Các hoạt chất kháng ung thư

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân lập và nuôi cấy tế bào ung thư cổ tổ cung (Trang 28 - 29)

Kỹ thuật nuôi cấy mô còn là đối tượng trong các nghiên cứu về sinh học tế bào, như sử dụng để nghiên cứu các hoạt chất kháng ung thư trong điều kiện in vitro.

Tạ Ngọc Tuyết Minh

29

Hiện nay người ta sử dụng một số thuốc ngăn chận các tế bào ung thư phân chia được gọi là thuốc kháng nguyên phân, ngăn ngừa phân bào bằng can thiệp tới thoi phân bào.

Một thứ thuốc loại này có tên là vinblastin, phân hủy các vi ống, do đó ngăn chận hình thành thoi tơ. Ngày nay vinblastin được nhiều công ty thuốc bào chế từ loài cây dừa cạn, một loài cây hoa màu hồng tươi, lá có hoạt chất vinoblastin, vị đắng, tính mát, được sử dụng dưới dạng muối sunfat điều trị ung thư.

Một thứ thuốc kháng nguyên phân khác là taxol, làm các vi ống bất động, do đó ngăn thoi tơ tiến hành thay đổi các động thái phân bào cần thiết. Taxol có nhiều hứa hẹn hơn vì so với nhiều loại thuốc chống ung thư khác, nó gây ít phản ứng phụ và dường như có hiệu lực cả với dạng ung thư buồng trứng và ung thư vú khó điều trị.

Taxol chiết từ vỏ cây thủy tùng Thái Bình Dương, một loài cây mọc nhiều ở vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Cây thủy tùng khi bị đẽo vỏ sẽ làm cây chết. Và cứ điều trị ung thư cho một bệnh nhân cần phải huỷ diệt ít nhất ba cây độ một trăm tuổi. Cuối cùng taxol trở thành một chủ đề tranh cãi của các nhà khoa học bảo vệ thiên nhiên.

Gần đây các nhà nghiên cứu đã áp dụng các tiến bộ kỹ thuật sử dụng nhiều loài thủy tùng khác nhau, tổng hợp nên taxol trong phòng thí nghiệm và nuôi cấy tế bào thủy tùng thay vì phải trồng thủy tùng trong môi trường tự nhiên. Và mới đây các nhà khoa học cũng đã tìm được một loài nấm mọc trên thuỷ tùng tự chúng cũng có thể tạo ra một lượng nhỏ taxol. Người ta hy vọng trong một vài năm nữa những tiến bộ về công nghệ sinh học sẽ giúp con người không cần chặt hạ cây thuỷ tùng Thái Bình Dương mới chế tạo được loại thuốc taxol này.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân lập và nuôi cấy tế bào ung thư cổ tổ cung (Trang 28 - 29)