Hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực và liên khu vực

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 42)

Công tác hợp tác kinh tế quốc tế trong khu vực được thực hiện theo hướng đẩy mạnh việc tham gia thực hiện những nội dung trong hoạt động hợp tác chung của Uỷ Ban Quốc gia (BBQG) về hợp tác kinh tế quốc tế có liên quan đến lĩnh vực BCVT và CNTT. Đặc biệt là các hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế đã được gắn kết chặt chẽ hơn với các hoạt động xây dựng chính sách, quy định quản lý chung của Bộ BCVT. Công tác trọng tâm về kinh tế quốc tế là xây dựng phương án tham gia đàm phán, hướng dẫn các doanh nghiệp chuẩn bị nâng cao năng lực cạnh tranh. Các hoạt động cụ thể là tiến hành kiện toàn và đẩy mạnh hoạt động của Ban chỉ đạo Ngành về hội nhập KTQT thông qua việc thành lập lại Ban chỉ đạo mới với quy mô và phạm vi hoạt động sâu rộng hơn; Tăng cường các công tác quản lý nhà nước theo hướng phù hợp với các cam kết quốc tế và các mục tiêu phát triển ngành (tuyên truyền, phổ biến kiến thức, rà soát và xây dựng văn bản pháp quy, nâng cao nguồn nhân lực,...); Tích cực phối hợp với các Bộ Ngành triển khai Chương trình tổng thể của Chính phủ về hội nhập KTQT, triển khai kết quả các cuộc họp của Uỷ ban quốc gia về hợp tác KTQT, các dự án

hợp tác kinh tế, hỗ trợ kỹ thuật đối với những nội dung liên quan đến BCVT và CNTT.

- Trong ASEAN: Ngành BCVT Việt Nam tiếp tục chủ động tham gia các chương trình hợp tác chuyên ngành trong ASEAN như trong khuôn khổ Hội đồng Các nhà Quản lý Viễn thông; Hội nghị Quan chức Viễn thông; Đàm phán tự do hóa dịch vụ ASEAN trong khuôn khổ chương trình hợp tác dịch vụ ASEAN; Tham gia ý kiến cho các phiên đàm phán xây dựng khu vực tự do mậu dịch giữa ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, úc-New Zealand…

- Trong APEC: Ngành BCVT Việt Nam đã phối hợp với các Bộ, Ngành trong việc triển khai các hoạt động chuẩn bị về nội dung và tổ chức cho năm APEC 2006; Phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Ngoại giao chuẩn bị nội dung cho các cuộc họp cấp cao và họp chuyên viên cao cấp của APEC; Đề xuất các sáng kiến, chương trình hợp tác trong APEC về quản lý nhà nước, quản lý trong môi trường hội tụ của công nghệ, mở cửa thị trường. Trong khuôn khổ hợp tác này, Ngành BCVT Việt Nam đã tổ chức hội thảo về Đào tạo Kỹ năng Quản lý Nhà nước tại Việt Nam vào tháng 12/2005.

- Trong ASEM: Ngành BCVT Việt Nam đã xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai sáng kiến ASEM về ứng dụng CNTT để phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực.

2.2. Khái quát tình hình thu hút vốn ODA Ngành BCVT Việt Nam giai đoạn 1993- 2005

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Chính Phủ, được sự tạo điều kiện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan tổng hợp Nhà nước có liên quan, Ngành BCVT Việt Nam đã thu hút được một số dự án ODA từ các Nhà tài trợ song phương cũng như đa phương. Tuy số lượng dự án không nhiều, nhưng nguồn vốn ODA thu hút được đã có những đóng góp đáng kể vào phát triển

mạng lưới, cơ sở hạ tầng của Ngành Bưu chính Viễn thông, đẩy nhanh tốc độ phát triển của Ngành, giúp đạt được những yêu cầu, nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước đặt ra cho Ngành. Những nét chính về công tác thu hút vốn ODA của Ngành BCVT Viêt Nam cụ thể là:

2.2.1. Nguồn vốn ODA không ngừng tăng lên qua các năm

Trong suốt hơn 10 năm qua kể từ khi lệnh cấm vận của Mỹ kết thúc đối với Việt Nam vào năm 1993, tổng số vốn ODA của Ngành BCVT Việt Nam không ngừng tăng lên qua các năm. Tổng số vốn ODA của Tổng công ty BCVT Việt Nam đã được giải ngân trong giai đoạn 1996 - 2000 là 224 tỷ đồng, chiếm 1,21% tổng vốn huy động.

