đa phương và song phương. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng đối với công tác thu hút vốn ODA của Ngành.
- Đẩy nhanh tiến trình phê duyệt công tác đấu thầu, giải phóng mặt bằng ... Yếu tố này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến trình thực hiện dự án.
- Nhanh chóng tháo gỡ các vướng mắc về điều kiện tài chính, tín dụng. - Công tác theo dõi, giám sát dự án cần được quan tâm hơn nữa, chẳng hạn như thành lập một tổ chuyên trách về giám sát và đánh giá hậu dự án tại Tổng công ty BCVT Việt Nam.
- Giải pháp cuối cùng nhưng cũng chưa phải là hết, đó là đẩy nhanh tốc độ giải ngân, một tồn tại phổ biến ở hầu hết các dự án sử dụng nguồn vốn ODA ở mọi Ngành, mọi lĩnh vực.
Với những giải pháp này, hy vọng rằng Ngành BCVT Việt Nam sẽ thực sự thu hút được nhiều hơn nữa nguồn vốn ODA phục vụ cho sự nghiệp phát của Ngành nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.
Tài liệu tham khảo
1. Các báo cáo tình hình triển khai, thực hiện các dự án ODA của Ngành Bưu chính, Viễn thông;
2. Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (2002), Đánh giá hiện trạng và đưa ra giải pháp về huy động nguồn vốn ODA của Tổng công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam, Mã số 107-2002-TCT-RDP-QL-74, Hà nội.
Các nghị định, thông tư, hướng dẫn:
1. Bộ Kế hoạch và đầu tư (09/2001), Thông tư số 06/2001/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính (17/03/2003), Thông tư liên tịch Số 02/2003/TTLT-BKH-BTC hướng dẫn lập kế hoạch tài chính đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),
Hà nội.
3. Bộ Tài chính-Ngân hàng Nhà nước (17/06/1998), Thông tư liên tịch Số 81/1998/TTLT-BTC-NHNN hướng dẫn quy trình, thủ tục rút vốn ODA, Hà nội.
4. Bộ Tài chính (03/05/2002), Thông tư số 41/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách thuế đối với các chương trình dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), Hà nội.
5. Chính Phủ (07/11/1998), Nghị định Số 90/1998/NĐ-Cpvề Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài, Hà nội.
6. Chính Phủ (1997), Nghị định Số 87/1997/NĐ-CP Về việc ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà nội. 7. Chính Phủ (04/05/2001), Nghị định Số 17/2001/NĐ-CP Về việc ban hành
Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, Hà nội.
8. Chính Phủ (08/07/1999), Nghị định Số 52/1999/NĐ-CP Về việc ban hành