Thị trường bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu 369 Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng tại chuỗi siêu thị Co.opMart (Coopmart) (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2. Thị trường bán lẻ Việt Nam

2.2.2. 2.2.2.

2.2.2. Thị trường bán lẻ Việt Nam:Thị trường bán lẻ Việt Nam:Thị trường bán lẻ Việt Nam:Thị trường bán lẻ Việt Nam:

Mơ hình siêu thị xuất hiện tại Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20, nhưng chỉ dừng ở mức độ tương đối sơ khai của một mơ hình bán hàng hiện đại. Tức là mới chỉ cĩ các siêu thị hoặc chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích mà chưa cĩ đại siêu thị, tổng kho phân phối.

Từ những năm đầu thế kỷ 21 mơ hình bán lẻ tại Việt Nam trở nên đa dạng hơn với sự cĩ mặt của các đại gia bán lẻ thế giới, và cách đổi mới kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ của các doanh nghiệp trong nước đã tạo nên bức tranh sống động hơn cho thị trường bán lẻ. Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam cĩ khoảng 400 siêu thị và 2.000 cửa hàng tiện lợi của cả cơng ty trong nước lẫn các tập đồn nước ngồi15. Theo kết quả điều tra của TNS, tính đến tháng 6- 2008, thương mại hiện đại chiếm 18%, các cửa hàng trên phố chiếm 61%, hình thức chợ chiếm 13% và các hình thức cịn lại chiếm 7%.

Hiện tại, nhiều nhà bán lẻ nước ngồi đã và đang hoạt động kinh doanh hiệu quả tại thị trường Việt Nam. Metro đăng ký kinh doanh theo hình thức bán

12 http://supermarketnews.com/profiles/top25-2009/carrefour09/ 13 http://supermarketnews.com/profiles/top25-2009/tesco09/ 14 http://supermarketnews.com/profiles/top25-2009/metro-group09/ 15 http://www.atkearney.com

buơn nhưng thực ra hoạt động phần lớn là bán lẻ. Vào Việt Nam từ năm 2001, sau tám năm hoạt động, Metro đã mở rộng thành 9 trung tâm phân phối sỉ. Dự kiến sẽ hồn thành xây dựng và đưa vào hoạt động Metro Long Xuyên vào cuối năm 2009, nâng tổng số lên 10 siêu thị. Tập đồn Bourbon của Pháp, chủ sở hữu hệ thống siêu thị Big C cũng đã mở rộng mạng lưới của mình với 9 siêu thị. Tập đồn bán lẻ Dairy Farm (HongKong) thơng qua cơng ty con là Giant South Asia Việt Nam đã khai trương siêu thị Wellcome đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 6/10/2007 sau khi thuê lại tồn bộ chuỗi 6 siêu thị Citimart của Cơng ty Đơng Hưng. Khơng đầu tư xây dựng trực tiếp như Metro, Bic C, Dairy Farm chọn phương pháp là thuê siêu thị đang hoạt động. Bằng cách sử dụng mặt bằng chuỗi siêu thị Citimart, Giant South Asia cơ cấu lại hoạt động và đặt lại tên thành hệ thống phân phối mới là Wellcome. Tập đồn bán lẻ Hàn Quốc Lotte đã khai trương siêu thị đầu tiên vào tháng 12 năm 2008. Tập đồn này dự kiến sẽ đầu tư 5 tỷ USD để mở 30 siêu thị tại các thành phố lớn trong vịng 15 năm. Parkson của Malaysia kinh doanh dạng mơ hình bán hàng bách hĩa, hiện tại đã cĩ 5 trung tâm thương mại tại các thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Hải Phịng.

Để cạnh tranh lại với các nhà bán lẻ thế giới, các cơng ty kinh doanh bán lẻ Việt Nam cũng khơng ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Là nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, chuỗi siêu thị Co.opMart phát triển mạng lưới của mình với 41 siêu thị và hai cửa hàng tiện lợi chuyên bán thực phẩm với tên gọi Co.opFood. Hệ thống Marximark bao gồm 4 siêu thị tại thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang và Cần Thơ. Hiện tại đang xây dựng siêu thị tại Cam Ranh. Siêu thị Fivimart mở rộng mạng lưới với 15 siêu thị tính đến thời điểm hiện tại. Siêu thị Vinatex với mặt hàng chủ yếu là hàng may mặc cũng phát triển hệ thống với 15 siêu thị. Ở miền Bắc thì cĩ siêu thị Hapro trực thuộc Tổng cơng ty Thương mại

Hà Nội với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Hiện nay, Hapro đã phát triển 27 siêu thị và các cửa hàng tiện dụng phục vụ người tiêu dùng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là tăng trưởng nhanh, lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam sẽ thu hút những khoản đầu tư khổng lồ từ nước ngồi và sẽ ra đời những trung tâm thương mại, mua sắm lớn hơn, hiện đại hơn.

Qua bảng 1c phụ lục 1, ta cĩ thể thấy tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng qua các năm, bình quân tăng mỗi năm tính từ 2001 – 2008 là 20,18%, trong đĩ năm 2008 tăng với mức kỷ lục là 31% cao gấp 5,02 lần so với tốc độ tăng của GDP.

Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ cĩ thể gọi là nhanh về mặt tốc độ. Tốc độ tăng của thị trường bán lẻ rất cao những năm đầu của thập kỷ 90 rồi liên tục giảm mạnh, đạt mức thấp nhất là 8,26% vào năm 1999. Từ năm 1999 lại tăng liên tục đạt mức cao nhất vào năm 200816. Thời kỳ sụt giảm cĩ thể lý giải là do tác động của khủng hoảng kinh tế khu vực châu Aù, do tốc độ tăng trưởng kinh tế một số năm giảm nhanh. Cịn quá trình gia tăng mạnh từ năm 1999, khơng chỉ do tăng trưởng GDP mà cịn bị tác động rất lớn của tốc độ tăng giá tiêu dùng. Đặc biệt là năm 2008, tốc độ tăng của thị trường bán lẻ đạt tới 31% trong khi GDP bị giảm sút mạnh. Như vậy yếu tố giá cả rõ ràng cĩ tác động lớn đến tốc độ tăng của thị trường bán lẻ. Năm 2008, tốc độ tăng của thị trường bán lẻ cả năm trừ đi yếu tố tăng giá thì chỉ cịn 6,5%. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hĩa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 8 tháng đầu năm 2009 ước tính đạt 742,7 nghìn tỷ đồng, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm trước, nhưng nếu loại trừ yếu tố giá thì chỉ cịn tăng 9,3% so với cùng kỳ. Điều này cĩ nghĩa là tốc độ tăng của thị trường bán lẻ nếu xét về danh

nghĩa là cao nhưng nếu tính về giá trị thực tế lại rất thấp. Thực tế là thị trường bán lẻ đã giảm sút rất nhanh từ năm 2007 đến nay.

Năm 2009, theo kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30 nền kinh tế cĩ thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới được tập đồn tư vấn A.T.Kearney cơng bố, thị trường bán lẻ Việt Nam rơi năm bậc xuống vị trí thứ sáu với số điểm chỉ đạt 55.

Theo cách đánh giá này, ở tiêu chí mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh của thị trường bán lẻ Việt Nam, sau bốn năm dù cịn chậm, nhưng vẫn tiến bộ, thì năm nay đã rơi tự do. Nếu như mức độ rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh năm 2004 là 52 điểm, năm 2005 nhích lên 54 điểm, năm 2006 tụt xuống 43 điểm và năm 2007-2008 đều đạt 57 điểm. Riêng năm 2009 rơi xuống cịn 34 điểm, giảm mất 40,35% số điểm đã đạt được.

Ở tiêu chí độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ, tình hình cịn tồi tệ hơn. Sau sự tiến bộ đáng kể trong hai năm 2007-2008, đến năm 2009 đã rơi tự do khơng chỉ so với những gì đã đạt được mà cịn ở mức thấp nhất so với cả 30 quốc gia trong bảng xếp hạng của A.T.Kearney. Cụ thể, mức độ hấp dẫn của thị trường năm 2004 đạt 29 điểm, năm 2005 và 2006 tụt xuống cịn 24 điểm, đến hai năm 2007-2008 cùng đạt 34 điểm thì năm nay đã rơi tự do xuống cịn 16 điểm, nghĩa là đã làm mất hơn nửa số điểm và chỉ bằng gần 60% số điểm của quốc gia thấp nhất trong 29 quốc gia khác cĩ trong danh sách 30 quốc gia này của A.T.Kearney năm 2009.

Thực tế là Việt Nam đã mở cửa hồn tồn cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi tham gia thị trường bán lẻ từ ngày 1-1-2009 theo cam kết với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhưng khơng khí thị trường này vẫn cịn im ắng. Vẫn chưa cĩ doanh nghiệp bán lẻ mới nào được cấp quyền kinh doanh và

chỉ cĩ một số tập đồn đã kinh doanh từ trước đăng ký phát triển thêm chi nhánh.

Mặc dù hai tiêu chí rủi ro quốc gia và rủi ro thương mại và tiêu chí độ hấp dẫn của thị trường bán lẻ Việt Nam bị sụt giảm mạnh trong năm 2009, thì hai tiêu chí cịn lại là mức độ bão hịa của thị trường và áp lực thời gian lại cĩ sự tăng điểm. Ở tiêu chí độ bão hịa của thị trường, thay vì 67 điểm năm 2008, với 74 điểm năm 2009, độ bão hịa của thị trường bán lẻ Việt Nam đã “lỗng hơn”, tức là nhu cầu tiêu dùng hiện nay đã lớn hơn năm 2008. Đặc biệt ở tiêu chí áp lực thời gian, với 97 điểm, tăng 7 điểm so với năm 2008, cịn so với năm 2004 thì tăng tới 31 điểm và gần “chạm trần”, thị trường bán lẻ Việt Nam đang cĩ sức mời gọi các nhà đầu tư nước ngồi nhanh chĩng tham gia kinh doanh lớn nhất.

Như vậy, mặc dù rơi tự do trong bảng xếp hạng, nền kinh tế cĩ sự suy giảm nhưng nhìn về trung và dài hạn, Việt Nam vẫn là một thị trường tiềm năng. Dân số Việt Nam cịn tiếp tục tăng nhanh, theo dự báo của Liên hiệp quốc sẽ đạt mức 110 triệu dân vào năm 2035 và 2/3 dân số ở tuổi lao động, cĩ thu nhập nên nhu cầu tiêu dùng lớn. Các tập đồn bán lẻ nước ngồi cĩ thể vào thị trường Việt Nam: Wal-Mart, Carrefour, Tesco, Costco, 7-Eleven và Aeon. Theo báo cáo “Phân tích thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2012” của hãng nghiên cứu tồn cầu RNCOS, doanh thu của lĩnh vực này tại Việt Nam vào năm 2012 sẽ vược mức 85 tỷ USD và các kênh bán lẻ hiện đại sẽ đĩng vai trị chủ chốt trong sự phát triển của ngành này trong tương lai.

Một phần của tài liệu 369 Nghiên cứu giá trị cảm nhận của khách hàng tại chuỗi siêu thị Co.opMart (Coopmart) (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)