Thời kỳ từ năm 1993 đến năm 1997, nguồn vốn ODA của Ngành chủ yếu do Chính phủ Pháp, Thụy điển tài trợ với tổng số vốn ODA ký kết ước đạt 46,5 triệu USD . Từ năm 1997 đến nay, tổng số vốn ODA của Ngành đã tăng vượt bậc do có một số dự án trọng điểm được Chính phủ Nhật Bản và các tổ chức quốc tế khác tài trợ. Tổng số vốn ODA ký kết thời kỳ này (1997- 2005) đạt khoảng 400 triệu USD.

2.2.2. Hình thức tài trợ ngày càng mở rộng và phong phú

Thời kỳ đầu những năm 1990, hình thức tài trợ chủ yếu là vốn vay ODA nhẹ lãi, ODA vay hỗn hợp của Chính phủ Pháp, Thụy điển. Chính phủ Việt Nam ưu tiên cho Ngành BCVT Việt Nam vay lại với lãi suất như lãi suất của Nghị định thư đối với các dự án phát triển mạng VTNT, mạng trục. Từ năm 1997 trở lại đây, hình thức tài trợ trở nên phong phú và đa dạng hơn do có nhiều Nhà tài trợ khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, và các tổ chức quốc tế như WB, ADB, JICA... đầu tư vào lĩnh vực BCVT Việt Nam. Đó là các nguồn vốn ODA vay nhẹ lãi cho dự án phát triển mạng VTNT, vốn ODA không hoàn lại, ODA hỗ trợ kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực cũng như xây dựng thể chế chính sách của Ngành như dự án xây dựng trường Cao đẳng công nghệ thông tin Việt - Hàn ....

Vào những năm đầu của thập niên 90, các dự án ODA chủ yếu là tập trung vào phát triển mạng trục nhưng đến cuối những năm 1990, các dự án ODA đã có mặt trong các lĩnh vực phát triển khác nhau của Ngành như lĩnh vực nâng cao năng lực quản lý, hoạch định chính sách, đào tạo, phát triển công nghệ thông tin....

2.2.3. Các Nhà tài trợ chủ yếu 2.2.3.1. Nhà tài trợ Pháp

Nhà tài trợ Pháp đã hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Ngành BCVT Việt Nam thông qua các Nghị định thư sau đây:

- Nghị định thư tài chính 1993: Ngành BCVT Việt nam được phân bổ 03 dự án được thực hiện bởi Tổng công ty BCVT Việt nam gồm Tổng đài E10 Hà Nội 23.000 số và Tổng đài Trần Khát Chân và Tổng đài điện thoại Đức Giang có tổng số vốn ODA là 29,5 triệu FrF . Đây là các dự án vốn vay ưu đãi, tài trợ cho cả thiết bị và dịch vụ chiếm khoảng 84% hợp đồng nhập khẩu.

- Nghị định thư tài chính 1994: Ngành được phân bổ 02 dự án. Dự án thứ nhất có tổng vốn ODA là 44 triệu FrF mở rộng tổng đài 1000 E10 tại các Bưu điện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ. Đây là nguồn ODA vay hỗn hợp, tài trợ cho cả thiết bị và dịch vụ, chiếm khoảng 88% hợp đồng nhập khẩu. Dự án thứ hai có tổng giá trị 38 triệu FrF đầu tư trang thiết bị cho hệ thống quản lý tần số vô tuyến điện ở Việt nam giai đoạn 1 (1994) và giai đoạn 2 (1995).

- Nghị định thư tài chính 1996: Ngành được phân bổ số vốn ODA là 50 triệu FrF thuộc nguồn vay hỗn hợp, nhưng chỉ sử dụng hết 38.853.341 FrF tài trợ cho toàn bộ hợp đồng nhập khẩu cho dự án Hiện đại hóa Trung tâm Bưu chính Hà Nội của Tổng công ty BCVT Việt nam.

- Nghị định thư tài chính 1997: Tổng công ty BCVT Việt nam được phân bổ 01 dự án Tổng đài E10 Đà nẵng, Cần Thơ có tổng vốn ODA là 7,5 triệu FrF thuộc nguồn vay hỗn hợp, nhưng chỉ sử dụng hết 7.496.705 FrF tài trợ cho toàn bộ hợp đồng nhập khẩu.

- Nghị định thư tài chính 2000: Dự án phát triển mạng VTNT các tỉnh phía Bắc của Việt Nam của Tổng công ty BCVT Việt nam được sử dụng 10,3 triệu EU vốn ODA vay nhẹ lãi. Tổng công ty BCVT Việt nam đã hoàn thành báo cáo khả thi và dự án đang trong quá trình thẩm định phê duyệt.

