Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Xác định được khoảng tỉnh điển hình và chẩn đoán được máu tụ ngoài màng cứng điển hình.
2. Đề xuất phương pháp cận lâm sàng.
3. Đánh giá được khôi máu tụ ngoài màng cứng trên phim chụp cắt lớp vi tính và đề xuất phương pháp điều trị.
4. Nhận thức được những nguy hiểm của chấn thương sọ não kín.
Hướng dẫn thực hành các kĩ năng:
1. Kĩ năng xác định khoảng tỉnh đề xuất chuyển viện và chẩn đoán máu tụ ngoài màng cứng
Ca bệnh:
Chặng 1:
Một bệnh nhân nam, 40 tuổi, đi xe máy bị đâm vào xe máy khác đi ngược chiều. Sau tai nạn bệnh nhân trong tình trạng hôn mê, sau đó tỉnh táo tự đi về nhà được. Sau chấn thương 5 giờ bệnh nhân xuất hiện đau đầu nhiều, nôn nhiều và tự giác xấu dần. Được đưa vào trung tâm y tế huyện khám và điều trị Tình trạng lúc vào viện: - Glasgow 8 điểm. - Mạch 50CK/phút. Chân tay lạnh. - Huyết áp 150/90 mmHg. - Liệt nửa người phải. Đồng tử phải 2mm. Đồng tử trái 4 mm. Bác sĩ trực chẩn đoán máu tụ nội sọ.
1. Theo anh (chị): với dấu hiệu nào có tính chất quyết định để b ác sĩ trực chẩn đoán là máu tụ nội sọ.
2. Trong điều kiện ở tuyến huyện không có chụp cắt lớp vi tính anh chịđề xuất phương pháp cận lâm sàng nào giúp chẩn đoán.
3. Với tình trạng bệnh nhân như trên, ở một nơi không xa bệnh viện tỉnh hoặc bệnh viện khu vực, có điều kiện chụp cắt lớp vi tính. Bệnh nhân trên có chuyển về tuyến trên được không?
Chặng 2:
Bệnh nhân được chuyển lên bệnh viện tuyến trên và được chụp cắt lớp vi tính. Khám:
- Glasgow 7 điểm.
- Rối loạn thần kinh thực vật. - Chụp cắt lớp vi tính:
Khối tăng tỉ trọng, sát xương sọ vùng thái dương đỉnh hình thấu kính hai mặt lồi, V khối máu tụ: 30cm3.
Đường giữa bịđẩy lệch sang phải khám. Não thất trái xẹp, não thất bên phải giãn. Đường vỡ xương ở vùng thái dương trái.
1. Với kết quả chụp X quang trên và triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân khi thăm khám anh (chị) hãy chẩn đoán xác định?
2. Theo anh (chị) hình ảnh nào trên phim chụp cắt lớp vi tính giúp anh chị chẩn đoán khả năng trên? A. ... B. ... 3. Anh (chị) ra quyết định điều trị. A. Hồi sức nội khoa. B. Mổ lấy máu tụ ngay.
C Tiếp tục theo dõi nếu tự giác giảm hơn thì mổ.
TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Công cụ
1.1. Ca bệnh 1.2 Câu hỏi
Hãy đánh dấu (x) vào cột Đ (đúng) hoặc cột S (sai) vào các câu sau đây
Câu hỏi Đ S
1.Chấn thương sọ não chủ yếu do tai nạn lao động 2. Chấn thương sọ não không thể dự phòng được 3.Tất cả các trường hợp máu tụ gội sọ đề có chỉđịnh mổ
4. Khoảng tỉnh càng dài tiên lượng càng tốt 5. Chụp cắt lớp vi tính là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán máu tụ gội sọ
6. Máu tụ ngoài màng cứng là loại máu tụ ít gặp nhất 7. Tất cả các trường hợp máu tụ gội sọ đều có dấu hiệu định khu
8. Liệt nửa người cùng bên với bên có khối máu tụ
9. Dấu hiệu mạch chậm dần, huyết áp tăng dần, sốt cao là những dấu hiệu định khu.
10. Khi sơ cứu vết thương sọ não cần rửa sạch vết thương và băng ép chặt vết thương
1.3. Tình huống lâm sàng
Sau khi xử trí khâu vết thương rách da đầu. Bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.
Sau khi kê đơn thuốc cho bệnh nhân về nhà điều trị. Cần căn dặn bệnh nhân và người nhà những vấn đề gỉ?
2. Hướng dẫn sinh viên tự lượng giá
Để tự lượng giá kĩ năng hỏi bệnh, thăm khám bỏng cần đọc tài liệu:
- Chấn thương sọ não. Bài giảng Ngoại chấn thương, Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
- Đọc bài giảng thực hành chấn thương sọ não kín: Bảng kiểm dạy học và bảng kiểm lượng giá.
- Để tự lượng giá phần câu hỏi trắc nghiệm. Sinh viên cần đọc phần Tổn thương giải phẫu bệnh, lâm sàng trong bài giảng. Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
Tự lượng giá phần tình huống xem đáp án phần cuối môn học.
HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU, VẬN DỤNG THỰC TẾ
1. Phương pháp học thực hành
- Đọc trước bài giảng Chấn thương sọ não, bài giảng của Bộ môn Ngoại. - Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
- Tiếp cận với bệnh nhân chấn thương sọ não. - Xác định bệnh nhân tỉnh hay mê?
- Có khoảng tỉnh không?
2. Tài liệu tham khảo
- Chấn thương sọ não. Tài liệu học tập của bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên.
- Chấn thương sọ não kín. Bệnh học ngoại khoa tập II. Nhà xuất bản Y học. - Máu tụ trong sọ. Luận văn Tiến sĩ y khoa 1998. Võ Tấn Sơn.
- Bệnh học ngoại thần kinh tập I, năm 1997.
- Tài liệu Hội thảo chấn thương sọ não. Hội nghị Việt - Úc về Ngoại thần kinh, tháng 3 năm 1999 tại Bệnh viện Chợ Rẫy
- Bệnh học ngoại khoa tập II. Đại học Y Hà Nội.
- Bài giảng Bệnh học ngoại khoa sau đại học tập I, Học viện Quân y.
3. Vận dụng thực tế
Nhận thức được chấn thương sọ não là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp. Tỉ lệ tử vong rất cao. Tai nạn giao thông là nhóm nguyên nhân chính. Để lại nhiều di chứng cho gia đình và xã hội.
Khi gặp một trường bị chấn thương vào đầu. Mặc dù bệnh nhân tỉnh táo cần được theo dõi sát về tri giác. Nhiều trường hợp máu tụ nội sọ bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn.
Khi có đường vở xương đặc biệt ở vùng Thái dương- Đỉnh cần đặc biệt theo dõi sự thay đổi của tri giác. Phát hiện máu tụ ngoài màng cứng kịp thời.
Tất cả các trường hợp bị chấn thương vào đầu cần theo dõi tri giác. Trường hợp bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn hoặc những bệnh nhân điều trị ngoại trú cần căn dặn bệnh nhân nếu thấy đau đầu nhiều, nôn, mắt nhìn mờ. Trầm cảm phải đến khám lại ngay.
GẪY XƯƠNG HỞ