Năm 1975 Rheinwald và Green đã thử nghiệm nuôi cấy hàng loạt lớp tế bào bao qui đầu sừng hoá của trẻ sơ sinh nhưng không thành công. Vào năm 1976 Wilbank và Find lần đầu tiên thử nghiệm nuôi cấy một mẫu tế bào biểu mô cổ tử cung thì thấy tế bào có khả năng phát triển in vitro. Nhưng tỷ lệ thành công trong các loạt thử nghiệm nuôi cấy nầy rất hạn chế. Thường ở lần nuôi cấy sơ cấp tỷ lệ bám ở lớp tế bào sừng hóa rất thấp và nhanh chóng suy yếu ở lần nuôi cấy thứ cấp. Ở những thử nghiệm nuôi cấy này nguyên bào sợi thường chiếm ưu thế.
Thời gian sau đó các nhà nghiên cứu bắt đầu chính thức tiến hành nuôi cấy tế bào ung thư sừng hóa từ các bệnh nhân bị tổn thương nội biểu mô cổ tử cung. Mặc dù dòng tế bào ung thư cổ tử cung đuợc Gay và cộng sự thiết lập từ những năm 1952 và được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu sinh học, nhưng chưa có chứng thực nào xác nhận dòng tế bào Hela này có nguồn gốc từ tổn thương nội biểu mô. Mãi đến khi dòng tế bào W12 (Sanley và cộng sự thiết lập vào năm 1989) và CIN 612 (Badell và cọâng sự thiết lập vào năm 1991) cả hai đều có nguồn gốc từ tổn thương biểu mô tử cung độ thấp.
Những hạn chế gặp trong nuôi cấy tế bào biểu mô bình thường cũng xãy ra ở quá trình nuôi cấy tế bào ung thư cổ tử cung sừng hóa, thêm vào đó là sự phức tạp của các mẫu sinh thiết có nguồn gốc khác nhau. Những thí nghiệm sau đó của Stanley và Parkison cũng chứng minh rằng tế bào cổ tử cung sừng hóa có thể nuôi cấy liên tục. Ham và cộng sự thử nghiệm các phương pháp nuôi cấy để xác định môi trường dinh dưỡng và phát triển của các tế bào sừng hóa. Kết quả là tế bào cổ tử cung sừng hóa có thể phát triển ở môi trường MCDB 153 (Boyce và Ham) và tế bào sừng hóa phát triển thành lớp đơn mà không trãi qua quá trình biệt hóa in vitro.
Trở ngại lớn thường gặp trong nuôi cấy tế bào ung thư cổ tử cung là sự nhiễm khuẩn, nhiễm mycoplasma và nhiễm nguyên bào sợi. Vì vậy môi trường phát triển
Tạ Ngọc Tuyết Minh
45
tế bào ung thư cổ tử cung ngay từ đầu phải có thuốc kháng sinh. Ngoài ra người ta có thể kiểm tra một cách có hiệu quả sự lây nhiễm nguyên bào sợi bằng cách thực hiện các thao tác thành thục để loại bỏ các dạng tế bào khác trong quá trình nuôi cấy. Nói chung, tỷ lệ thành công khi nuôi cấy dòng tế bào ung thư cổ tử cung thường thấp, tỷ lệ thành công là 1/10 mẫu sinh thiết.