2.2.3.2. Nhà tài trợ Nhật Bản

Ngành BCVT Việt Nam đã thu hút được một số dự án ODA của Nhật Bản như sau:

- Năm 1997, Tổng công ty BCVT Việt Nam được sử dụng nguồn ODA của JBIC với tổng số vốn là 11,332 triệu Yên (vốn vay nhẹ lãi tương đương với 96 triệu USD) cho dự án Phát triển mạng VTNT các tỉnh miền Trung, Việt Nam. Dự án có 04 gói thầu sử dụng vốn JBIC, gồm có gói thầu về chuyển mạch (gói 1); Gói truyền dẫn (gói 2). Gói mạch vòng vô tuyến (gói 3); Gói cáp (gói 4). Dự án Nâng cao năng lực đào tạo Trung tâm Bưu chính Viễn thông I cũng thuộc tài khoá 1997 được cơ quan hợp tác quốc tế JICA hỗ trợ kỹ thuật với mục tiêu đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực và đào tạo kỹ thuật trong lĩnh vực Viễn thông Việt Nam. Dự án được thụ hưởng nguồn tài trợ không hoàn lại ước tính khoảng 7 triệu USD.

- Tài khóa 1998: Dự án Master Plan, nghiên cứu tổng quan phát triển mạng viễn thông Việt Nam đến năm 2010. Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật ODA không hoàn lại của JICA cho Tổng Cục Bưu điện trước đây (hiện nay là Bộ BCVT). Dự án đã thu được kết quả tốt đẹp, có những đóng góp đáng kể cho công tác xây dựng chiến lược và qui hoạch Ngành Viễn thông Việt Nam.

- Dự án Cáp quang biển trục Bắc - Nam được sử dụng 19,479 triệu Yên Nhật (tương đương 161 triệu USD) thuộc nguồn tín dụng ưu đãi của JBIC thuộc tài khoá 2002, đầu tư cho xây dựng mạng cáp biển trục Bắc - Nam. Trong năm 2005, BQLDA đã tiến hành công tác đấu thầu và Hồ sơ mời thầu đang được trình phê duyệt và chuẩn bị thủ tục ký hợp đồng vay lại với Quỹ hỗ trợ phát triển.

- Dự án mạng Internet phục vụ cộng đồng đăng ký xin sử dụng vốn JBIC tài khoá 2003-2004. Dự án đã được tổ chức JTEC Nhật Bản hỗ trợ trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi và đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa vào danh sách ngắn đề nghị Chính phủ Nhật Bản cấp tín dụng ưu đãi tài khoá 2003-2004. Tổng số vốn ODA của dự án này khoảng 120 triệu USD.

- Dự án hỗ trợ xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển Công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 thuộc nguồn vốn ODA của JICA. Dự án đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi công văn tới Đại sứ quán Nhật Bản đăng ký vào danh mục dự án ưu tiên hỗ trợ nghiên cứu phát triển năm 2005 của Chính Phủ Nhật Bản.

2.2.3.3. Nhà tài trợ Thụy Điển

Năm 1994, Ngành Bưu chính Viễn thông được thụ hưởng hai dự án Tổng đài Tandem AXE Hà nội - Hồ Chí Minh và Tổng đài AXE Gia lai - Kon Tum với tổng giá trị 5,3 triệu USD.

2.2.3.4.Nhà tài trợ Ngân hàng Thế giới:

Dự án phát triển Công gnhệ thông tin và Truyền thông được Ngân hàng Thế giới tài trợ có tổng số vốn ODA lên đến 93 triệu USD, được quản lý phân tán và phân thành 06 tiểu dự án là: Tiểu dự án Bộ BCVT, Tiểu dự án Hà Nội, Tiểu dự án TPHCM, Tiểu dự án Đà Nẵng, Tiểu dự án Tổng cục Thống kê và Tiểu dự án Ban điều phối.

2.2.4. Chương trình, dự án ODA từ các Nhà tài trợ khác (cả song phương và đa phương)

Ngành Bưu chính Viễn thông còn được Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan tổng hợp Nhà nước có liên quan tạo điều kiện tiếp nhận một số các dự án hỗ trợ kỹ thuật với mục tiêu nâng cao năng lực hoạch định chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước chuyên ngành.

Các Nhà tài trợ đa phương chính của Ngành BCVT Việt Nam hiện nay mới chỉ có Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB), Quỹ hỗ trợ phát triển của Liên hợp quốc (UNDP). Dưới đây là các dự án ODA không hoàn lại từ các Nhà tài trợ đa phương:

- Dự án xây dựng năng lực thể chế chính sách các nước tiểu vùng Mekong của ADB với tổng số vốn là 300,000 USD. Dự án đã kết thúc tốt đẹp vào năm 2003.

