NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI THỰC HIỆN 1.Sơ lược về ung thư cổ tử cung

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân lập và nuôi cấy tế bào ung thư cổ tổ cung (Trang 29 - 32)

1.7.1. Sơ lược về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (cervical carcinoma) là một trong những bệnh ung thư hàng đầu và là nguyên nhân thứ hai gây ra tử vong cho phụ nữ trên toàn thế giới. Hàng năm có 371.000 ca bệnh mới chiếm tỷ lệ 10% trong tất cả các bệnh ung thư ở phụ nữ.

Tạ Ngọc Tuyết Minh

30

Các vùng có tỷ lệ cao nhất là Trung và Nam Mỹ, miền Nam và Đông Châu Phi và vùng Caribê với tỷ lệ mắc phải ít nhất là 30 ca mới trên 100.000 phụ nữ mỗi năm. Đông Nam Á chiếm tỷ lệ trung bình với gần 20 ca mới trên 100.000 phụ nữ mỗi năm. Ở Việt Nam, ung thư cổ tử cung cũng là một bệnh phổ biến. Theo thống kê về ghi nhận ung thư quần thể ở thành phố Hồ Chí Minh (1998) đã có thêm 28,6 người trên 100.00 phụ nữ mắc bệnh này mỗi năm, một tỷ lệ khá cao so với khu vực.

Sơ đồ 3 : Tỷ lệ mắc phải và tử vong của bệnh ung thư cổ tử cung ở các khu vực do Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization – WHO) kiểm soát.

Ung thư cổ tử cung khởi phát từ lớp biểu mô của môi sau, lỗ trong hoặc của môi trước cổ tử cung. Giai đoạn đầu thường không có hình ảnh đặc biệt, khi phát triển có ba hình dạng đại thể khác nhau như dạng chồi sùi, dạng loét, dạng cứng thâm nhiễm. Dạng vi thể thường gặp là ung thư biểu mô tế bào vảy (squamous cells carcinoma) chiếm 85%. Số còn lại là ung thư biểu mô tuyến.

Tạ Ngọc Tuyết Minh

31

Hình 2: Cổ tử cung (a: cổ tử cung; b: cổ tử cung sạch; c: cổ tử cung bị sùi)

Hiện nay chưa có cách nào phòng ngừa hữu hiệu loại ung thư này ngoài việc sàng lọc tế bào học định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các tổn thương loạn sản hay tân sản nội biểu mô cổ tử cung (cervical intraepithelial neoplasia – CIN). Tân sản nội biểu mô cổ tử cung được xếp từ độ I đến III. CIN I tương đương với loạn sản nhẹ, CIN II bao gồm loạn sản nặng và ung thư biểu mô tại chỗ. CIN III được xem là tổn thương tiền ung thư với nguy cơ cao tiến triển thành ung thư biểu mô xâm nhập.

Viện Ung thư quốc gia Mỹ đề nghị thuật ngữ chẩn đoán mới gồm có hai nhóm tổn thương: những tổn thương trước đây gọi là CIN I được xếp vào loại tổn thương nội biểu mô độ thấp (low- grade squamous intraepithelial lesion – LSIL) và những tổn thương CIN II và III được xếp vào loại tổn thương nội biểu mô vảy độ cao (high- grade squamous intraepithelil lesion – HSIL).

b

a

Tạ Ngọc Tuyết Minh

32

Hình 3: Hình thái và sự phát triển ung thư biểu mô 1.7.2. Các hình thái bệnh lý cổ tử cung

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân lập và nuôi cấy tế bào ung thư cổ tổ cung (Trang 29 - 32)