HPV và mối liên hệ vơi ung thư cổ tử cung

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân lập và nuôi cấy tế bào ung thư cổ tổ cung (Trang 34 - 37)

Tạ Ngọc Tuyết Minh

35

Mối liên hệ giữa HPV xâm nhiễm đường sinh dục với ung thư cổ tử cung đã được một nhà virus học người Đức, Harold zur Hausen, nhắc đến đầu tiên vào những năm 1980. Kể từ đó, nhiều nghiên cứu quy mô lớn về cấu trúc phân tử của virút và cơ chế gây bệnh cũng như những vấn đề về dịch tể học đã được thực hiện ở nhiều nước. Tầm quan trọng của mối liên hệ này thậm chí còn cao hơn liên hệ giữa hút thuốc lá và ung thư phổi.

Để củng cố thêm bằng chứng về việc HPV gây ung thư, một số nghiên cứu cho thấy khi nhiễm HPV vào dòng tế bào nuôi cấy, virút làm cho các tế bào phát triển một cách thiếu kiểm soát theo kiểu ung thư và các tế bào này thực sự gây ung thư khi tiêm vào chuột.

Bệnh ung thư cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ trong tuổi sinh sản và đỉnh cao là ở độ tuổi từ 35 đến 55 tuổi. Ngoài vai trò quan trọng của HPV, bệnh còn chịu tác động của nhiều nhân tố khác như việc hút thuốc lá, quan hệ sinh dục với nhiều người, có nhiều con, uống thuốc ngừa thai, hệ miễn dịch bất thường hay các bệnh truyền nhiễm khác. Đặc biệt là trạng thái miễn dịch bất thường cũng là một nhân tố quan trọng đẩy mạnh nguy cơ ung thư cổ tử cung khi có sự hiện diện của một hay vài loại HPV.

Sơ đồ 4: Sơ đồ mô hình nguyên nhân gây nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung (mô tả vai trò của những nhân tố hành vi ảnh hưởng đến khả năng nhiễm HPV và làm phát triển ung thư cổ tử cung).

Tạ Ngọc Tuyết Minh

36

Human papilloma virus (HPV) thuộc họ Papovaviridae, là một nhóm virút được biết đến do gây ra một số dạng mụn cóc, u nhọt (papilloma) hoặc các mụn nhọt ở bộ phận sinh dục. Trong nhiều năm liền, các mụn nhọt được xem như vô hại, ngoại trừ vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên trong thực tế, có nhiều type HPV liên quan trực tiếp đến nhiều bệnh khác nhau từ mụn cóc thông thường cho đến ung thư.

Hiện nay, người ta đã phát hiện hơn 100 type (loại) HPV, trong đó có hơn 30 type chủ yếu xâm nhiễm ở đường sinh dục, nhiều type đã được giải trình tự. HPV chủ yếu xâm nhiễm các tế bào biểu mô, đặc biệt ở đường sinh dục. Chu trình của HPV khác với hầu hết các virút khác ở chỗ sự xâm nhiễm xảy ra ở những tế bào nội bì hoặc biểu bì cơ vẫn còn khả năng tăng sinh.

Bảng 1: phân loại HPV

Khối u nội biểu mô cổ tử cung Dạng HPV Không xác định 30, 34, 39, 40, 53, 57, 59, 61, 62, 64, 66, 67, 68, 69 Low risk 6, 11, 16, 18, 31, 33, 35, 42, 43, 44, 45, 51, 52, 74 High risk 16, 18, 6, 11, 31, 34, 33, 35, 39, 42, 44, 45, 51, 52, 56, 66

Ung thư cổ tử cung 16, 18, 31, 45, 33, 35, 39, 51, 52, 56, 58, 66, 68, 70

Giữa năm 1974 và 1976, các nhà nghiên cứu bắt đầu đặt vấn đề và phân tích vai trò của các type HPV trong ung thư cổ tử cung. Năm 1976, Meisels và Fortin công bố hai báo cáo cho rằng sự hiện diện của koilocyte (tế bào dạng mắt cú do sự co rút của nhân và một vầng trong mờ xung quanh nhân gây ra bởi sự xâm nhiễm của các thành phần papillomavirus) trong mẫu quét tế bào cổ tử cung cho thấy có sự xâm nhiễm bởi HPV. Họ cũng cho rằng có thể phân biệt giữa các u nhọt không phát triển thành ung thư cổ tử cung và những khối u tiền ung thư. Ý tưởng này được củng cố nhờ việc xác định những hạt tử của papillomavirus trong những khối u bất thưởng ở cổ tử cung.

Tạ Ngọc Tuyết Minh

37

Các mô tả về tính không đồng nhất của họ papillomavirus và sự cô lập được một số kiểu papillomavirus từ mụn nhỏ ở vùng sinh dục, cũng như việc áp dụng lai phân tử ở mức ít nghiêm ngặt để xác định các type HPV liên quan đã cho một cái nhìn rõ ràng về sự liên hệ giữa nhiễm HPV với ung thư đường sinh dục, đặc biệt là sự cô lập và tạo dòng HPV 16 và HPV 18 từ mẫu sinh thiết ung thư cổ tử cung.

Nhiều nghiên cứu sau đó đã cho nhiều hiểu biết tốt hơn về chức năng của gen virút độc và chi tiết quá trình xâm nhiễm bởi HPV. Năm 1996, Hội Y tế thế giới (World Health Association) cùng với Tổ chức nghiên cứu về xâm nhiễm và ung bướu đường sinh dục Châu Aâu (European Research Organization on Genital Infection and Neoplasia) và Hội nghị thống nhất các Viện Sức khoẻ quốc gia về ung thư cổ tử cung đã công nhận HPV là nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư cổ tử cung. Cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư của Tổ chức Y tế thế giới đã xếp loại xâm nhiễm HPV là gây ung thư đối với người là HPV 16 và HPV 18, hầu như chắc chắn gây ung thư là HPV 31, HPV33 và có thể gây ung thư là các type HPV khác (trừ HPV6 và HPV11). Do đó, hiện nay xâm nhiễm HPV được coi là nhân tố trung tâm gây nên ung thư cổ tử cung.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm phân lập và nuôi cấy tế bào ung thư cổ tổ cung (Trang 34 - 37)