Bối cảnh thị trường khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu 461 Thực trạng và giải pháp phát triển Đại lí Hàng hải Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 32)

- Về năng lực:

2.2.1.2 Bối cảnh thị trường khu vực và quốc tế

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, khu vực Châu Á và gần đây là Trung Quốc đã trở thành động lực phát triển của ngành hàng hải thế giới. Mặc dù GDP của khu vực này thấp hơn so với Mỹ và Châu Âu nhưng Châu Á lại là khu vực nhập khẩu nguyên liệu thơ và xuất khẩu thành phẩm lớn nhất. Năm 2004, trong tổng số 6,76 tỷ tấn hàng hố vận chuyển xuất phát từ các khu vực của thế giới, thì cĩ đến 38,4% là từ Châu Á, Châu Âu 22,7% và Châu Mỹ chỉ chiếm 21,4%. Khu vực Châu Á cũng là nơi tập trung của 2/3 trong số 20 hãng vận tải container và cảng container lớn của thế giới, cung cấp thuyền bộ cho hơn 50% đội tàu thế giới và xuất xưởng gần 80% lượng tàu vận tải đĩng mới. Nằm trong khu vực cĩ mức độ trao đổi thương mại hàng hải lớn nhất thế giới, ngành hàng hải Việt Nam cĩ rất nhiều cơ hội để phát triển, tham gia chia sẻ thị trường khu vực và thế giới.

Theo dự báo của các tổ chức tư vấn quốc tế, thị trường hàng hải thế giới và đặc biệt là thị trường hàng hải tại khu vực Châu Á sẽ vẫn tiếp tục cĩ mức tăng trưởng cao tạo điều kiện thuận lợi để ngành hàng hải Việt Nam phát triển. Tuy nhiên xu thế tồn cầu hố sẽ vẫn tiếp tục diễn ra mạnh trong ngành hàng hải đĩ là quá trình sáp nhập hoặc thơn tính của các hãng tàu hoặc việc đầu tư ra nước ngồi để hình thành mạng lưới cảng vệ tinh của các tập đồn khai thác cảng hàng đầu. Đây thực sự là thách thức rất lớn cho ngành hàng hải Việt Nam trong quá trình hợp tác và cạnh tranh giữ thị phần trong nước và chia sẻ thị trường trong khu vực.

Một phần của tài liệu 461 Thực trạng và giải pháp phát triển Đại lí Hàng hải Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế Quốc tế (Trang 32)