- Dự án phát triển công nghệ truyền thông của Quỹ Phát triển liên hợp quốc (UNDP) với tổng số vốn ODA là 100,000 USD. Dự án đã kết thúc vào năm 2002.

- Dự án hỗ trợ kỹ thuật chuẩn bị cho dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ở Việt Nam do nguồn ODA của Ngân hàng Thế giới (WB) cung cấp. Tổng số vốn của dự án là 603.000 USD được tài trợ không hoàn lại bởi chương trình phát triển nguồn nhân lực và chính sách (PHRD) nhằm mục đích nghiên cứu cụ thể đề xuất của Ngân hàng Thế giới về việc sử dụng khoản vốn ODA 84 triệu USD. [11] Dự án đã được phê duyệt báo cáo tiền khả thi trong năm 2005. Bộ Bưu chính Viễn thông đã có Quyết định phê duyệt dự án Tư vấn chuẩn bị cho dự án Phát triển công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) ở Việt Nam và. Dự án đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán dự án.

- Dự án phát triển Công nghệ thông tin và truyền thông tại Việt Nam-sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB)-đã trình bày ở trên.

- Dự án đào tạo cho nước thứ 3: Dự án được xây dựng nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực viễn thông cho các cán bộ chủ chốt về vận hành bảo dưỡng hệ thống thiết bị viễn thông của Lào, Campuchia. Dự án thực hiện trên cơ sở kế thừa dự án nâng cao năng lực đào tạo Trung tâm Bưu chính Viễn thông 1, sử dụng vốn JICA tài khoá 1997. Dự án sẽ được triển khai trong 3 năm (2004 - 2007). Ngày 15/12/2004 Biên bản ghi nhớ của dự án đã được ký kết với tổng vốn tài trợ cho năm tài chính 2004 là khoảng 50,000 USD. Trong năm 2005, một khoá học đã được tổ chức. Dự kiến trong năm 2006, sẽ tổ chức tiếp một khoá học nữa.

- Dự án Cổng thông tin Quốc gia sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng tái thiết và Phát triển của Ngân hàng Thế giới thuộc tài khoá 2003. Dự án Cổng thông tin quốc gia Việt Nam là một dự án xây dựng cổng thông tin của Việt Nam và kết nối vào cổng thông tin của các nước phát triển đã được WB (thông qua Ngân hàng Tái thiết và Phát triển - IRDB) tài trợ theo Chương trình phát triển thông tin bằng Hợp đồng tài trợ Kế hoạch cổng thông tin quốc gia với tổng vốn tài trợ 40,000 USD cho Trung tâm 1 thuộc Công ty điện toán và Truyền số liệu- với tư cách là đơn vị quản lý dự án cùng phối hợp thực hiện với Bộ Bưu chính Viễn thông, Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội và Công ty KHM.

Gần đây, vào năm 2004, Ngành BCVT có thêm một số Nhà tài trợ song phương nữa là Hàn Quốc và Mỹ. So với hai Nhà tài trợ Pháp và Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ mới chỉ tập trung vào lĩnh vực nâng cao năng lực, hoạch định chính sách của Ngành. Đó là các dự án ODA không hoàn lại gồm có:

- Dự án Xây dựng trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn tại Đà Nẵng do tổ chức KOICA, Hàn Quốc tài trợ. Dự án được Đại sứ

quán Hàn Quốc thông báo chính thức về khoản tài trợ không hoàn lại 10 triệu USD. Dự án đã được Chính Phủ phê duyệt (số 174 QĐ-TTg) ngày 07 tháng 2 năm 2006. Công tác giải phóng mặt bằng đã hoàn tất tuy có gặp một số khó khăn về phương án đền bù giải phóng mặt bằng. BQLDA đã được thành lập và đang đi vào hoạt động.

- Dự án xây dựng Luật Công nghệ thông tin do KOICA, Hàn Quốc tài trợ với tổng số vốn là 860,000 USD. Trong năm 2004, dự án đã hoàn thành thủ tục trình duyệt theo quy định và các nội dung công việc đã được triển khai theo kế hoạch. Hiện nay luật công nghệ thông tin đang được chỉnh sửa để trình Quốc hội phê duyệt.

- Dự án hỗ trợ kỹ thuật thiết lập Trung tâm đào tạo Internet AIC (Hàn

Một phần của tài liệu 260239 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w